Hôm nay,  

Trẻ Em và Chiến Tranh

3/15/202215:57:00(View: 3262)

image-ukraine



BRATISLAVA, Slovakia:
Cậu bé Hassan phải tự mình bỏ nhà ở Zaporizhzhia, miền Đông Ukraine, đi lánh chiến tranh vì mẹ em không thể để bà ngoại ở lại một mình.

          

Cậu bé Hassan

11 tuổi ở miền Đông Ukraine


vừa bằng tuổi của Oliver

cũng 11 tuổi ở miền Tây Bắc Mỹ


 Hai cậu bé ở cách nhau hơn 5 ngàn dặm


Oliver biết phụ mẹ đem rác từ bếp ra bỏ vào thùng ở bên hông nhà

Oliver biết làm bánh rice crispy, một món mà ông ngoại rất thích


Oliver dắt chó ra đường mỗi buổi chiều và thường cùng chó ghé vào nhà ông bà ngoại bên dưới con dốc

để nghỉ chân và ăn một cây cà-rem

rồi lại quay về nhà

Oliver thường gọi mẹ để báo

con đang ăn cà-rem ở nhà Bà, con sắp quay về


Bà ngoại của Oliver luôn luôn đứng nhìn theo

cứ lo lắng mơ hồ

một con dốc, từ đường 171 đến đường 173 có an toàn không


(Cô Thơ Thơ biết, kêu ầm lên: chị đừng cho cháu đi một mình nhỡ người xấu bắt mất thằng bé)


A person wearing a hat and holding a cup

Description automatically generated with low confidence

Hassan được thiện nguyện viên cho thức ăn và nước uống khi đến biên giới với Slovakia
hôm Thứ Bảy, 5 Tháng Ba. (Hình: Slovak Interior Ministry)


Con đường Hassan đi từ nhà em 

tới nhà người thân dài 750 dặm


Cậu bé 11 tuổi không có con chó đi theo, 

cậu mang trên vai túi hành trình nhỏ 

và trên lưng bàn tay có số điện thoại của họ hàng ở cuối chặng đường


Hassan đi tránh chiến tranh

Mẹ cậu đứng ở cửa nhìn theo con tận cuối đường


Hassan đi một mình


Một mình đi trên con đường 750 dặm

Mẹ cậu vô cùng lo lắng

lo sợ từng phút từng giây

những toa tầu và những con đường

cậu bé 11 tuổi phải đi qua


Mẹ không đi được cùng cậu

vì Mẹ còn bà ngoại già yếu

và Mẹ là người mẹ đơn thân


Trên con đường dài 750 dăm, khi đi bộ qua những con đường rất lạ, khi ngồi trên những toa tầu hỏa băng băng chạy vào vô tận


Cậu bé 11 tuổi có lo lắng, giấu mặt trong tay áo âm thầm rên rỉ, có ôm mặt thẳng thốt khóc òa 


Hay cậu bình tĩnh im lặng ôm túi áo quần lắng nghe tiếng súng tiếng đạn đang dần dần mất hút ở nơi xa


Tiếng gọi “Mẹ ơi!” cậu giữ im trong miệng


Có phải cậu đã quen với những lần di tản

cậu đã quen nhìn những ngôi nhà xập xuống

đã quen nghe tiếng súng

đã quen nghe Mẹ dặn dò

có phải cậu biết rằng

cậu sẽ phải đi


Đôi mắt sáng

khuôn mặt vô cùng điềm tĩnh

cậu bé đã lớn trước tuổi mình


Thượng Đế chắc chắn đã gửi xuống một thiên thần

đồng hành cùng cậu


Cậu bé Hassan 11 tuổi 

đã đến Slovakia

cách nhà cậu 750 dặm

an toàn

Thượng Đế đã chúc phúc vào tình mẫu tử cho Hassan, Mẹ và Bà ngoại.


Putin chỉ cần đọc Bản Tin này để kết thúc chiến tranh

nếu ông ta có trái tim


Một trái tim còn đập nhịp.


