BEIJING (KL) – Giao kết mậu dịch mới có thể làm thiệt hại tới Hoa kỳ. Trung quốc ngày xưa là tên bung xung thích ý nhất của những nhà sản xuất tại Hoa kỳ.
Nhưng trong cái thế giới đang phát triển, Trung quốc đang trở thành một đối tác mậu dịch độc đáo cho những họa đồ của Ba Tây về chế tạo mày bay, cho những bao đậu nành của Argentina và cho những hải sản của Mã Lai để đẩy mạnh kinh tế của những quốc gia này và dẫn đến những liên minh chính trị mới trong thế giới đang đi tới toàn cầu hóa.
Xuất cảng của Ba Tây sang Trung quốc đã vọt lên 81 phần trăm trong 11 tháng đầu của năm ngoái, lên tới 4,23 tỷ Mỹ kim, theo như chính quyền Ba Tây công bố.
Những nơi còn lại tại Á châu như Úùc, Brunei, Hong Kong, Nam Dương, Nhật Bản, Nam Hàn, Macao, Mã Lai và Đài Loan đã xuất cảng trên 44 phần trăm suốt 10 tháng cho tới tháng mười được 219, 7 tỷ Mỹ kim.
Mã Lai đã gửi hàng sang Trung quốc chiếm 16,2 phần trăm trong nửa năm đầu, gấp 5 lần hàng xuất ngoại của năm 2000.
Tổng sản phẩm nội địa Trung quốc đã tăng 8, 5 phần trăm trong năm 2003, tổng sản phẩm này phát triển nhanh nhất trong 10 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.
Sức tiêu thụ đang lên của một nước đông dân nhất thế giới đã làm Trung quốc trở thành nguồn doanh thu mới cho nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển tại Nam Mỹ và tại Á châu.
Trong khi đó Hoa kỳ vẫn là thị trường lớn đơn độc của thế giới, thị truờng này đang nhập cảng 14,9 tỷ Mỹ kim hàng hóa của Ba Tây và 220 tỷ Mỹ kim hàng hóa của các quốc gia Á châu, không kể Trung quốc, theo như tính tới tháng Mười. Giới tiêu thụ Trung quốc đang thay thế Hoa kỳ để tiêu thụ các hàng hóa của Mỹ châu La tinh và các quốc gia tại Á châu.
“Trung quốc bùng lên để nhập cảng hàng từ các quốc gia đang phát triển, nhất là những loại hàng có thể chế hóa để bán lại, không những giúp cho Ba Tây và các quốc gia tại Phi châu phát triển mà còn hình thành lại các quan hệ mậu dịch quốc tế,” theo lời của ông Kenneth Rogoff, giaó sư kinh tế học của đại học Havard University, nguyên là nhà kinh tế đứng đầu của quỹ IMF về tiền tệ quốc tế.
Năm ngoái Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva của Ba Tây đã rủ Trung quốc gia nhập khối của những quốc gia đang phát triển để phá cuộc bàn cãi của tổ chức WTO và đòi hỏi Hoa kỳ và Tây Âu bãi bỏ việc bảo trợ giới nhà nông của họ.
Trong tháng mười, các nhà cầm đầu nằm trong cuộc hội thảo hợp tác kinh tế APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) đã bác bỏ lời kêu gọi của Tổng thống Bush để định lại giá trị của đồng Yuan, tiền của Trung quốc.
Các quốc gia sớm phát tiển cũng gửi thêm hàng hóa sang Trung quốc, một nước có nền kinh tế đứng hàng thứ sáu trên thế giới với tổng sản lượng năm 2003 được phỏng định vào khoảng 1, 334 ngàn tỷ Mỹ kim, theo như quỹ quốc tế IMF cho biết.
Theo Văn phòng Thống kê của Cộng đồng Âu châu, Trung quốc đã mua hàng hóa của Âu châu hơn 89 phần trăm trong năm 2002 theo như so với năm 1999.
Hàng Hoa kỳ xuất cảng sang Trung quốc đã vọt lên 22 phần trăm suốt trong tháng mười, trong khi các chuyến hàng từ Nhật Bản gửi sang leo lên tới 38%.
