Hôm nay,  

Tháng Tư tôi hòa giải với mình

25/04/202209:16:00(Xem: 3258)

Tháng Tư Đen

đêm
"Đêm", tranh Đinh Trường Chinh.

 

Vâng, tôi ở đây

nơi xa lạ này được 47 năm

tôi đã đi qua những rừng thông

xanh ngọc tới chân trời

tôi đi qua những mảnh đất

có thật nhiều hoa dại

những vườn cỏ vàng như hoa cải ở quê tôi

 

47 năm những mái nhà lạ thành thân thiện

như những ngón tay trên bàn tay

bàn tay có bao nhiêu đường chỉ

ngang dọc thế nào

rồi cũng nối vào nhau

 

Ở dòng sông cũng có những con cá

những con cá mang những chiếc vẩy lấp lánh

như những đôi hoa tai

của Mẹ tôi ngày đó

bây giờ đang thì thầm bên tai tôi

 

Ở trên những con đường tôi đi

có nhiều người đàn ông Á Đông giống Cha tôi

giống Cha tôi hồi mới qua

tóc cũng trắng

và hồn như áo vá

 

Tôi đi qua những trường học

những ngôi nhà

tôi gặp những đứa trẻ

những đứa trẻ như những đứa con tôi

chúng vươn vai

giơ tay với mặt trời

mặt trời rơi tung tóe trên vai chúng

chúng nhặt đầy túi rồi quay đi

không trở lại

mỗi đứa trẻ

và mỗi đứa con tôi

đã có một mặt trời riêng

 

Tôi đứng nhìn theo

bóng chúng xa dần

ở ngã rẽ

 

47 năm đất trời mưa nắng

nhưng mưa nắng nào cũng tạnh trên vai

những người hàng xóm

tiếng nói và tiếng cười

lạ và thân như rơi ra từ trang sách

tôi nghiêng tai nghe tiếng giấy sột soạt hằng đêm

khi gấp sách lại

tôi thường ngủ

với giấc mơ

của người viết truyện

 

47 năm tôi cúi xuống tìm mình

như tìm được bức hình bỏ quên trên kệ

tôi lấy bàn tay chùi lớp bụi thời gian

người trong ảnh nhìn tôi

cái nhìn vừa giận hờn vừa ái ngại

 

Tôi nhìn lại tấm hình

mỉm cười hòa giải

 

47 năm rồi

những viên gạch trên thềm ký ức

khẽ cựa mình

như ai chạm tay vào vết thương đã như cổ tích

 

Tôi cúi đầu vỗ nhè nhẹ phía trái tim

tháng Tư… tháng Tư

 

Tôi hòa giải với mình.

 

