Hôm nay,  

Mỗi tim người là một niềm riêng

25/04/202217:58:00(Xem: 2396)

altar
 

từ nén nhang trầm ai thắp bên hóc núi

xin người mở cửa cho hương khói bay vào

xa xa bia đá tổ tiên ẩn mờ rêu phủ

chim hót thật hiền như tiếng suối trong xanh

 

quậy dưới đáy những nỗi buồn trầm tích

bên thềm, trăng nghiêng nghiêng ly rượu mềm môi

giọt nào rơi xuống đất

giọt nào gửi về bên kia đại dương trôi?

rót thêm nữa cho phôi pha sương khói

uống cạn đi lỡ dở chén san hà

bằng hữa rối bời lắc đầu quầy quậy

khề khà run tay nhắc lại chữ tâm giao

 

đi, về, quên, nhớ, lớp phấn son rơi rụng

tháng hai, tháng ba, tháng tư

gió thổi về thoáng lạnh

nhớ bức tranh trên đồi tráng sĩ khòm lưng

cỏ chưa xanh mà lòng đã úa vàng

còn đâu nữa tiếng gươm mài trăng sáng

chân người có mỏi xin dừng lại cầm viên sỏi

hạt bụi hồn nhiên bay theo gió xuân sang

 

mỗi tim người là một niềm riêng

như sông đổ ra biển, mỗi dòng một hướng

có hướng nào trôi ngược lên nguồn thượng

chở thân cây rã mục trả cho rừng?

đóng cửa lại, không gian nhỏ và thời gian ngưng tụ

chút tóc viễn phương rụng xuống bờ vai

chờ đợi mãi những cảnh đời thoải mái

vòng xích đen sao cứ vẽ những khoanh tròn?

 

từ vô lượng thủy chung

trong thủy triều của mắt

và ánh sao của tâm linh

giữa trăm ngàn con đường song song

ta nhận ra một con đường thật rõ

ngun ngút bạt ngàn

thơm ngát sử thi

 

-- thy an

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm qua / ở đây là ngày đầu mùa xuân / tờ lịch rơi xuống một nụ đào / Tháng Ba sắp hết / Tháng Tư như lệ sắp trào...
Lúc đầu tôi không biết chị bị bệnh tâm thần. Về sau tôi được nghe kể về cuộc đời của chị từ một người phụ nữ Việt Nam khác, tên Loan, đã sống ở đây nhiều năm. Nhưng những chi tiết về cuộc đời ấy hầu như ngay tức khắc trượt ra khỏi trí nhớ của tôi, tôi chỉ còn nhớ người phụ nữ mắc bệnh ấy sống ở thành phố này có lẽ ít nhất cũng hai mươi năm, nhiều người bảo chị khá đẹp khi còn trẻ, bây giờ nhìn cũng vẫn hình dung được điều đó...
Bầu không khí trong phòng giam lúc nào cũng ngột ngạt khó chịu. Nỗi khó chịu ấy cứ liên tục bao trùm đến nỗi mọi người phải quen đi như một lẽ tất nhiên. Tôi càng khổ sở hơn nhiều vì đã vướng phải bệnh ghẻ mấy tháng nay. Ghẻ mỗi ngày mỗi lan ra trên tấm thân gầy còm của tôi kéo theo luôn cả sự tàn tạ về sức khỏe. Mới vài hôm đây tôi lại mắc thêm chứng tê bại, cử động tay chân rất khó khăn. Thuốc men quá thiếu, ăn uống cũng quá thiếu, tình trạng chữa trị đối với tôi thật là bi quan...
Thơ của hai nhà thơ: Trần Mộng Tú & Vĩnh Ngộ...
Mùa xuân 2023. Ngoài chuyện nhớ lại mùa xuân cách nay 48 năm với “Tháng Ba Gãy Súng” (1) và “Tháng Tư Mất Nước” (2) tôi còn nhớ đến nhiều chuyện khác nữa, nhớ nơi tôi sinh ra, nhớ nơi tôi lớn lên và học hành, nhớ nơi tôi từng công tác, nhớ Sài Gòn, nhớ Đà Lạt, nhớ Nha Trang, nhớ Cần Thơ, nhớ An Giang, nhớ đèo Hải Vân, nhớ sông Vàm Cỏ…và nhớ nhớ nhiều lắm. Nằm trong bộ nhớ của tôi còn có rất nhiều người bạn – bạn thân – bạn rất thân nữa. Một người bạn rất thân là Nguyễn Đức Quang, cùng xứ, cùng trường, cùng chơi Hướng Đạo, cùng hát Du Ca…
Có thể nói ai cũng có lần nói lái ở trong đời, đôi lúc chỉ vô tình thôi. Nếu bạn buột miệng nói “đi giữa trời nắng cực quá” hoặc khi đèn điện không sáng mà bạn nói “điện sao lu quá chừng”, người nghe sẽ cho là bạn nói tục, có oan cũng đành chịu vì, dù bạn không cố ý nhưng nắng cực, điện lu nói lái nghe tục thật. Tương tự như thế, hãy cẩn thận đừng nói dồn lại, dồn lên, đồn láo, đồn lầm…
Không biết có phải do được học tập và làm việc trong môi trường lập trình điện toán nên tôi cứ nghĩ rằng mọi việc xảy ra trên thế gian này đều được an bài qua việc lập trình sẵn. Có người cho rằng sự lập trình sẵn này là định mệnh, là do ông trời sắp đặt hay do thượng đế an bài. Tuy nhiên, sau khi được tiếp cận với giáo lý nhà Phật, tôi cho rằng không ai lập trình sẵn cho cuộc đời mình, tất cả đều do nhân duyên.
Cách nay mười năm tôi có một chuyến sang Nhật Bản vào mùa xuân. Chọn đi vào dịp này là để xem anh đào ngoài chuyện viếng các thắng cảnh nổi tiếng như núi Phú Sĩ, Kim Các Tự, các đền đài, cổ thành, hào lũy… qua các thời trị vì của các tướng quân cũng như thăm một số thành phố như Tokyo, Kyoto, Kobe, Nagoya, Osaka…
Hễ mỗi lần nghe nói ai mới qua định cư xứ tự do, mà họ bày tỏ lòng biết ơn, cảm kích với quê hương thứ hai, tôi cũng thấy mát lòng mát dạ sao á!
Thơ của hai thi sĩ: Trần Yên Hòa & Quảng Tánh Trần Cầm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.