Đức quốc là một nền kinh tế lớn bậc nhất tại Tây Âu, các nhà xuất cảng của quốc gia này đã gửi hơn 29,6 phần trăm hàng họ sang Trung quốc trong 10 tháng đầu của năm 2003 so với năm trước đây.
Trong khi Trung quốc ra mặt chống chính quyền Bush về cuộc chiến tranh tại Iraq.
“Chúng tôi đã không nhìn thấy, hậu quả ngoại giao nào của Hoa kỳ với Trung quốc bị ảnh hưởng nặng nề cả, bởi vì quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia này rất hệ trọng,” theo lời của bà Barshefsky, đại diện thương mại của Hoa kỳ dưới thời tổng thống Clinton.
Ngay như cả việc Trung quốc toa dập với Ba Tây để làm chìm suồng vụ bàn thảo của tổ chức WTO hồi tháng chín, ông vua thương mại Robert Zoellick của Hoa kỳ hiện nay đã cám ơn bộ trưởng Lu Fuyuan về thương mại của Trung quốc về thái độ tích cực và tuyên bố “Trung quốc là một đối tác tốt của Hoa kỳ”.
Kích cỡ kinh tế của Trung quốc sẽ vượt Hoa kỳ vào năm 2039, theo như bản báo cáo năm ngoái của các nhà kinh tế như Goldman Sachs, Dominic Wilson và Roopa Purushothaman. Hiện nay tổng sản phẩm nội địa của Hoa kỳ là 11 ngàn tỷ Mỹ kim, gấp 10 lần tổng sản lượng của Trung quốc, một quốc gia có lợi thế rộng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây về mặt tài nguyên thiên cũng như nhân lực với dân 1, 3 tỷ người , có thể làm hàng cực rẻ với bất cứ giá nào.
Xưa kia Anh quốc theo chính sách trọng thương cũng đã phải e dè Trung quốc và chỉ dùng chiến tranh nha phiến để ép Trung quốc phải nhượng đất Hong Kong theo thỏa hiệp Nam Kinh ký kết năm 1842 và một thỏa hiệp phụ ký năm 1843. Sau đó căn cứ vào thỏa hiệp cưỡng ép này, Bồ Đào Nha chiếm Macau và Pháp leo vào Shanghai chiếm chia khu thành phố với Anh Mỹ cho tới năm 1937 khi Nhật Bản đánh chiếm Trung quốc.
Trung quốc là một trong những quốc gia đông dân nhất có sự kiểm soát chặt chẽ từ trung ương.
Xã hội Trung quốc không có hỗn loạn tôn giáo như Ấn Độ , nhờ vào nền văn hóa Khổng Mạnh có tính thống nhất trong cũng như ngoài nước; mặc dầu có bị chủ thuyết của Marxists và Leninists cầy sới cả nửa thế kỷ.
Trung quốc nổi lên như là một nam châm thu hút các vốn đầu tư nước ngoài và làm giảm đi triển vọng đầu tư của nước ngoài vào các quốc gia như Mexico, Nam Hàn, Singapore, Mã Lai, Thái Lan và Việt Nam, theo như giáo sư Douglas Irwin cho biết. Giáo sư Douglas Irwin là nhà giảng dạy về kinh tế và thương mại sử tại đại học Dartmouth College của Hanover, New Hampshire.
“Trung quốc có thể gây khó khăn cho một số quốc gia lấy lợi thế sản xuất nhờ thuần vào sức lao động, nếu như những quốc gia này đòi cạnh tranh với Trung quốc trên các thị truờng của thế giới,” theo lời nói của giáo sư Irwin, một sử gia về thương mại và chủ thuyết thuộc địa chuyển hướng. Giáo sư này đã đưa ra một ví dụ về hàng may dệt: những quốc gia tại Mỹ châu La Tinh và Phi châu không có thể nào cạnh tranh nổi với Trung quốc, khi thị trường hàng may mặc đã bị Trung quốc khống chế.