– Trần Mộng Tú

(Tháng Tư, 2022)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mùa xuân Tự Thánh nguyên niên, Trường An tưng bừng khai hội hoa xuân, bá tánh trong ngoài thành hớn hở trẩy hội, nam thanh nữ tú dập dìu, tài tử giai nhân lả lướt, đại gia quyền thế cũng chen chúc vào ra. Trường An chưa bao giờ rực rỡ và đẹp như thế....
Em xa Phố Thị lâu rồi/ Có quên không nhỉ những nơi hẹn hò/ Khu rừng Trắc - Bá bây giờ/ Mùa Thu đã gọi vàng xưa đổ về...
Gái muộn chồng thì thậm khổ/ Trai muộn vợ cũng thậm khổ/ Mây trên trời thì kéo xuống/ Gió ngoài biển thì thổi vô...
Đại Quan họ Đỗ, quê cha đất tổ ở Huyện Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình, một vùng núi non hùng vĩ, sơn thủy hữu tình nhưng nghèo. Ninh Bình là vùng đất hẹp, người đông cho nên đất đai quý hơn vàng. Tổ tiên bao đời sống bằng nghề nông, đổ mồ hôi nước mắt trên vài mẫu ruộng, sống chết với ruộng đồng nhưng cuộc đời vẫn không khá.
Một người đứng trước cửa nhà, nhìn ra đường cái, thấy không rõ; đưa tay che ngang mày, chận ánh nắng để có thể ngóng thấy chuyện gì đang xảy ra ở ngả tư. Đó là tầm nhìn.Một người đi giữa cánh đồng, dùng ống dòm nhìn chung quanh, tay điều chỉnh liên tục để ống kính hội tụ điểm nhìn. Ở hướng tây, thấy những bãi hoa dại màu sắc rực rỡ; ở hướng nam, thấy những con chim lạ bay nhảy tung tăng; ở hướng đông, thấy một phụ nữ đang làm gì không thể đoán được. Đó là tầm nhìn. Một người leo lên núi cao, nhìn xuống thành phố, xóm làng, ruộng nương, đường xá, sông lạch, nhỏ như đồ chơi, cảnh nhựa. Bốn bề mênh mông, dường như cảm khái trải dài đụng đến chân trời. Hơi thở tươi mát, lòng mở rộng, cảm thông đất trời. Đó là tầm nhìn. Một người ngồi trong phòng ngày này qua ngày kia, cắm cúi nhìn vào kính hiển vi, theo dõi những con vi khuẩn, quên hết đời sống bên ngoài. Đó là tầm nhìn.
Phải rời bỏ quê nhà vì chiến tranh, người nghệ sĩ Ukraine vẫn tiếp tục dùng tài năng của mình để vẽ tranh biếm họa lột tả bộ mặt thật của cuộc chiến mà Putin đang gieo rắc (Theo tờ Washington Post – bài nguyên tác của MiChael Cavna.) Rạng sáng ngày 24 tháng 2 năm 2022, Vladimir Kazanevsky đang làm việc trong studio của mình ở Kyiv thì nghe thấy tiếng nổ từ Sân bay Quốc tế Boryspil gần đó. Tâm trí ông nhói lên giai điệu của một bài hát thời Thế Chiến II về cuộc xâm lược Liên bang Xô viết năm 1941 của Đức Quốc xã với lời bài hát: Ngày 22 tháng 6, đúng 4 giờ sáng, Kyiv bị ném bom. Và chúng tôi biết chiến tranh đã bắt đầu.
Đôi tay, cánh tay, thân mình của anh bê bết máu, Anh đã men theo hàng rào kẽm gai suốt mười cây số mà không thể luồn bên dưới rào được. Anh cũng không hề thấy một nơi nào có kẽ hở để lách qua. Nhưng mà ở ngay phía bên kia, chỉ cách chừng năm mươi phân thôi, ở bên trên những vòng dây có gai nhọn hoắt làm rách toạc mọi thứ, một thế giới khác sẽ hiện ra, nơi đó nhà cửa không đổ sụp xuống, nơi đó đàn bà, trẻ con không lẩn trốn như thú vật, và đàn ông thì không còn sợ hãi, không còn chịu cảnh đói rách lạnh rét nữa.
Thế mà giờ đây, tôi mất đi khứu giác và vị giác, nghĩa là tôi chẳng ngửi được mùi hương của hoa, của ly cà phê, của người đẹp sức nước hoa Baccarat đắt tiền bước ngang qua; tôi cũng chẳng nếm được thức ăn ngon, mất đi cái sung sướng thưởng thức món sơn hào hải vị trong nhà hàng. -- Tùy bút của một nạn nhân Covid-19. Việt Báo trân trọng mời đọc.
Còn bao nhiêu những lần Xuân/ Ta về ở lại quê hương/ Tìm vết tích xưa chiến trường/ Gom bao mảnh vụn thịt xương...
Đã hẳn thân phận con người quả là nhục nhã khi chỉ có thể im câm thúc thủ trước mọi sự định đoạt, nhào nặn của Định Mạng và Ngẫu Nhiên, nhưng nếu được những thế lực vô tâm này xếp bày cho trúng số thì cũng không tệ lắm. Hỡi ông lão bán vé số, hởi anh phu hốt rác, đừng chết, đừng tuyệt vọng trước giờ xổ số!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.