Hôm nay,  

Gửi một người bỏ đi

14/07/202214:41:00(Xem: 2160)

altar

 

(Bùi Bích Hà – Mất 1 năm)

 

Một năm rồi đấy, thời gian đi nhanh lắm, nhất là với những người chịu cảnh mất nhau trong đời sống. Em không thể nghĩ ra cả năm nay chúng ta không gọi nhau, không nghe thấy tiếng nhau, không gửi tin nhắn cho nhau. Chuyện này quả thật quá khó khăn cho cả chị và em. Chị bây giờ chỉ là “hồn sương bóng quế” còn em vẫn đặt trong đầu những câu hỏi “Tại sao” rất ngu ngơ. Cuối cùng chỉ là những giọt lệ rơi xuống ly cà phê buổi sáng, giọt nước mắt trên lưng bàn tay mỗi lần đi bộ buổi chiều, là khoảng trống mênh mông mỗi lần đứng trên sân thượng nhìn xuống cái hồ trước nhà.

 

Em nhớ chị nhiều lắm và em hồn nhiên tin là dù ở nơi đâu chị cũng rất nhớ em.

 

*

 

Nhật Nguyệt

 

Người đi không hề quay đầu lại

gió thổi lá vàng bay thật xa

mình tôi trơ vơ quãng đường vắng

nhật, nguyệt nào đứng giữa hai ta.

 

Chênh Vênh

 

Một năm không gặp mặt

Một năm không gọi tên

Một năm thư không nhắn

Chênh vênh giữa nhớ quên.

 

Chiều Ơi!

 

Bước từng bước từng bước

Buổi chiều, buổi chiều ơi!

Tiếng ai cười khúc khích

Ngoảnh đầu chiếc lá rơi.

 

Nằm Mơ

 

Gặp nhau ở trong mơ

Hai ta cùng tay nắm

Bước ra khỏi giấc mơ

Em nắm lấy tay mình.

 

Vũng Nước Buồn

 

Hôm đó chị bỏ đi

Em ngỡ chị quay lại

Nào ngờ chị như mưa

Để lại vũng nước buồn.

 

Hoa Mộc Liên

 

Tháng bẩy hoa Mộc Liên

Nở thơm dưới mái nhà

Chị không còn gọi nữa

Để chia mùi hương xa

 

Em không còn gọi nữa

Rụng rồi… một đóa hoa.

 

Tháng Bảy

 

Tháng Bảy ai ngồi nhớ ai

Câu thơ giọt lệ có dài như nhau

Tháng bẩy sợi tóc cũng đau

Lược nào gỡ được nỗi sầu chẻ hai

Tháng bẩy nắng cũng thở dài

Rụng bông hoa trắng rát vai áo người

Tháng bẩy đi tìm tiếng cười

Nghe trong viên sỏi tiếng cười vỡ tan.

 

Áo và Thơ

 

Chiếc áo em tặng chị

Ai đang mặc bây giờ

Có cho tay vào túi

Tìm ra được bài Thơ

 

Bài Thơ gửi hôm đó

Chị đã kịp đọc chưa

Hay vẫn còn trong túi

Áo đã bị đem cho

 

Áo trên vai người lạ

Hơi chị còn vương hương

Bài Thơ chắc đang khóc

Khói nhang nào còn thơm

 

Bài Thơ và chiếc áo

Đã bị lấy đi xa

Nhưng trên ngực của chị

Thơ cài một nhánh hoa.