Ngoài ra Trung quốc cũng đang cần các nông phẩm như thực phẩm, các nguyên liệu làm hàng để bán lại, máy móc để tăng năng xuất và computers áp dụng trong việc quản trị có ảnh hưởng mạnh nhất tới các quốc gia đang phát triển như Ba Tây. Quốc gia Nam Mỹ này là quốc gia xuất cảng lớn nhất trên thế giới về quặng sắt, cà-phê, nước trái cam và đậu nành. Tổng kết năm ngoái, hàng xuất cảng của Ba Tây sang Hoa kỳ đã tăng lên 8,8 phần trăm, đạt 16,9 tỷ Mỹ kim, còn sang Trung quốc đã vọt tăng 80 phần trăm, đạt có 4,5 tỷ Mỹ kim.
Nhà tổng giám đốc của công ty Embraer chuyên đóng máy bay đã tuyên bố tại Sao Paulo: “Việc phát triển của Trung quốc đang làm người ta ngạc nhiên.”
Được biết công ty hàng không Embraer đã bỏ ra 26 triệu Mỹ kim đầu tư vào một xưởng tại Trung quốc để đóng loại máy bay phản lực ERJ có 30 ghế cho tới 50 ghế hành khách. Công ty hàng không này đang mon men vào thị trường với hy vọng để cho tiêu thụ 650 chiếc máy bay cỡ nhỏ và cỡ trung trong vòng 20, theo như ông Botelho cho biết. Ông này đã từ chối để cho biết các đơn đặt mua máy bay , cũng như doanh thu dự đoán của công ty này tại Trung quốc.
Các công ty của Ba Tây như Vale do Rio Doce tại Rio de Janeiro là công ty sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới đang khai thác hầm mỏ tại Amazon, mở thêm nhà máy chế thép và các cơ xuởng,lại còn trồng trọt thêm để cung ứng cho nhu cầu của 1, 3 tỷ dân Trung hoa .
“Trung quốc cần có các xa lộ, nước nôi và các nhà máy lọc nước, nhiều nhà mới, nói ra Trung quốc cần đủ mọi thứ,” theo lời của ông Fabio Barbosa, giám đốc tài chánh của công ty Vale deRio Doce. Chính quyền Ba tây đang mong đáp ứng nhu cầu khác của Trung quốc như dầu mỏ và đậu nành và có thể cho xuất cảng hàng lên tới 8,8 tỷ Mỹ kim nội năm nay.
Argentina cũng được hưởng lợi lây, đã cho xuất cảng hàng sang Trung quốc gấp đôi năm ngoái, đạt được 1, 3 tỷ Mỹ kim.
Tại Chili, công ty quốc doanh Codelco là công ty sản xuất kim loại đồng lớn nhất thế giới, tiền lời của công ty này đã nhẩy lên 71 phần trăm với số tiền lời 70,4 triệu Mỹ kim trong chin tháng đầu của năm 2003. Trong tuần qua công ty Codelco cho biết, công đang bán cho Trung quốc 200 ngàn tấn kim loại đồng trong năm nay sau khi giá đồng đã vọt lên cao hồi tháng bẩy 1997 nhờ Trung quốc tiêu thụ kim loại đồng nhiều hơn.
Chỉ có mậu dịch tư do hay trao đổi hàng hóa tự do, cuộc sống của dân chúng trong nước mới lên cao.
Có lẽ tiền đề dân chủ tự do mới mang lại dân giầu, nước mạnh cho một quốc gia.
Trên hành tinh này, từ xưa tơi nay đất đai đều phân phối cho con người, nhưng riêng của cải và tài nguyên lại dồn trong tay một số người không có sự trao đổi với nhau.
Theo chủ trương trọng thương của Anh quốc, các tài nguyên trên các thuộc địa đều do Anh quốc độc quyền, các thuộc địa không có quyền trao đổi với các quốc gia khác. Chính vì không có sự trao đổi để phân phối, kinh tế không phát triển ,Anh quốc không hưởng lợi nhiều. Nhà triết học kiêm kinh tế gia Adam Smith của Anh quốc, sau 18 tháng công du Pháp và Bỉ ông đã chịu ảnh hưởng của phái trọng nông do bác sĩ Francois Quenay cầm đầu và làm ra luận án “The inquiry into Nature and Causes of the Wealth of Nations” (Thẩm tra Thiên nhiên và các nguyên nhân giầu có của các quốc gia).
