Hôm nay,  

Tháng Tư tôi hòa giải với mình

4/25/202209:16:00(View: 3275)

Tháng Tư Đen

đêm
"Đêm", tranh Đinh Trường Chinh.

 

Vâng, tôi ở đây

nơi xa lạ này được 47 năm

tôi đã đi qua những rừng thông

xanh ngọc tới chân trời

tôi đi qua những mảnh đất

có thật nhiều hoa dại

những vườn cỏ vàng như hoa cải ở quê tôi

 

47 năm những mái nhà lạ thành thân thiện

như những ngón tay trên bàn tay

bàn tay có bao nhiêu đường chỉ

ngang dọc thế nào

rồi cũng nối vào nhau

 

Ở dòng sông cũng có những con cá

những con cá mang những chiếc vẩy lấp lánh

như những đôi hoa tai

của Mẹ tôi ngày đó

bây giờ đang thì thầm bên tai tôi

 

Ở trên những con đường tôi đi

có nhiều người đàn ông Á Đông giống Cha tôi

giống Cha tôi hồi mới qua

tóc cũng trắng

và hồn như áo vá

 

Tôi đi qua những trường học

những ngôi nhà

tôi gặp những đứa trẻ

những đứa trẻ như những đứa con tôi

chúng vươn vai

giơ tay với mặt trời

mặt trời rơi tung tóe trên vai chúng

chúng nhặt đầy túi rồi quay đi

không trở lại

mỗi đứa trẻ

và mỗi đứa con tôi

đã có một mặt trời riêng

 

Tôi đứng nhìn theo

bóng chúng xa dần

ở ngã rẽ

 

47 năm đất trời mưa nắng

nhưng mưa nắng nào cũng tạnh trên vai

những người hàng xóm

tiếng nói và tiếng cười

lạ và thân như rơi ra từ trang sách

tôi nghiêng tai nghe tiếng giấy sột soạt hằng đêm

khi gấp sách lại

tôi thường ngủ

với giấc mơ

của người viết truyện

 

47 năm tôi cúi xuống tìm mình

như tìm được bức hình bỏ quên trên kệ

tôi lấy bàn tay chùi lớp bụi thời gian

người trong ảnh nhìn tôi

cái nhìn vừa giận hờn vừa ái ngại

 

Tôi nhìn lại tấm hình

mỉm cười hòa giải

 

47 năm rồi

những viên gạch trên thềm ký ức

khẽ cựa mình

như ai chạm tay vào vết thương đã như cổ tích

 

Tôi cúi đầu vỗ nhè nhẹ phía trái tim

tháng Tư… tháng Tư

 

Tôi hòa giải với mình.

 

– Trần Mộng Tú

(Tháng Tư, 2022)

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Như những cô học trò nhỏ, áo trắng điệu đà tha thướt, tôi còn có thêm giọng nói êm êm, thanh thoát và dịu dàng. Chúng tôi, những cô thiếu nữ đẹp như trăng, sáng rỡ và líu lo những khi tới lớp, những lúc tan trường...
Tuần trước đi chợ chị Bông đã biết sắp đến sinh nhật của cháu nội yêu Betsy, chị mua ngay một tấm thiệp đẹp để sẵn vậy mà chị Bông lại quên mất...
Năm 2010, biết tôi qua Mỹ, nhân dịp Hội Ngộ Trường IVS (International Voluntary Service), nhà văn Đặng Phú Phong đề nghị giúp tôi in sách và tổ chức ra mắt sách ở nam California...
Ba chở tôi đến phi trường Phú Bài, Huế, đón cậu em từ Đà Lạt ra để giúp Ba và tôi trong việc làm ăn của Ba. Me và ba em kia vẫn đi làm đi học ở xứ sở sương mù. Gặp lại em Vũ sau nhiều tháng xa cách, thật mừng rỡ. Lúc xưa cả gia đình Ba Me và sáu người con đều quây quần, rồi chị và anh lớn đi xa để tiếp tục việc học, còn lại bốn chị em rất thân nhau. Ôi bao nhiêu kỷ niệm...
Tháng 7 là tháng của Hiệp định Genève chia đôi đất nước, chấm dứt cuộc chiến Pháp-Việt 9 năm, nhưng bắt đầu cuộc chiến Nam-Bắc tương tàn 20 năm sau đó. Để đánh dấu ngày Quốc Hận 20/7, Việt Báo xin đăng lại bài Ký về miền đất Quảng Trị nơi có con sông Bến Hải ngăn chia hai miền, của một tác giả có bút hiệu là Người Xứ Huế (mà chúng tôi không biết là ai) do nhà văn Trần Vũ viết giới thiệu…
Ai Cập được biết đến và nổi tiếng qua nữ hoàng Cleopatra, và hai kỳ quan thế giới cổ đại, là kim tự tháp Kheops và ngọn hải đăng Alexandria. Mối tình bất tử của Cleopatra với Mark Antony cũng là một thiên tình sử bi đát. Đến cái chết của nữ hoàng Ai Cập cũng bao phủ một màn bí mật, khiến cho những nhà nghiên cứu tham gia khám phá. Cuộc đời, với tài năng trị nước và những mối tình của Cleopatra là nguồn cảm hứng của vô số sách vở, kịch nghệ, hội họa, điện ảnh, và hơn 30 vở Opera. Nhà soạn kịch trứ danh William Shakespeare với vở Antony và Cleopatra, điện ảnh Hollywood với nhiều bộ phim vĩ đại về Cleopatra, nhưng ấn tượng nhất là Elizabeth Taylor và Richard Burton trong bộ phim năm 1963...
Ai cũng biết giấy là một vật rất quan trọng trong cuộc sống của nhân loại. Thời xa xưa, giấy vừa quý hiếm vừa mắc, chỉ được dùng trong việc ghi chép kinh kệ trong các nghi lễ tôn giáo, và cho các văn tự trong cung đình của vua chúa. Giấy được chế tạo lần đầu tiên vào năm 105 AD trước Công Nguyên, bên Tàu, bởi một quan thái giám tên Ts’ai Lun (1). Nhưng hôm nay, tôi chỉ xin nói đến một khía cạnh “cực kỳ” quan trọng không kém của giấy, có khi quan trọng hơn là đằng khác trong thời đại chúng ta đang sống hôm nay, là giấy vệ sinh (toilet/bathroom tissue), nói nôm na là giấy đi cầu...
Đi giữa đường chiều dọc theo khu rừng cấm Stow, Ohio. Bóng chiều vừa xuống ánh sáng hoàng hôn dâng cao trên đỉnh những ngọn cây. Chiều nay, chiều cuối tháng Bảy, mùa Hạ rồi sẽ qua. Bóng dáng quê nhà cùng nắng nóng cũng khuất dần theo tháng Bảy...
Khi mùa dịch Covid ập đến, với một số người Việt tại Canada (tôi đoán chừng) là không có hiện tượng chạy vào Costco hay các chợ khác mua nhiều gạo mắm hay thức ăn tích trữ, ngoại trừ những người nhẹ dạ, lo xa...
Thơ của hai người: Quảng Tánh Trần Cầm & Thy An...
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.