Hôm nay,  

Tháng Tư tôi hòa giải với mình

25/04/202209:16:00(Xem: 3223)

Tháng Tư Đen

đêm
"Đêm", tranh Đinh Trường Chinh.

 

Vâng, tôi ở đây

nơi xa lạ này được 47 năm

tôi đã đi qua những rừng thông

xanh ngọc tới chân trời

tôi đi qua những mảnh đất

có thật nhiều hoa dại

những vườn cỏ vàng như hoa cải ở quê tôi

 

47 năm những mái nhà lạ thành thân thiện

như những ngón tay trên bàn tay

bàn tay có bao nhiêu đường chỉ

ngang dọc thế nào

rồi cũng nối vào nhau

 

Ở dòng sông cũng có những con cá

những con cá mang những chiếc vẩy lấp lánh

như những đôi hoa tai

của Mẹ tôi ngày đó

bây giờ đang thì thầm bên tai tôi

 

Ở trên những con đường tôi đi

có nhiều người đàn ông Á Đông giống Cha tôi

giống Cha tôi hồi mới qua

tóc cũng trắng

và hồn như áo vá

 

Tôi đi qua những trường học

những ngôi nhà

tôi gặp những đứa trẻ

những đứa trẻ như những đứa con tôi

chúng vươn vai

giơ tay với mặt trời

mặt trời rơi tung tóe trên vai chúng

chúng nhặt đầy túi rồi quay đi

không trở lại

mỗi đứa trẻ

và mỗi đứa con tôi

đã có một mặt trời riêng

 

Tôi đứng nhìn theo

bóng chúng xa dần

ở ngã rẽ

 

47 năm đất trời mưa nắng

nhưng mưa nắng nào cũng tạnh trên vai

những người hàng xóm

tiếng nói và tiếng cười

lạ và thân như rơi ra từ trang sách

tôi nghiêng tai nghe tiếng giấy sột soạt hằng đêm

khi gấp sách lại

tôi thường ngủ

với giấc mơ

của người viết truyện

 

47 năm tôi cúi xuống tìm mình

như tìm được bức hình bỏ quên trên kệ

tôi lấy bàn tay chùi lớp bụi thời gian

người trong ảnh nhìn tôi

cái nhìn vừa giận hờn vừa ái ngại

 

Tôi nhìn lại tấm hình

mỉm cười hòa giải

 

47 năm rồi

những viên gạch trên thềm ký ức

khẽ cựa mình

như ai chạm tay vào vết thương đã như cổ tích

 

Tôi cúi đầu vỗ nhè nhẹ phía trái tim

tháng Tư… tháng Tư

 

Tôi hòa giải với mình.

 

– Trần Mộng Tú

(Tháng Tư, 2022)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tuổi thất thập bản tính bất thường/ bàn tay vuốt mặt đang già...
Ta đã làm xong phận sự một nhà văn. Vậy thôi.
Vào ngày 22 tháng 7 năm 2011, cánh hữu cực đoan Anders Breivik đã đặt một quả bom ở thủ đô Oslo, giết chết tám người, trước khi tiến đến hòn đảo Utoya nhỏ bé, nơi hắn rình rập và bắn chết 69 người, phần lớn là thành viên thiếu niên thuộc cánh thanh niên của Đảng Lao động.
Bây giờ cô Laura mới hiểu ra một điều đơn giản mà sung sướng hạnh phúc cho cả đôi bên, thà mỗi tháng cô gởi 200 đô về Việt Nam nuôi má là xong bổn phận báo hiếu lại còn được tiếng giúp đỡ gia đình anh trai vì họ ăn ké vào những đồng tiền đó và thỉnh thoảng cô gởi riêng cho nhà anh Hiền chút tiền họ mừng vui và mang ơn cô biết bao nhiêu.
thượng đế thì xa mà cái ác thì gần ̶ ̶ ̶ / vô vàn cuộc sống bỗng chốc đổi thay mãi mãi / những vấn nạn của bạn và tôi trở nên vô nghĩa...
Hầu hết người Việt cho rằng vẽ và viết trên tường, trên vỉa hè, trên mặt đường, trên trụ, trên hàng rào là vẽ viết bậy, làm dơ bẩn thành phố. Ở Singapore, nếu bắt được vì vẽ viết bậy sẽ trừng phạt nặng nề, bị đánh đòn và ở tù. Graffiti là tên gọi của nghệ thuật vẽ này. Nghệ thuật? Vâng, đúng là nghệ thuật. Nó có một tên khác, bình dân hơn, Street Art. (Nghệ thuật bên đường, vẽ bên đường.) Tôi đặc biệt yêu thích nghệ thuật bên đường này vì một số lý do, trong đó, “đẹp” là yếu tố lớn trong hội họa đã trở thành thứ yếu, hoặc nói một cách cao kỳ hơn, cái đẹp nhan sắc trở thành cái đẹp tính nết. Rồi “cái nết đánh chết cái đẹp.” Thẫm mỹ trong nghệ thuật gần như là một khối, không thể tách rời. Nghệ thuật phải có đẹp. Có đẹp mới có nghệ thuật. Thẩm mỹ càng cao, càng nhiều, nghệ thuật càng được xem trọng. Ý niệm truyền thống này hầu như là tôn chỉ duy nhất trong hầu hết các họa phẩm của các họa sĩ Việt. Người vẽ, người xem, chỉ cần “đẹp” là đủ. Không có gì sai trái, chỉ thiếu thôi.
“Cộng Hòa Điếc” mở đầu bằng hình ảnh một cậu bé điếc bị một người lính của đội quân xâm lược bắn tại một quảng trường công cộng nơi người dân đang biểu tình chống xâm lược. Cả cộng đồng quyết định phản đối vụ giết người này bằng cách từ chối nghe chính quyền. Người dân thị trấn phối hợp với nhau bằng ngôn ngữ ký hiệu. Và ngay giữa bạo lực, người ta vẫn yêu nhau, vẫn cười đùa, vẫn sanh con đẻ cái. Tôi lớn lên chứng kiến sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết và cuộc chiến ở Transnistria — một cuộc chiến trá hình dưới cái tên gọi "chiến dịch viện trợ nhân đạo" đầu tiên của Nga, rất giống với “chiến dịch quân sự” hiện tại ở Ukraine, mặc dù ít công khai hơn. Sau đó, tôi đến Hoa Kỳ, nơi tôi đã sống 12 năm qua tại một thị trấn chỉ cách biên giới Hoa Kỳ / Mễ Tây Cơ 8 dặm. Không có gì lạ khi xe của bạn bị chặn lại để họ tìm kiếm những người đang cố gắng vượt qua biên giới, hoặc nhìn thấy những người bị đưa đi trong xe tải ICE là chuyện thường tình. Và tất nhiên, cũng thấy cả sự tàn bạo của cảnh sát
Đoản thiên của một nhà văn Pháp Mone Dompnier, do Thái Lan chuyển ngữ. Lần đầu đến với Việt Báo, xin trân trọng iới thiệu.
Tác giả Trần Thị Nguyệt Mai đọc tác phẩm mới nhất của nhà văn Ngô Thế Vinh, phát hành tháng 2/2022: Tuyển Tập II: Chân Dung Văn Học Nghệ thuật & Văn Hóa. Việt Báo trân trọng iới thiệu.
Cậu bé Hassan 11 tuổi ở miền Đông Ukraine vừa bằng tuổi của Oliver cũng 11 tuổi ở miền Tây Bắc Mỹ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.