Phái trọng nông của Pháp nhận thấy các nông dân không có quyền trao đổi dưới thơì vua Louis XV, các nông dân này không có thể nào khá được. Phái trọng nông đã đưa ra việc ủng hộ Mậu dịch tự do hay trao đổi tự do và đường lối “Laisser-Faire”
Sau kinh tế gia Adam Smith có các kinh tế gia Robert Malthus, David Ricardo và John Stuart Mills phát sinh ra các nguyên tắc kinh tế chính trị.
Trải qua hai cuộc thế chiến tranh chấp tài nguyên và thuộc địa của các cuờng quốc của Tây phương cho thấy đất đai hay lãnh thổ chiếm đóng không còn là vấn đề, cái quan trọng là vấn đề kinh tế có liên quan tới mậu dịch và tự do. Anh quốc đã trao trả độc lập cho những thuộc địa xưa kia và thành lập Khối Thịnh Vượng Chung Anh quốc không ngoài mục đích để làm cho các nền kinh tế trên thế giới được phát triển.
Từ tư tuởng hay quan niệm của Adam Smith và các nhà kinh tế sau này, mậu dịch tự do ra đời theo từng khu vực trên thế giới để hình thành tổ chức WTO về mậu dịch thế giới với những tiêu chuan và các luật lệ quốc tế.
Đảng Cộng sản Trung quốc cầm quyền hiểu rõ vần đề mậu dịch tự do và tổ chức WTO nên đã tranh thủ để gia nhập được.
Cái lợi thế của Trung quốc là dân đông, lao động rẻ, đất đai trải rộng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây có nhiều tài nguyên thiên nhiên vẫn chưa được khai thác. Chính nhờ vào lợi thế của đất nước và tư thế trên chính trường thế giới, Trung quốc có thể gây bạn bè mới để theo câu nói “Tường thành cao không bằng cư sử tử tế với các lân bang”- Cư sử tử tế có nghĩa là hành động hòa nhã và công bằng.
Hành động gây bạn bè mới của Trung quốc cũng không ngoài mục đích để cho Hoa kỳ tôn Trung quốc thành một trung tâm hợp tác của khu vực Á châu dẫn đầu các quốc gia có nền kinh tế đang trong thời kỳ phát triển.
Nhưng trong cái thế giới đang phát triển, Trung quốc đang trở thành một đối tác mậu dịch độc đáo cho những họa đồ của Ba Tây về chế tạo mày bay, cho những bao đậu nành của Argentina và cho những hải sản của Mã Lai để đẩy mạnh kinh tế của những quốc gia này và dẫn đến những liên minh chính trị mới trong thế giới đang đi tới toàn cầu hóa.
Xuất cảng của Ba Tây sang Trung quốc đã vọt lên 81 phần trăm trong 11 tháng đầu của năm ngoái, lên tới 4,23 tỷ Mỹ kim, theo như chính quyền Ba Tây công bố.
Những nơi còn lại tại Á châu như Úùc, Brunei, Hong Kong, Nam Dương, Nhật Bản, Nam Hàn, Macao, Mã Lai và Đài Loan đã xuất cảng trên 44 phần trăm suốt 10 tháng cho tới tháng mười được 219, 7 tỷ Mỹ kim.
Mã Lai đã gửi hàng sang Trung quốc chiếm 16,2 phần trăm trong nửa năm đầu, gấp 5 lần hàng xuất ngoại của năm 2000.
Tổng sản phẩm nội địa Trung quốc đã tăng 8, 5 phần trăm trong năm 2003, tổng sản phẩm này phát triển nhanh nhất trong 10 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.
Sức tiêu thụ đang lên của một nước đông dân nhất thế giới đã làm Trung quốc trở thành nguồn doanh thu mới cho nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển tại Nam Mỹ và tại Á châu.
Trong khi đó Hoa kỳ vẫn là thị trường lớn đơn độc của thế giới, thị truờng này đang nhập cảng 14,9 tỷ Mỹ kim hàng hóa của Ba Tây và 220 tỷ Mỹ kim hàng hóa của các quốc gia Á châu, không kể Trung quốc, theo như tính tới tháng Mười. Giới tiêu thụ Trung quốc đang thay thế Hoa kỳ để tiêu thụ các hàng hóa của Mỹ châu La tinh và các quốc gia tại Á châu.
