Hôm nay,  

Tháng Tư tôi hòa giải với mình

4/25/202209:16:00(View: 3213)

Tháng Tư Đen

đêm
"Đêm", tranh Đinh Trường Chinh.

 

Vâng, tôi ở đây

nơi xa lạ này được 47 năm

tôi đã đi qua những rừng thông

xanh ngọc tới chân trời

tôi đi qua những mảnh đất

có thật nhiều hoa dại

những vườn cỏ vàng như hoa cải ở quê tôi

 

47 năm những mái nhà lạ thành thân thiện

như những ngón tay trên bàn tay

bàn tay có bao nhiêu đường chỉ

ngang dọc thế nào

rồi cũng nối vào nhau

 

Ở dòng sông cũng có những con cá

những con cá mang những chiếc vẩy lấp lánh

như những đôi hoa tai

của Mẹ tôi ngày đó

bây giờ đang thì thầm bên tai tôi

 

Ở trên những con đường tôi đi

có nhiều người đàn ông Á Đông giống Cha tôi

giống Cha tôi hồi mới qua

tóc cũng trắng

và hồn như áo vá

 

Tôi đi qua những trường học

những ngôi nhà

tôi gặp những đứa trẻ

những đứa trẻ như những đứa con tôi

chúng vươn vai

giơ tay với mặt trời

mặt trời rơi tung tóe trên vai chúng

chúng nhặt đầy túi rồi quay đi

không trở lại

mỗi đứa trẻ

và mỗi đứa con tôi

đã có một mặt trời riêng

 

Tôi đứng nhìn theo

bóng chúng xa dần

ở ngã rẽ

 

47 năm đất trời mưa nắng

nhưng mưa nắng nào cũng tạnh trên vai

những người hàng xóm

tiếng nói và tiếng cười

lạ và thân như rơi ra từ trang sách

tôi nghiêng tai nghe tiếng giấy sột soạt hằng đêm

khi gấp sách lại

tôi thường ngủ

với giấc mơ

của người viết truyện

 

47 năm tôi cúi xuống tìm mình

như tìm được bức hình bỏ quên trên kệ

tôi lấy bàn tay chùi lớp bụi thời gian

người trong ảnh nhìn tôi

cái nhìn vừa giận hờn vừa ái ngại

 

Tôi nhìn lại tấm hình

mỉm cười hòa giải

 

47 năm rồi

những viên gạch trên thềm ký ức

khẽ cựa mình

như ai chạm tay vào vết thương đã như cổ tích

 

Tôi cúi đầu vỗ nhè nhẹ phía trái tim

tháng Tư… tháng Tư

 

Tôi hòa giải với mình.

 

– Trần Mộng Tú

(Tháng Tư, 2022)

