Hôm nay,  

Mỗi tim người là một niềm riêng

25/04/202217:58:00(Xem: 2413)

altar
 

từ nén nhang trầm ai thắp bên hóc núi

xin người mở cửa cho hương khói bay vào

xa xa bia đá tổ tiên ẩn mờ rêu phủ

chim hót thật hiền như tiếng suối trong xanh

 

quậy dưới đáy những nỗi buồn trầm tích

bên thềm, trăng nghiêng nghiêng ly rượu mềm môi

giọt nào rơi xuống đất

giọt nào gửi về bên kia đại dương trôi?

rót thêm nữa cho phôi pha sương khói

uống cạn đi lỡ dở chén san hà

bằng hữa rối bời lắc đầu quầy quậy

khề khà run tay nhắc lại chữ tâm giao

 

đi, về, quên, nhớ, lớp phấn son rơi rụng

tháng hai, tháng ba, tháng tư

gió thổi về thoáng lạnh

nhớ bức tranh trên đồi tráng sĩ khòm lưng

cỏ chưa xanh mà lòng đã úa vàng

còn đâu nữa tiếng gươm mài trăng sáng

chân người có mỏi xin dừng lại cầm viên sỏi

hạt bụi hồn nhiên bay theo gió xuân sang

 

mỗi tim người là một niềm riêng

như sông đổ ra biển, mỗi dòng một hướng

có hướng nào trôi ngược lên nguồn thượng

chở thân cây rã mục trả cho rừng?

đóng cửa lại, không gian nhỏ và thời gian ngưng tụ

chút tóc viễn phương rụng xuống bờ vai

chờ đợi mãi những cảnh đời thoải mái

vòng xích đen sao cứ vẽ những khoanh tròn?

 

từ vô lượng thủy chung

trong thủy triều của mắt

và ánh sao của tâm linh

giữa trăm ngàn con đường song song

ta nhận ra một con đường thật rõ

ngun ngút bạt ngàn

thơm ngát sử thi

 

-- thy an

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thơ của hai thi sĩ: Trần Yên Hòa & Quảng Tánh Trần Cầm...
Được biết đến nhiều nhất về một tiểu thuyết về chế độ nô lệ –Uncle Tom’s Cabin (Túp Lều của Chú Tom), xuất bản năm 1852 – tác giả Harriet Beecher Stowe, nhà văn người Mỹ gốc Âu tích cực ủng hộ chủ nghĩa bãi nô...
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Ở Việt Nam, hồi xa xưa đó, cuộc sống giản dị nên rất ít nhà tư có mắc điện thoại, điện thoại công cộng đặt ở các bưu điện nhưng người dân ít quen sử dụng. Khi có việc cấp bách thì đánh điện tín. Ở công sở, trường học có trang bị điện thoại, nhưng thường chỉ có các sếp lớn gọi nhau đi họp hẹn hò cờ bạc hay hoạt náo cuối tuần...
Khi tình yêu đến độ mùi mẫn, khi hai tâm hồn hòa hợp đến mức không thể xa nhau, khi trái tim đã thuộc về nhau… Người con trai cất lời: “Em bằng lòng làm vợ anh không?” Đây là giây phút tuyệt đẹp, đẹp nhất đời, đây là cái khoảnh khắc tuyệt diệu nhất của kiếp người. Tình yêu thăng hoa bay bổng, hai người quyết định về với nhau, gắn bó với nhau, bây giờ thế giới của hai người là cả một cung trời mộng, mặt đất này là cõi địa đàng bướm hoa...
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ. Cô thấy anh và cô đi dạo tại những nơi chốn thơ mộng của vùng đất cố đô nơi cô sinh ra và lớn lên. Những giấc mơ lạ, bởi cô gặp anh và kết hôn với anh khi cô đã vào Nam. Anh là người miền Nam và không hề ra thăm miền đất đó bao giờ. Nhưng trong giấc mơ cô thấy cô và anh thật rõ, khi thì ngồi bên nhau trong ngôi nhà cổ của ba mạ cô ở khu Gia Hội, khi thì thơ thẩn bên bờ sông Hương gần ngôi trường Trung học thân yêu của cô, khi thì đứng dưới bóng mát ngôi nhà thờ uy nghiêm sừng sững trên một ngọn đồi.
Thơ của hai thi sĩ: Thy An & Lê Minh Hiền
Thỉnh thoảng nổi hứng, ông bảo, để ông nấu nướng, bà dọn dẹp rửa chén. Ông nấu nhanh, mắm muối mạnh tay. Khi nghe ông thông báo trổ tài món thịt heo kho trứng, bà tưởng như lượng Cholesterol phóng vút lên trần nhà...
Sau khi công sản chiếm miền Nam Việt Nam họ chủ trương lùa dân thành phố đi kinh tế mới, một đề án to lớn mà rỗng tuếch vì không hề được đầu tư chuẩn bị. Bao nhiêu gia đình đã phải ra đi dù họ không hề mong muốn. Họ đập phá nhà cửa để lấy tôn, lấy gỗ hoặc là mang đến vùng kinh tế mới để cất lại nhà cửa, hoặc bán lấy tiền, nhà gỗ nhà tôn trở thành có giá trị hơn nhà xây gạch kiên cố vì còn lấy được những vật liệu...
Ngày 12 tháng 3 vừa qua, tác giả Trần Viết Ngạc vừa ra mắt cuốn sách "Bùi Huy Tín với Thực nghiệp Dân báo và Tràng An báo” tại Vườn Ý Thảo (số 3 Thạch Hãn, TP. Huế).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.