Hôm nay,  

Mùa thu đến tự bao giờ?

01/10/202211:26:00(Xem: 2098)

Tản mạn

autumn leave

Có bạn nói mùa thu đã đến từ hơn tháng trước, có bạn bảo mùa thu mới bắt đầu vài mấy hôm nay. Ai sai, ai đúng? Mùa thu bắt đầu tự ngày nào trong năm?

 

Thưa theo Âm lịch (ÂL) thì mùa thu bắt đầu vào ngày Lập Thu. Nhưng ngày Lập Thu là ngày nào, mùng mấy tháng mấy?

 

Thưa ÂL chia một năm ra làm 24 giai đoạn, hay 24 tiết (solar terms). Mỗi tiết kéo dài khoảng hơn 15 ngày. Tiết thứ 13 trong năm được gọi là tiết Lập Thu. Ngày thứ nhất của tiết thứ 13 ấy chính là ngày bắt đầu của mùa thu, gọi là ngày Lập Thu. Nhưng ngày đó là ngày mùng mấy trong Âm lịch ?  Và làm thế nào để biết nó rớt vào ngày nào?

 

Thưa đã đến lúc phải mở một dấu ngoặc ở đây. Âm lịch vừa dựa vào chuyển động của mặt trăng quanh trái đất vừa dựa vào vị trí của trái đất quanh mặt trời. Vì thế tiếng Anh gọi ÂL hay lịch Ta là luni-solar calendar, vừa nhật vừa nguyệt. Phải dựa vào mặt trời thì ÂL mới có thể phản ánh đúng khí hậu, mùa màng trên trái đất.

 

Để định ngày và tháng thì ÂL dựa vào mặt trăng. Ngày mà mặt trăng xoay đến vị trí giữa trái đất và mặt trời thì gọi là ngày mùng 1, hay ngày sóc (new moon), là ngày bắt đầu của một tháng. Mười bốn ngày sau, khi mặt trăng xoay đến phía bên kia của trái đất, thì là ngày rằm, ngày 15, hay ngày vọng (full moon). Chu kỳ của măt trăng quanh trái đất là 29 ngày rưỡi. Vì thế một tháng ÂL có khi có 29, có khi có 30 ngày.

 

Còn việc định năm thì ÂL, giống như DL, phải dựa vào mặt trời. Vị trí trên quỹ đạo quanh mặt trời xác định trục quay trái đất lúc ấy đang ngả về phương hướng nào, hướng về hay nghiêng xa khỏi mặt trời. Chính cái phương hướng khác nhau ấy làm cho khí hậu thay đổi theo mùa màng. Năm cũ chấm dứt và năm mới bắt đầu khi trái đất trở về vị trí cũ trên quỹ đạo của nó. Chu kỳ ấy là mỗi 365 ngày (+1/4). Điều này ai cũng biết. Nhưng một năm của Âm lịch bắt đầu vào ngày nào? Có phải là mùng một tháng giêng hay mùng một Tết Nguyên Đán không? Thưa, đứng trên cương vị khí tiết mùa màng, ngày đầu năm ÂL không phải là ngày mùng 1 tháng giêng. Mà bắt đầu vào ngày đầu tiên của tiết Lập Xuân. Đó là ngày mà khi nhìn từ trái đất thì mặt trời nằm ở vị trí 315 độ trên đường hoàng đạo. Ngày đó trùng hợp với ngày 3 hoặc 4 tháng 2 của Dương lịch, năm này sang năm khác đều như thế, và không can hệ gì đến chuyện lúc đó mặt trăng tròn hay khuyết.

 

Như đã nói ở trên, tiết Lập Thu là tiết thứ 13 trong năm. Sau 12 tiết, hay 12 x 15.3 = 183 ngày, thì ngày thứ 184 sẽ là ngày bắt đầu của tiết Lập Thu. Tính từ ngày 3 tháng 2 cộng thêm 184 ngày thì mùa thu bắt đầu vào ngày 7 hay 8 tháng 8 Dương lịch, và kéo dài khoảng 91 ngày. Đến ngày 6 tháng 11 thì mùa thu chấm dứt, nhường bước cho mùa đông. Ngày chính giữa của mùa thu ÂL gọi là ngày Thu Phân, thường rơi vào ngày 22 hay 23 tháng 9. Ngày ấy đêm và ngày dài bằng nhau. Lịch Tây gọi đó là ngày Autumnal Equinox, và quy định đó là ngày bắt đầu của mùa thu, sau lịch Ta 45 ngày.

