Hôm nay,  

Thể Xác Còn Đây*

10/06/202200:00:00(Xem: 2684)

 

676250391
Cung Tiến và bạn văn nghệ sĩ: Thanh Tâm Tuyền, Vợ Chồng Cung Tiến, Vợ Chồng Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Minnesota 1995 (Hình do gia đình Tô Thùy Yên gửi VB).


Cung Tiến là một tên tuổi lớn của âm nhac Việt Nam, nhưng ông cũng là một tác giả có nhiều đóng góp vào hai mươi năm văn học miền Nam và văn học hải ngoại. Vào những thập niên 1950 và 1960, với bút hiệu Thạch Chương, Ông đã sáng tác, nhận định và phê bình văn học, cũng như dịch thuật, cho các tạp chí Sáng Tạo, Quan điểm, và Văn. Hai trong số các truyện ngắn ông dịch và xuất bản ở Việt Nam là cuốn Hồi ký Viết Dưới Hầm của Dostoievsky và cuốn Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovitch của Solzhenitsyn.


Mời đọc lại một bài thơ của Federico Garcia Lorca do Thạch Chương dịch.

 

Thể Xác Còn Đây*

 

Federico Garcia Lorca

Dịch giả: Thạch Chương (tức nhạc sĩ Cung Tiến)

 

 

Phiến đá là một vầng trán nơi những giấc mơ hiền than thở
Không một dòng nước uốn quanh và những cây tùng bách giá băng
Phiến đá là một cánh vai trần để chở đi thời gian
Với những cây nước mắt những dải băng và những tinh cầu


Tôi đã thấy những trận mưa xám chạy dài theo những đợt sóng
Giơ cao lên những cánh tay ngọt ngào lỗ chỗ
Để không cho phiến đá duỗi dài với được
Phiến đá chặt tay chân ra thành từng mảnh mà không thèm hút máu


Bởi phiến đá đi lượm những hạt giống của sợi mây
Những bộ xương loài chim sáo và những loài sói đi ăn chiều
Nhưng không một lời không thủy tinh không lửa nóng
Nếu không chỉ là những đấu trường – đấu trường lại đấu trường không tường che


Và nằm trên phiến đá kia là Ignacio, người hùng
Thôi đã hết. Gì đó? Hãy ngó kỹ mặt chàng
Thần chết đã phủ lên mặt chàng những diêm sinh xám ngắt
Và đầu chàng hóa thành con quỷ đen đầu trâu


Thôi đã hết. Mưa lọt vào miệng chàng


Khí trời như một kẻ điên bỏ trốn khỏi lồng ngực ép
Và tình yêu rũ rượi như những hạt lệ hoá băng
Đi sưởi ấm trên những cánh rừng bò rừng


Chúng nói chi, một niềm câm nín thối hoãng yên nghỉ
Thể xác còn đây. Ta ở cạnh nhưng đang biến dần đi
Với một hình dáng rực rỡ chim họa mi
Và ta thấy đang lấp đầy bằng những lỗ thùng không đáy


Ai vò nát chiếc khăn liệm? Không, có nói không đúng
Nơi đây không có kẻ nào ca không có kẻ nào khóc trong một góc
Chẳng ai đâm giáo chẳng ai nạt nộ con rắn
Nơi đây tôi không muốn nói gì hơn là những đôi mắt mở tròn


Để ngắm nhìn một thể xác không hề yên nghỉ
Nơi đây tôi muốn gặp những con người có giọng nói vạm vỡ
Những kẻ khuất phục ngựa hoang và chế ngự dòng sông
Những kẻ có bộ xương vang dội như sấm, ca hát với trong mồm sặc sụa mặt trời và đá lửa


Nơi đây tôi muốn nhìn thấy họ, đằng trước phiến đá
Đứng trước thể xác kia giờ đã dứt dây cương
Tôi muốn họ chỉ cho tôi con đường nào ra thoát
cho vị tướng soái kia mà tay chân thần chết đã trói buộc


Tôi muốn họ chỉ cho tôi những giọt lệ nào như một giòng sông
có những sợi mây hiền lành và những bến bờ sâu thẳm
để ẵm đi thể xác của Ignacio và để chàng chìm xuống
không còn nghe bên tai những hơi thở trùng điệp của con bò rừng


để xác chàng chìm sâu vào đấu trường tròn của vầng trăng
người con gái giả vờ làm con bò rừng lặng trầm buồn
để xác chàng chìm sâu vào đêm khuya không tiếng ca loài cá
và trong những bụi cây trắng xoá sương mù băng giá


Tôi không muốn chúng phủ lên mặt chàng những khăn tang
bởi chàng sẽ quen đi với nỗi chết chàng mang theo
Thôi, hãy đi đi, Ignacio!
Đừng nghe thấy nữa tiếng rống nóng ran


Hãy ngủ, hãy nghỉ
Hãy bay xa
Biển kia còn yên lặng, huống hồ!