Trần Mộng Tú



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
"Chén rượu này rót xuống/ tạ ơn đất bao dung/ chén rượu này ngửa mặt/ tôi chuốc mình,Tân Xuân. -- Những câu thơ trầm buồn trong bài thơ "khai bút đầu năm" của nhà thơ Trần Mộng Tú, mang phong vị mùa Xuân nhưng vẫn man mác nỗi sầu xa xứ.
Tết là ngày đặc biệt trong năm. Đây cũng là một trong những cái mốc để ghi nhớ kỷ niệm hay hình ảnh của ngày xưa, và ngẫm lại để thấy công lao và thành tựu của những người đi trước, ngàn năm trước, trăm năm trước. Ngày Xuân nhớ lại, lòng mình sẽ ấm áp. Trong mạch thời gian đó và nhìn lại chính mình, năm nay Việt Báo sẽ nhớ đến một dấu mốc thời gian rất nhỏ mà rất ý nghĩa với anh em tòa soạn và độc giả: Việt Báo tròn 30 tuổi. Nhớ mùa xuân 30 năm trước, một nhóm anh em họp mặt trong một “garage office” ở Garden Grove, với số vốn vỏn vẹn $300 đô-la, nhà báo Trần Dạ Từ quyết định khởi sự tờ Việt Báo. Ban chủ trương sáng lập gồm các nhà báo chuyên nghiệp, lão thành: Cố nhà báo Hồ Văn Đồng, cố nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Cố thi sĩ Nguyên Sa, nhà báo Nguyễn Khắc Nhân, nhà báo Trần Dạ Từ, chủ nhiệm sáng lập Nhã Ca, Nữ Tài Tử Kiều Chinh. 30 năm trước, số báo Việt Báo đầu tiên ra mắt độc giả vào tháng 9 năm 1992. Từ đó đến nay, tờ Việt Báo cũng như các tờ báo Việt Ngữ khác cùng trải qua
Hôm 22/1/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (pronounced Foock, xin đừng xuyên tạc) đăng đàn phát biểu trong chương trình “Xuân Quê Hương” dành cho kiều bào về Việt Nam đón Tết, có đọc hai câu thơ của ông, nguyên văn: Mỗi năm Tết đến Xuân về/ Quê hương đất mẹ đề huề đón con. Lê Thị Mộng Nở tôi vốn dòng dõi mười đời con cháu nhà bần cố nông, dù thơ văn dốt đặc cán mai, nhưng đọc hai câu thơ này của Nguyễn Chủ tịch
Một truyện ngắn mang phong vị Thiền và triết lý Phật giáo của nhà văn Trần Hoàng Vy. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Nụ hoa đào đang ngậm đông để đợi xuân sang, giữa mùa đông, gã du tử đã nghe mùa xuân hát văng vẳng trong tâm, rồi đây khi xuân đến, khúc xuân ca sẽ mượt mà trên thảo nguyên, sẽ xanh rì rừng núi, sẽ vượt qua những triền đồi và sẽ dài theo những cung đường bất tận. Mùa xuân của trời đất thiên nhiên chứ chẳng của riêng ai. Mùa xuân của muôn loài vạn vật nào đâu chỉ riêng của con người. Mỗi quốc độ, mỗi chủng tộc khác nhau thì có nét xuân riêng của mình, điều ấy phụ thuộc vào văn hóa, tập quán và phong tục truyền thống của chính họ. -- Một bài tùy bút về Xuân của tác giả Tiểu Lục Thần Phong, Việt Báo trân trọng iới thiệu.
"Cuối năm ngồi tính lại sổ đời mà lạnh run lên Bác Lý ơi! Năm Trâu đúng là thiệt khổ như trâu. Đã cùng cực vì dịch giã, thấy cảnh người mất chẳng gặp được thân nhân, mình chẳng biết phải làm những gì để bù đắp cho. Đau đớn nào bằng, chẳng còn tâm trí đâu mà hoài vọng chuyện ngày xưa. Chuyện Năm Hết Tết Đến của ngày xưa, ai dù có khó khổ mấy cũng sắp xếp được thảnh thơi để đón năm mới, mong năm mới có những ngày an lạc." -- Tác giả Lâm Minh Anh, qua thi ca và ca dao - tục ngữ, giúp chúng ta có cái nhìn hoài niệm về sinh hoạt và tâm thức của người xưa chuẩn bị cái Tết như thế nào. Việt Báo hân hạnh giới thiệu một cây bút trẻ lần đầu góp mặt.
Tết cũng là dịp cho những người con dân Việt tưởng nhớ lại trận vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm Kỷ Dậu (1789). Đây là chiến công oanh liệt nhất của vị anh hùng dân tộc, đời đời được nhớ ơn. Tác giả Đinh Quốc An từ Nam đảo Úc gửi đến độc giả Việt Báo bài trường thi sau, miêu tả trận đánh có một không hai trong lịch sử nước nhà. Trân trọng giới thiệu.
những bài thơ buồn / những bài thơ vui / chia nhau trang giấy / chữ nghĩa đong đầy / câu văn ái ngại / đọc lên thấy buồn / đọc lên thấy vui ...
"Có phải cả cuộc đời mình/ là một bữa Điểm Tâm/ Chiếc giường đó/ gỗ trầm hương nào đóng..." Một bài thơ cảm khái về kiếp nhân sinh của nhà thơ Trần Mộng Tú. Mời đọc.
Ngoài hiên sương muối không gian đẫm Giò lan thấp thoáng đã đâm chồi Còn hai tuần nữa là đúng Tết Chẳng biết hoa nở có đúng thời?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.