Tóm lại, theo lịch Ta thì mùa thu bắt đầu ngày 7 hay 8 tháng 8. Theo lịch Tây thì ngày 22 hay 23 tháng 9. Ai đúng ai sai? Thưa chẳng ai đúng chẳng ai sai. Chỉ là vấn đề quy ước tên gọi. Nhưng có lẽ gọi mùa màng theo lịch Tây hợp lý hơn vì đầu tháng 8 ở Bắc Bán Cầu khí hậu còn nóng bức. Phải đến cuối tháng 9 thì khí trời mới mát mẻ, cây lá mới bắt đầu đổi mầu, trời mới sửa soạn khoác lên người tấm áo vào thu.

 

Thế ngộ nhỡ không có lịch, như các bác nông dân ngày xưa lo việc cấy trồng thì làm sao mà biết thu về hay chưa?

 

Thưa có thể nhìn trời sao mà biết: Khi ngôi sao ở cái đuôi của chòm sao Mục Phu (Bootes) hình con diều nằm ở chính hướng tây trên đường chân trời thì đã đến ngày Thu phân rồi vậy.

Ngày bắt đầu của 4 mùa theo Âm lịch và Dương lịch thì như sau (năm này sang năm khác không thay đổi, chỉ xê dịch một đôi ngày tùy theo chu trình của trái đất): Theo Âm lịch thì là các ngày Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu và Lập Đông, tức là các ngày 03/2, 05/5, 07/8, và 07/11 DL. Lịch Tây thì cho là 4 mùa bắt đầu vào các ngày Xuân Phân (Spring Equinox), Hạ Chí (Summer Solstice), Thu Phân (Autumnal Equinox), và Đông Chí (Winter Solstice), tức là các ngày 21/3, 21/6, 22/9 và 22/12. Ngày bắt đầu của mỗi mùa theo DL lại là ngày chính giữa của mùa ấy theo ÂL.

 

Tô Thẩm Huy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi thắp lên một nén hương thơm và bình hoa tươi vừa mới hái sẽ chứng minh cho tâm tình tôi với Thái. Tôi thì thầm khấn những lời chân thật nhất, mong Thái sẽ vui lòng...
(Theo giáo lý Duyên Khởi của nhà Phật mọi chuyện trên thế gia này đều có thể xảy ra khi hội đủ nhân duyên, yếu tố.)
Ngồi đây mượn chén rượu đầy / Mượn thân tứ đại về say đêm này / Mượn thêm bụi trúc gió lay / Mượn hàng liễu rủ chiều nay bên cồn...
Thời đó với chúng tôi, lũ trẻ con vùng ven đô, những cơn mưa mùa hè đồng nghĩa với những niềm vui, đơn sơ mà hạnh phúc. Cứ hễ trời gầm gừ, cả lũ lại réo nhau, chuẩn bị nhào ra ngoài khi những hạt mưa đầu tiên vừa chạm mặt đất. Quang luôn là người đầu tiên đến kéo tôi đi tắm mưa, có hôm tôi ngủ quên trên gác, Quang phải chạy lên đánh thức tôi dậy kẻo tôi lỡ cuộc vui!
Tôi nhớ là những rung chuyển của đoàn xe điện ngầm mới làm cho cái cổ áo sơ mi hồ bột của tôi cọ xát nhẹ vào cổ. Cái cổ áo thì cứng đơ, y hệt tôi vậy. Bị kẹt cứng trong bộ quần áo mới nguyên, tôi cảm thấy thật khổ sở, tuyệt vọng vì đổ mồ hôi nhiều như thế...
Năm đó, khi đất nước bước vào giai đoạn đói khổ ghê gớm chưa từng thấy, một thời kỳ khốn nạn nhất trong mọi thời kỳ vì những người cộng sản lên nắm chính quyền; họ chỉ được dạy căm thù và giết chóc, chẳng có một chút kiến thức nào về kinh tế để lèo lái đất nước, rủi thay họ lại là phe chiến thắng trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn...
Sao anh lại đến quê hương tôi / Từ nửa vòng trái đất xa xôi? / Biết đâu cuộc chiến tàn khốc quá / Lý tưởng hay là mộng mơ thôi...
Nếu thầy Hạo Nhiên Nghiêm Toản được ví như một người mẹ trìu mến, thân ái của chúng tôi, thì thầy Lê Hữu Mục là một người cha, khoan hòa, nhưng kỷ luật nghiêm minh, ông đúng là một “nghiêm đường” của lớp học chúng tôi...
Những ngày nghỉ cuối năm nằm nhà buồn tênh, cái buồn như thấm vào từng tế bào, đi ra đi vào căn nhà lạnh lẽo vắng tanh. Đã mười mấy năm nay, cha con quấn quýt thủ thỉ với nhau, giờ con gái đủ lớn và bắt đầu đi làm thêm sau giờ học...
Hôm nay mặt trời đã không muốn sáng / Bởi tiếng chim ca im bặt trên cây / Đôi mắt em thơ bỗng nhiên khép lại / Không được hân hoan mừng đón một ngày...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.