Hôm nay,  

Đi tìm ẩn số trong một bài ca dao

08/08/202210:05:00(Xem: 3385)

Tạp bút

quang nam
Sông núi Quảng Nam.

 

“Ngó lên Hòn Kẽm đá dừng

Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi

Thương cha nhớ mẹ thì về

Nhược bằng thương kiểng nhớ quê thì đừng”.

(Ca Dao Quảng Nam)

 

Rõ ràng ẩn số không hiện diện trong ba câu mở đầu, bởi sự nhắn nhủ đã rõ ràng minh bạch quá rồi. Nhìn lên đỉnh Hòn Kẽm với những vách đá dựng đứng nhấp nhô chạnh nỗi lòng thương cha nhớ mẹ quá chừng là một lẽ tự nhiên rất người. Ai xa quê mà không nhớ, chẳng những nhớ người thân mà còn nhớ đến từng gốc cây ngọn cỏ quê nhà. Người xưa chẳng đã từng “Vân hoành Tần lĩnh gia hà tại”( Mây bay ngang núi Tần Lĩnh không biết nhà ta nơi nào – Hàn Dũ) được Nguyễn Du vận vào truyện Kiều “Hồn quê theo ngon mây Tần xa xa”đó sao! Dẫu là thi nhân hay một bác thường dân mộc mạc lúc lưu lạc quê người đối diện thiên nhiên hùng vĩ hoặc hoang sơ liêu tịch đều “nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương” cả.Vì thế trong câu thơ thứ ba tác giả bài ca hồn nhiên khẳng định một cách chân chất rất Quảng “thương cha nhớ mẹ thì về”. Điều ấy không có gì để mà bàn song đến câu bốn thì xuất hiện ẩn số mà nếu không giải mã thì khó có thể tiếp nhận vào kho tàng ca dao đất Quảng. Sao lại có thể nói “nhược bằng thương kiểng nhớ quê thì đừng”. Đặt trong mối quan hệ ngữ nghĩa các điệp từ thương, nhớ làm nhiệm vụ liên kết câu bằng phép lặp từ vựng ta không thể nghĩ tránh trớ nào khác về ngữ “thì đừng”. Đừng là đừng về quê kiểng dù có nhớ thương bao nhiêu chăng nữa chứ còn sao nữa? Lâu nay trong một số bài viết về văn học dân gian đất Quảng khi có dịp nhắc đến bài ca dao này nhiều người lờ đi hai câu cuối vì thấy sự nghịch nghịch trai trái đó.Tôi trân trọng cách nói của ông Mai Thúc Lân khi khơi mở cảm nhận về hai câu cuối này: “Câu ca dao này nhắn nhủ những người xa quê một điều gì đó rất thâm thuý tế nhị mà mình không hiểu hết cái thâm thuý tế nhị đó. Vì sao thương cha nhớ mẹ thì về còn nhớ cảnh nhớ quê thì đừng. Vì đi lại tốn kém hay nguy hiểm chăng, hay vì một lẽ gì đó chỉ có người trong cuộc mới hiểu được”. Từ sự khơi gợi ấy tôi xin đưa ra một cách tiếp cận 2 câu cuối bài ca dao này theo kênh cảm nhận mang tính chủ quan của riêng mình mong được các nhà nghiên cứu văn học và tất cả bạn viết trao đổi thêm.

 

Tôi nghĩ đối tượng nhớ quê, chủ thể trữ tình trong bài ca dao này chỉ có thể là người con gái miền xuôi hay miền biển gì đó bị cha mẹ gả chồng trên miền ngược. Cơ sở nào tôi dám xác định như thế? Nếu chỉ dừng lại ở 3 câu đầu thì không sao định vị đối tượng nhớ quê một cách chính xác. Ai mà không hoài nhớ quê hương cớ gì chỉ là một cô gái, khẳng định đối tượng thế này là khiên cưỡng. Chính vì sự thâm thuý tế nhị đó mà ta mới tìm ra ẩn số bài ca dao nằm trong cặp từ “kiểng, quê”. Tác giả đã hồn nhiên sử dụng thủ pháp mà lý luận mỹ học hiện đại gọi là phép “lạ hoá” theo đó hiện tượng được miêu tả hiện ra không phải như ta quen nhìn nhận nó. “Quê / kiểng” phải được tiếp nhận theo một hàm nghĩa khác. Đó là những mối tình giữa trai và gái diễn ra trong bối cảnh cây đa, bến nước, sân đình của quê kiểng năm xưa ngày cô gái ấy còn son rỗi, còn hẹn hò dấm dúi với tình lang. Bây giờ “em đã có chồng / như chim vào lồng như cá cắn câu” dù có thương nhớ người xưa bao nhiêu chăng nữa thì cũng đừng về. Đặt bài ca dao trong bối cảnh xã hội phong kiến mới thấy lời nhắn nhủ ấy mang tính nhân văn sâu sắc. Người đàn ông sa chân thì còn gượng dậy được, bởi họ có cái trật tự ngàn đời của xã hội phong kiến Nho giáo xúm vào đỡ chứ còn đàn bà nhất là đàn bà đã có chồng (dù là có chồng trong mối hôn nhân ép buộc) thì cái xã hội ấy sẽ nhân danh tiết hạnh vùi dập một cách không thương tiếc. Nhưng nói trắng ra thế nào được, tác giả bài ca dao đành nói tránh ra vậy. Sự thâm thuý tế nhị chính là ở đó. Muốn khám phá chiều sâu ẩn tàng của ngữ nghĩa phải nắm bắt đúng bản chất vấn đề. Có thế mới tránh cho con chữ khỏi bị hàm oan.

