Hôm nay,  

Người chiến binh về thăm nhà

24/04/202209:42:00(Xem: 1722)

War arts

Cuộc chiến vừa tà
n

Sau ba mươi năm

Người chiến binh, anh tôi, về thăm nhà

Nói đi anh

Sao anh đứng lặng yên như núi Cà Đú? (*)

Ngôi nhà xưa như ngôi mộ cổ

Cột kèo xiêu vẹo

Mái ngói âm dương cỏ mọc rêu xanh

Có những đêm mưa thật sâu

Có những đêm đen vô cùng

Đi ngang qua căn nhà này

Đi qua cõi lòng của mẹ

Cha đã ra đi về cõi vĩnh hằng

Mẹ còn ngồi đó đợi anh

Ba mươi năm

Mẹ già    

Mẹ lẫn

Mẹ không còn nhìn ra anh nữa

Nghe tiếng anh      

Mẹ sờ soạng

Mẹ khóc

Anh ngước nhìn trời, trời xanh thăm thm

Anh nhìn chung quanh cỏ cây vẫn vậy

Nhà vẫn nghèo

Xóm vẫn buồn như thuở anh đi

Dừng chân với mẹ được vài ba ngày

Anh tôi lại lên đường

Rồi một hôm

Có người đến nhà cho hay

“Mẹ là Mẹ Lit Sĩ”

Anh tôi đã hy sinh tại chiến truòng Kampuchia

Mẹ kinh hãi

Mẹ khóc

Đêm hôm đó

Mẹ ngủ

Giấc ngủ nghìn thu

Anh đâu có hay

Thằng em của anh

Vượt biên thuở ấy

Bây giờ là

Một lão già

Mỏi mệt

Đang loay hoay

Tìm một chỗ nằm

Nơi đại lục xa xăm.

 

Đào Như

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hết ngày nghỉ hè, cuối tháng tám tôi trở lại nhà trẻ, người ta đã tin cho tôi hay là có một đứa bé Việt Nam sắp được ông bà Dormant mang tới đây cho chúng tôi nuôi...
Cuộc sống vẫn tiếp diễn như muôn thuở, muôn đời, có khổ đau xen lẫn hạnh phúc, với những ngày buồn bên cạnh những ngày vui, và biết đâu, có ngày chồng tôi lại được “tái ngộ” món gà cà ri nấu với cà rốt, và cuộc chiến lại bắt đầu...
Thế là thêm một lần nữa tiễn người đi, người ấy dù khác chủng tộc màu da, khác tập quán văn hóa, khác quan điểm nhân sinh… Nhưng người ấy vẫn là môt con người, có đầy đủ lục căn, thất tình lục dục; một hữu tình chúng sanh có Phật tánh và đầy đủ cơ hội để phát triển.
Mùa hè ở thành phố San Jose, nơi tôi đang ở, với cái nóng tròm trèm trên dưới 100 độ F (37.8 độ C) đang xồng xộc tới. Vào những ngày cuối tuần, nhiều người trong thành phố cố chạy thoát khỏi cái nóng bằng cách lái xe từng đoàn lũ lượt, vội vã rời khỏi thành phố đông đúc để tới những vùng bãi biển lân cận êm đềm tìm gió mát hay tắm biển. Những bãi biển đẹp và thơ mộng nổi tiếng ở vùng bắc California như Monterey, Santa Cruz hay San Francisco, xe cộ luôn được nêm cứng không một chỗ hở dọc theo những bờ biển đó...
Như những cô học trò nhỏ, áo trắng điệu đà tha thướt, tôi còn có thêm giọng nói êm êm, thanh thoát và dịu dàng. Chúng tôi, những cô thiếu nữ đẹp như trăng, sáng rỡ và líu lo những khi tới lớp, những lúc tan trường...
Tuần trước đi chợ chị Bông đã biết sắp đến sinh nhật của cháu nội yêu Betsy, chị mua ngay một tấm thiệp đẹp để sẵn vậy mà chị Bông lại quên mất...
Năm 2010, biết tôi qua Mỹ, nhân dịp Hội Ngộ Trường IVS (International Voluntary Service), nhà văn Đặng Phú Phong đề nghị giúp tôi in sách và tổ chức ra mắt sách ở nam California...
Ba chở tôi đến phi trường Phú Bài, Huế, đón cậu em từ Đà Lạt ra để giúp Ba và tôi trong việc làm ăn của Ba. Me và ba em kia vẫn đi làm đi học ở xứ sở sương mù. Gặp lại em Vũ sau nhiều tháng xa cách, thật mừng rỡ. Lúc xưa cả gia đình Ba Me và sáu người con đều quây quần, rồi chị và anh lớn đi xa để tiếp tục việc học, còn lại bốn chị em rất thân nhau. Ôi bao nhiêu kỷ niệm...
Tháng 7 là tháng của Hiệp định Genève chia đôi đất nước, chấm dứt cuộc chiến Pháp-Việt 9 năm, nhưng bắt đầu cuộc chiến Nam-Bắc tương tàn 20 năm sau đó. Để đánh dấu ngày Quốc Hận 20/7, Việt Báo xin đăng lại bài Ký về miền đất Quảng Trị nơi có con sông Bến Hải ngăn chia hai miền, của một tác giả có bút hiệu là Người Xứ Huế (mà chúng tôi không biết là ai) do nhà văn Trần Vũ viết giới thiệu…
Ai Cập được biết đến và nổi tiếng qua nữ hoàng Cleopatra, và hai kỳ quan thế giới cổ đại, là kim tự tháp Kheops và ngọn hải đăng Alexandria. Mối tình bất tử của Cleopatra với Mark Antony cũng là một thiên tình sử bi đát. Đến cái chết của nữ hoàng Ai Cập cũng bao phủ một màn bí mật, khiến cho những nhà nghiên cứu tham gia khám phá. Cuộc đời, với tài năng trị nước và những mối tình của Cleopatra là nguồn cảm hứng của vô số sách vở, kịch nghệ, hội họa, điện ảnh, và hơn 30 vở Opera. Nhà soạn kịch trứ danh William Shakespeare với vở Antony và Cleopatra, điện ảnh Hollywood với nhiều bộ phim vĩ đại về Cleopatra, nhưng ấn tượng nhất là Elizabeth Taylor và Richard Burton trong bộ phim năm 1963...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.