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
LTS: Trải dài suốt mấy thế hệ, từ thời kháng chiến chống Pháp, cuộc chiến hai mươi năm, và rồi tha hương, tên tuổi Phạm Duy luôn luôn gắn bó với tình tự dân tộc, là một huyền thoại trong khu làng âm nhạc, văn nghệ Việt Nam. Hiếm ai trong chúng ta không cảm thấy lòng dạt dào yêu quê Mẹ Việt Nam hơn khi nghe nhạc và ca từ của Ông. Cả một cuộc đời dài sáng tác, Ông đã để lại cho đời sau một gia sản tinh thần khổng lồ với “ngàn lời ca” mà có lẽ trước và sau Ông khó ai bì kịp. Đúng ngày này 10 năm trước, ngày 27 tháng 1 năm 2013, người nhạc sĩ nổi trôi cùng mệnh nước 93 năm đã kết thúc cuộc hành trình “trên đường về nơi cõi hết”. Nhân ngày giỗ Ông năm thứ 10, Việt Báo hân hạnh đăng tải dưới đây loạt bài của nhà văn Cung Tích Biền. Loạt bài gồm 4 phần, mỗi phần là cái nhìn ở mỗi chặng đường soi giọi bước chân của người nhạc sĩ.
Edgar Poe là người lập thuyết nghệ thuật vị nghệ thuật, khai sinh trào lưu tượng trưng trong văn học nghệ thuật thế giới. Ông cũng được coi là cha đẻ của tiểu thuyết trinh thám, truyện kinh dị. Nhiều truyện ngắn của ông dự báo sự ra đời của tiểu thuyết khoa học giả tưởng, kinh dị và huyễn hoặc rất phổ biến ngày nay.
Tôi vốn ăn nói vụng về nên rất sợ những người đa ngôn, hay lý luận. Nhưng ghét của nào trời trao của ấy. Lúc đã lâm hoàn cảnh tù tội, dun dủi sao tôi lại bị sắp xếp ở cạnh một ông già lắm chuyện: ông Roan. Vừa mới biết nhau ông đã tự giới thiệu ông là một cựu Trưởng Chi Thông Tin Chiêu Hồi. Ông cũng nói ông từng là một nhà thơ có chút tiếng tăm. Thỉnh thoảng ông lại ọ ẹ ngâm vài câu thơ, phần nhiều là thơ Kiều. Hình như cái miệng ông không biết mệt mỏi. Ông cứ kể cho tôi nghe chuyện này, chuyện nọ lung tung...
Thưa ngài thi sĩ, yêu là yêu, là vướng mắc, yêu là yêu không bờ bến rồi, là cho đi tình cảm, cho đi những xúc động nồng nàn, nào ai có thì giờ so bì phút đầu tiên ấy, là có được hay không được đền bù hay không? Lãng mạn là sóng tràn bờ và không so đo tính toán...
Trong bài thơ “Không Đề” của cố thi sĩ Quang Dũng, có hai câu của chàng nói với nàng sau hai mươi năm xa cách, Em mãi là hai mươi tuổi/ Ta mãi là mùa xanh xưa… Điều gì khiến Quang Dũng vô hiệu hóa được sự tàn phai của thời gian? Mùa xanh ấy có phải là điểm nhấn rực rỡ của mùa xuân trên dòng trôi bốn mùa, và phải chăng tuổi hai mươi là nơi mà nhịp bổi hổi bồi hồi của đôi trái tim để lại dấu ấn? Nó mạnh mẽ tới mức người ta thấy thời gian ngừng lại. Ngang đó. Không trôi. Cứ là mùa xuân, cứ là hai mươi tuổi...
Vốn là một sản phẩm của nền Hán học nhưng khi nền Hán học cáo chung thì chơi câu đối vẫn là một thú chơi tao nhã. Ngày xưa mỗi độ xuân về, nhà nhà trưng câu đối. Bậc thức giả thì câu đối đầy ý nghĩa thâm sâu, điển cố xa xưa. Người bình dân thì câu đối giản dị hơn, gần gũi đời sống hằng ngày hơn; chung quy cũng là nói lên chí hướng, chúc phúc, cầu may mắn, gởi gắm tâm tư…
Khai bút đầu năm của nhà thơ Trần Mộng Tú...
Năm Nhâm Dần sắp hết, năm Quý Mão đã lấp ló bên hiên nhà. Trong cái lạnh thấu xương của những ngày cuối đông, mọi người bỗng thấy thời gian qua mau. Mặc cho Ông Hổ gặm mối căm hờn trong cũi sắt, con thú cưng của nhiều gia đình cứ nhởn nhơ đi lại trong nhà...
Một sáng mùa Xuân ngập ánh hồng, / Một cung đàn ấm khắp Tây, Đông. / Một rừng thông điểm trời mây biếc, / Một vũng vàng tô biển nước trong. / Một khối bao la hoa lá trổ, / Một bầu bát ngát sắc hương nồng. / Một tia nắng đẹp soi muôn cõi / Một chữ là mang một tấc lòng.
Sinh thời, Hemingway, tác giả của “Ngư ông và biển cả” vào bất cứ lúc nào cũng có nuôi chừng vài chục con mèo. Ngôi nhà của ông ở Key West, Florida, trở thành viện bảo tàng có khoảng 40 cho đến 50 con mèo sáu ngón (polydactyl cat). Tất cả đều được đặt tên của những nhân vật nổi tiếng. Đám mèo sáu ngón này là hậu duệ của con mèo Snow White do một vị thuyền trưởng tặng cho Hemingway.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.