 

Nguyễn Đức Mù Sương

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đây là chiến trường đẫm máu và nổi tiếng nhất trong cuộc Chiến Tranh Nội Chiến (Civil War), hay Chiến Tranh Nam-Bắc của người Hoa Kỳ. Chiến tranh diễn ra giữa người Miền Nam và người Miền Bắc, kéo dài trong suốt bốn năm từ 1861 tới 1865...
Huân cầm cái vỉ đập ruồi, chăm chú, im lặng, rình mấy con ruồi đang bay, đợi chúng đáp xuống một chỗ nào đó trên cái bàn ăn dành cho tù nhân được đúc bằng xi măng nham nhở...
Mùa hè, nói chuyện hoa phượng có vẻ... “xưa rồi Diễm”, bởi lứa tuổi học trò của quê mình, từ hồi nẵm đã thuộc nằm lòng những câu hát: “ Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn...” rồi “ Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng... Màu hoa phượng thắm như máu con tim...” trong bài hát “Nỗi buồn hoa phượng” của cố nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác từ những năm 1963 của thế kỷ trước.
Ba thi khúc của nữ thi sĩ Trần Hạ Vi...
Khi không có kẻ buột miệng thốt lên: “Trời, sao đẹp thế!” Chẳng biết gã ta có phải là tay ba phải? Mùa nào cũng đẹp cả. Đông hạ nghịch chiều, xuân thu trái hướng, không lẽ gã không biết hay là biết như không biết? Mùa nào cũng yêu em.
Thời tiết mấy tuần qua đã hết mưa, nắng rực hồng tươi sáng, vườn nhà tôi các loại hoa vươn lên chào mùa hạ, tạo nên khung tranh tươi mát và đáng yêu. Đặt biệt nhất là chậu Quỳnh hoa nở cả trăm nụ màu vàng nhạt thanh nhã đúng ngày rằm tháng tư...
Phát biểu của nhà thơ Trịnh Y Thư nhân dịp mừng thượng thọ, sinh nhật thứ 90 của Nhạc sĩ Lê Văn Khoa, hôm 10 tháng 6 năm 2023 tại Orange County.
Người đàn ông đứng nhìn vào khung cửa kính to rộng của gian hàng đồ chơi trẻ con. Tiệm đóng cửa từ lâu. Có lẽ đã gần nửa khuya. Đêm Chủ nhật, khu buôn bán chẳng còn ai lui tới, lâu lắm mới có người tạt ngang tiệm 7-Eleven mua vội vài món cần thiết rồi tất tả ra xe phóng đi. Bãi đậu xe vắng lặng, hơi sương lù mù khiến không gian như hẹp lại, xập xoạng dưới những vũng sáng yếu ớt trắng nhờ, nhợt nhạt phả xuống từ mấy cột đèn trong bãi đậu xe...
Tôi trở về làng khi xã tôi đã tổ chức làm ăn theo lề lối tập thể. Công việc chính cũng chỉ là ruộng với rẫy. Ngày còn đi học tôi đã từng phụ giúp việc đồng áng cho cha tôi, sau này lại được dồi mài khá chăm trong "trại cải tạo Ngụy quân Ngụy quyền" nên việc ruộng rẫy đối với tôi cũng không xa lạ. Dĩ nhiên, dù muốn dù không, tôi vẫn phải tham gia...
Thơ của hai thi sĩ Trần Yên Hòa & Thy An...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.