 

Trần Mộng Tú

(7/14/2022)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗ và mấy ông bạn đang nhậu ở nhà hàng Hương Biển, một nhà hàng hạng sang của thành đô. Cả bàn nhậu đang sung sướng đã đời luôn, chợt mỗ nhìn thấy một cô gái xinh như diễn viên, tuy mới gặp lần đầu nhưng sao thấy quen quá, còn đang bán tín bán nghi, nửa tin là phải nửa ngờ rằng sai, cái tướng người ấy sao giống quá, tuy nhiên mặt mũi thì lại khang khác...
Tên của tôi là Sierra. Mẹ đặt cho tôi như vậy. Tại sao lại là Sierra?...
Ở cái miền đấy hoa bông giấy nhiều lắm, nhiều vô kể, nhà học trò cô Anh Thơ, mỗi nhà có từng cụm cây hoa bông giấy trồng từ lâu đời, tàn lá sum suê rậm rạp. Hoa bông giấy có nhiều màu, màu đỏ xậm, màu đỏ tím như hoa sim, màu vàng cam, màu hồng, màu trắng, đủ màu, hoa không có hương, nhưng màu sắc rực rỡ vô cùng như những nụ cười chưa bao giờ khép...
Mặc dầu anh tôi qua đời không liên quan gì đến dịch bịnh Covid-19. Anh thọ đến 92 tuổi, anh qua đời vì biến chứng của tuổi già, sức khỏe yếu, trí tuệ bị hao mòn...
ngày trở lại em nhớ trăng cổ độ / giọt mưa chiều thấm áo mỏng lạnh vai / bến sông xưa còn ghi dấu miệt mài / hình ảnh cũ buồn như thơ sót lại...
Trong Stories to tell, Charles Williams viết: “Những hình chụp gia đình có thể xem như tài liệu văn hóa vì chúng ghi lại những sự kiện thành hình cuộc sống của gia đình.” Có nghĩa là một loại tiểu sử không có chữ nhưng có minh chứng về đời sống lúc tấm ảnh được ghi nhận. Nhưng, có lẽ, nhận xét này chỉ đúng trong một số nền văn hóa; ở một số khác, có khi ngược lại, vì ở quê tôi, khi chụp hình gia đình, thường được dàn dựng ở những nơi có hậu trường đẹp đẽ, giàu sang, nhưng không thuộc về mình, chỉ mượn chụp cho oai. Tôi vẫn còn tấm hình đứng bên cạnh chiếc xe thể thao “xì gà” màu xám bạc như phi thuyền của ông khách lạ. Nhiều bạn mới quen lé mắt vì tưởng tôi là chủ nhân chiếc xe đua. Người ta nói, một tấm hình có thể thay thế được cả ngàn chữ. Không biết những tấm hình ngày nay, nói thật hay nói nói dối?
Mùa hè năm nay, thời tiết Edmonton bỗng dưng “super hot” vì một tin tức “nóng, sốt, dẻo”: Đức Giáo Hoàng, Pope Francis ghé thăm Canada những ngày cuối tháng Bảy, và điểm dừng chân đầu tiên là thành phố Edmonton bé nhỏ của tôi. Ngài sẽ làm duy nhất một thánh lễ ngoài trời tại The Commonwealth Stadium, nơi có sức chứa 65 ngàn người, hỏi sao hổng “hot”?
Tôi là út trong một gia đình có năm anh chị em. Năm tôi lên chín, cha qua đời. Năm ấy mẹ vừa bốn mươi sáu tuổi. Tôi quấn quít bên mẹ và người chị thứ ba nhiều nhất, kể cả những năm lên học trường huyện...
Trong lần về nước đầu tiên, năm 1996, tôi ở Hà Nội ba tuần, gặp gỡ khá nhiều người cầm bút ở đó, từ Dương Tường đến Trần Quốc Vượng, từ Hoàng Ngọc Hiến đến Đỗ Lai Thuý, từ Phong Lê đến Văn Tâm, từ Lê Đạt đến Dương Thu Hương, từ Trần Dần đến Hoàng Cầm, từ Nguyễn Huệ Chi đến Bảo Ninh. Nhưng có cảm giác thân nhất là hai người: Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Xuân Nguyên...
Một chị bạn mở cuộc thăm dò ý kiến những đôi uyên ương cao niên. Hỏi, trong túp lều tranh có bao nhiêu trái tim vàng xin ông Tơ bà Nguyệt xe thêm kiếp nữa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.