“Trung quốc bùng lên để nhập cảng hàng từ các quốc gia đang phát triển, nhất là những loại hàng có thể chế hóa để bán lại, không những giúp cho Ba Tây và các quốc gia tại Phi châu phát triển mà còn hình thành lại các quan hệ mậu dịch quốc tế,” theo lời của ông Kenneth Rogoff, giaó sư kinh tế học của đại học Havard University, nguyên là nhà kinh tế đứng đầu của quỹ IMF về tiền tệ quốc tế.
Năm ngoái Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva của Ba Tây đã rủ Trung quốc gia nhập khối của những quốc gia đang phát triển để phá cuộc bàn cãi của tổ chức WTO và đòi hỏi Hoa kỳ và Tây Âu bãi bỏ việc bảo trợ giới nhà nông của họ.
Trong tháng mười, các nhà cầm đầu nằm trong cuộc hội thảo hợp tác kinh tế APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) đã bác bỏ lời kêu gọi của Tổng thống Bush để định lại giá trị của đồng Yuan, tiền của Trung quốc.
Các quốc gia sớm phát tiển cũng gửi thêm hàng hóa sang Trung quốc, một nước có nền kinh tế đứng hàng thứ sáu trên thế giới với tổng sản lượng năm 2003 được phỏng định vào khoảng 1, 334 ngàn tỷ Mỹ kim, theo như quỹ quốc tế IMF cho biết.
Theo Văn phòng Thống kê của Cộng đồng Âu châu, Trung quốc đã mua hàng hóa của Âu châu hơn 89 phần trăm trong năm 2002 theo như so với năm 1999.
Hàng Hoa kỳ xuất cảng sang Trung quốc đã vọt lên 22 phần trăm suốt trong tháng mười, trong khi các chuyến hàng từ Nhật Bản gửi sang leo lên tới 38%.
Đức quốc là một nền kinh tế lớn bậc nhất tại Tây Âu, các nhà xuất cảng của quốc gia này đã gửi hơn 29,6 phần trăm hàng họ sang Trung quốc trong 10 tháng đầu của năm 2003 so với năm trước đây.
Trong khi Trung quốc ra mặt chống chính quyền Bush về cuộc chiến tranh tại Iraq.
“Chúng tôi đã không nhìn thấy, hậu quả ngoại giao nào của Hoa kỳ với Trung quốc bị ảnh hưởng nặng nề cả, bởi vì quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia này rất hệ trọng,” theo lời của bà Barshefsky, đại diện thương mại của Hoa kỳ dưới thời tổng thống Clinton.
Ngay như cả việc Trung quốc toa dập với Ba Tây để làm chìm suồng vụ bàn thảo của tổ chức WTO hồi tháng chín, ông vua thương mại Robert Zoellick của Hoa kỳ hiện nay đã cám ơn bộ trưởng Lu Fuyuan về thương mại của Trung quốc về thái độ tích cực và tuyên bố “Trung quốc là một đối tác tốt của Hoa kỳ”.
Kích cỡ kinh tế của Trung quốc sẽ vượt Hoa kỳ vào năm 2039, theo như bản báo cáo năm ngoái của các nhà kinh tế như Goldman Sachs, Dominic Wilson và Roopa Purushothaman. Hiện nay tổng sản phẩm nội địa của Hoa kỳ là 11 ngàn tỷ Mỹ kim, gấp 10 lần tổng sản lượng của Trung quốc, một quốc gia có lợi thế rộng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây về mặt tài nguyên thiên cũng như nhân lực với dân 1, 3 tỷ người , có thể làm hàng cực rẻ với bất cứ giá nào.
Xưa kia Anh quốc theo chính sách trọng thương cũng đã phải e dè Trung quốc và chỉ dùng chiến tranh nha phiến để ép Trung quốc phải nhượng đất Hong Kong theo thỏa hiệp Nam Kinh ký kết năm 1842 và một thỏa hiệp phụ ký năm 1843. Sau đó căn cứ vào thỏa hiệp cưỡng ép này, Bồ Đào Nha chiếm Macau và Pháp leo vào Shanghai chiếm chia khu thành phố với Anh Mỹ cho tới năm 1937 khi Nhật Bản đánh chiếm Trung quốc.