 

*Federico Garcia Lorca –

Bài ca khóc Ignacio Sanchez Mejias

Đoạn III: Thể Xác Còn Đây

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thơ của hai thi sĩ: Trần Yên Hòa & Thy An
Chiếc xe hơi chạy trên con đường hẹp, uốn lượn, hai bên là những cánh đồng lúa mì hầu hết đã được gặt xong, đây đó những bó rơm, cỏ khô được cuộn tròn nằm rải rác, những cánh rừng thưa xanh ngắt, những bụi cỏ lau màu tím hồng phất phơ trong gió, những trang trại với hàng chục con cừu, bò, và cả ngựa đang thong dong gặm cỏ, những căn nhà, quán rượu, nhà thờ…hầu hết được xây bằng đá đã xỉn màu vì thời gian, với những cửa sổ bằng kính có khung sơn trắng và kiến trúc đặc thù của vùng Yorkshire...
Kéo dài được hai năm, cuối cùng thì hắn cũng quyết định bỏ trường để về nhà đi buôn. Đây là một việc cân não mà hắn đã dằn vặt vật vã suốt một thời gian dài. Hắn là sinh viên giỏi, vốn được tuyển thẳng vào trường sư phạm, thật tình mà nói thì hắn muốn vào Bách Khoa chứ chẳng phải sư phạm, chọn sư phạm vì được miễn học phí nên miễn cưỡng chấp nhận...
Em yêu dấu: Anh sẽ kiến giải câu nói thời danh của Marcel Proust (*) để qua đó em có thể cầm nắm được trái tim nóng bỏng của anh trên tay. Marcel Proust nói rằng "Tình yêu là đem không gian đổi lấy thời gian”...
Suốt cả tuần nay Tokyo chỉ có một ngày nắng, hôm nay mưa đã tạnh thì khăn gói về vùng Kyoto/Osaka. Hai tuần nữa khi về lại đây thì những cây đào mượt mà nầy chỉ còn những cành cây cằn cỗi, phủ đầy rêu, trơ trụi. Vì thế mà chuôi kiếm của người samurai thường khắc cánh hoa đào để biểu tượng cho cuộc đời hào hùng, đẹp đẽ mà ngắn ngủi, đầy bất trắc.
Thành phố đầu tiên chúng tôi dự tính đến thăm là Thành phố Philadelphia, một thành phố đã từng là thủ đô của Hoa Kỳ trong thời kỳ đầu lập quốc mà nay nó đã trở thành cố đô. Sau đó chúng tôi sẽ đi thăm một vài di tích lịch sử, văn hoá và thắng cảnh đặc biệt của Tiểu bang Pennsylvania nếu thời gian cho phép...
Trong bầu không khí bị ô nhiễm bởi chiến tranh Ukraine, châu Âu nhất là nước Pháp, vị thế và vai trò của Tông thống Pháp Emmanuel Macron – một trong những cột trụ lãnh đạo Liên minh châu Âu – không ngừng bị thử thách. Thêm vào đó, bóng dáng của dịch bịnh Covid-19 vẫn còn lảng vảng đâu đó trong các quốc gia châu Âu. Trong tình trạng như vậy, sinh hoạt văn học nghệ thuật của châu Âu, nhất là của Pháp, vẫn không ngừng phát triển...
Thầy ngồi trên kia, sau cái bàn rộng, chỉ có một quyển sách mỏng trước mặt và không thấy ông mở ra. Như thói quen, ông không viết bài, viết dàn bài trên bảng, phấn với bảng ít khi ông dùng tới, có thể tất cả đã được sắp xếp chuẩn bị chu đáo và có lớp lang trong đầu ông. Đúng vậy, ông vẫn từ tốn nói theo những ý nghĩ dường như vẫn có sẵn trong tâm trí. Ông nói không vấp váp, từ từ, lôi cuốn và thuyết phục. Ông có một « schéma » trình tự đi tới, đi tới không hề áp đảo...
Sau 1975 những người còn ở lại miền Nam Việt Nam không biết những ai đã nghĩ ra và những ai đã là người đầu tiên ra khơi vượt biển đi tìm tự do, để cho dòng người đi sau tiếp nối không bao giờ ngừng nghỉ nếu các trại tị nạn không đóng cửa chấm dứt chương trình cưu mang những người vượt biển. Ai cũng mơ ước, cũng tính đường đi tìm tự do tùy theo hoàn cảnh khả năng tài chính của mình. Bao nhiêu người đã may mắn đến bến bờ và cũng bao nhiêu người bất hạnh bỏ xác ngoài biển khơi!
Ở xóm tôi, từ đầu xóm đến cuối xóm, hầu như nhà nào cũng có người đi vượt biên. Nhưng không phải ai cũng may mắn đến bờ tự do, bởi nếu đếm số người “đi không về và cũng không bao giờ đến” ở xóm cũng cỡ hai chục mạng người, trong đó có cô bạn rất thân yêu của tôi và một gia đình mất một lúc sáu người, đó là gia đình Bà Già Gân...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.