Trung quốc là một trong những quốc gia đông dân nhất có sự kiểm soát chặt chẽ từ trung ương.
Xã hội Trung quốc không có hỗn loạn tôn giáo như Ấn Độ , nhờ vào nền văn hóa Khổng Mạnh có tính thống nhất trong cũng như ngoài nước; mặc dầu có bị chủ thuyết của Marxists và Leninists cầy sới cả nửa thế kỷ.
Trung quốc nổi lên như là một nam châm thu hút các vốn đầu tư nước ngoài và làm giảm đi triển vọng đầu tư của nước ngoài vào các quốc gia như Mexico, Nam Hàn, Singapore, Mã Lai, Thái Lan và Việt Nam, theo như giáo sư Douglas Irwin cho biết. Giáo sư Douglas Irwin là nhà giảng dạy về kinh tế và thương mại sử tại đại học Dartmouth College của Hanover, New Hampshire.
“Trung quốc có thể gây khó khăn cho một số quốc gia lấy lợi thế sản xuất nhờ thuần vào sức lao động, nếu như những quốc gia này đòi cạnh tranh với Trung quốc trên các thị truờng của thế giới,” theo lời nói của giáo sư Irwin, một sử gia về thương mại và chủ thuyết thuộc địa chuyển hướng. Giáo sư này đã đưa ra một ví dụ về hàng may dệt: những quốc gia tại Mỹ châu La Tinh và Phi châu không có thể nào cạnh tranh nổi với Trung quốc, khi thị trường hàng may mặc đã bị Trung quốc khống chế.
Ngoài ra Trung quốc cũng đang cần các nông phẩm như thực phẩm, các nguyên liệu làm hàng để bán lại, máy móc để tăng năng xuất và computers áp dụng trong việc quản trị có ảnh hưởng mạnh nhất tới các quốc gia đang phát triển như Ba Tây. Quốc gia Nam Mỹ này là quốc gia xuất cảng lớn nhất trên thế giới về quặng sắt, cà-phê, nước trái cam và đậu nành. Tổng kết năm ngoái, hàng xuất cảng của Ba Tây sang Hoa kỳ đã tăng lên 8,8 phần trăm, đạt 16,9 tỷ Mỹ kim, còn sang Trung quốc đã vọt tăng 80 phần trăm, đạt có 4,5 tỷ Mỹ kim.
Nhà tổng giám đốc của công ty Embraer chuyên đóng máy bay đã tuyên bố tại Sao Paulo: “Việc phát triển của Trung quốc đang làm người ta ngạc nhiên.”
Được biết công ty hàng không Embraer đã bỏ ra 26 triệu Mỹ kim đầu tư vào một xưởng tại Trung quốc để đóng loại máy bay phản lực ERJ có 30 ghế cho tới 50 ghế hành khách. Công ty hàng không này đang mon men vào thị trường với hy vọng để cho tiêu thụ 650 chiếc máy bay cỡ nhỏ và cỡ trung trong vòng 20, theo như ông Botelho cho biết. Ông này đã từ chối để cho biết các đơn đặt mua máy bay , cũng như doanh thu dự đoán của công ty này tại Trung quốc.
Các công ty của Ba Tây như Vale do Rio Doce tại Rio de Janeiro là công ty sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới đang khai thác hầm mỏ tại Amazon, mở thêm nhà máy chế thép và các cơ xuởng,lại còn trồng trọt thêm để cung ứng cho nhu cầu của 1, 3 tỷ dân Trung hoa .
“Trung quốc cần có các xa lộ, nước nôi và các nhà máy lọc nước, nhiều nhà mới, nói ra Trung quốc cần đủ mọi thứ,” theo lời của ông Fabio Barbosa, giám đốc tài chánh của công ty Vale deRio Doce. Chính quyền Ba tây đang mong đáp ứng nhu cầu khác của Trung quốc như dầu mỏ và đậu nành và có thể cho xuất cảng hàng lên tới 8,8 tỷ Mỹ kim nội năm nay.
Argentina cũng được hưởng lợi lây, đã cho xuất cảng hàng sang Trung quốc gấp đôi năm ngoái, đạt được 1, 3 tỷ Mỹ kim.
Tại Chili, công ty quốc doanh Codelco là công ty sản xuất kim loại đồng lớn nhất thế giới, tiền lời của công ty này đã nhẩy lên 71 phần trăm với số tiền lời 70,4 triệu Mỹ kim trong chin tháng đầu của năm 2003. Trong tuần qua công ty Codelco cho biết, công đang bán cho Trung quốc 200 ngàn tấn kim loại đồng trong năm nay sau khi giá đồng đã vọt lên cao hồi tháng bẩy 1997 nhờ Trung quốc tiêu thụ kim loại đồng nhiều hơn.
Chỉ có mậu dịch tư do hay trao đổi hàng hóa tự do, cuộc sống của dân chúng trong nước mới lên cao.
Có lẽ tiền đề dân chủ tự do mới mang lại dân giầu, nước mạnh cho một quốc gia.
Trên hành tinh này, từ xưa tơi nay đất đai đều phân phối cho con người, nhưng riêng của cải và tài nguyên lại dồn trong tay một số người không có sự trao đổi với nhau.
Theo chủ trương trọng thương của Anh quốc, các tài nguyên trên các thuộc địa đều do Anh quốc độc quyền, các thuộc địa không có quyền trao đổi với các quốc gia khác. Chính vì không có sự trao đổi để phân phối, kinh tế không phát triển ,Anh quốc không hưởng lợi nhiều. Nhà triết học kiêm kinh tế gia Adam Smith của Anh quốc, sau 18 tháng công du Pháp và Bỉ ông đã chịu ảnh hưởng của phái trọng nông do bác sĩ Francois Quenay cầm đầu và làm ra luận án “The inquiry into Nature and Causes of the Wealth of Nations” (Thẩm tra Thiên nhiên và các nguyên nhân giầu có của các quốc gia).
Phái trọng nông của Pháp nhận thấy các nông dân không có quyền trao đổi dưới thơì vua Louis XV, các nông dân này không có thể nào khá được. Phái trọng nông đã đưa ra việc ủng hộ Mậu dịch tự do hay trao đổi tự do và đường lối “Laisser-Faire”
Sau kinh tế gia Adam Smith có các kinh tế gia Robert Malthus, David Ricardo và John Stuart Mills phát sinh ra các nguyên tắc kinh tế chính trị.
Trải qua hai cuộc thế chiến tranh chấp tài nguyên và thuộc địa của các cuờng quốc của Tây phương cho thấy đất đai hay lãnh thổ chiếm đóng không còn là vấn đề, cái quan trọng là vấn đề kinh tế có liên quan tới mậu dịch và tự do. Anh quốc đã trao trả độc lập cho những thuộc địa xưa kia và thành lập Khối Thịnh Vượng Chung Anh quốc không ngoài mục đích để làm cho các nền kinh tế trên thế giới được phát triển.
Từ tư tuởng hay quan niệm của Adam Smith và các nhà kinh tế sau này, mậu dịch tự do ra đời theo từng khu vực trên thế giới để hình thành tổ chức WTO về mậu dịch thế giới với những tiêu chuan và các luật lệ quốc tế.
Đảng Cộng sản Trung quốc cầm quyền hiểu rõ vần đề mậu dịch tự do và tổ chức WTO nên đã tranh thủ để gia nhập được.
Cái lợi thế của Trung quốc là dân đông, lao động rẻ, đất đai trải rộng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây có nhiều tài nguyên thiên nhiên vẫn chưa được khai thác. Chính nhờ vào lợi thế của đất nước và tư thế trên chính trường thế giới, Trung quốc có thể gây bạn bè mới để theo câu nói “Tường thành cao không bằng cư sử tử tế với các lân bang”- Cư sử tử tế có nghĩa là hành động hòa nhã và công bằng.
Hành động gây bạn bè mới của Trung quốc cũng không ngoài mục đích để cho Hoa kỳ tôn Trung quốc thành một trung tâm hợp tác của khu vực Á châu dẫn đầu các quốc gia có nền kinh tế đang trong thời kỳ phát triển.
Gửi ý kiến của bạn