Hôm nay,  

Trẻ Em và Chiến Tranh

3/15/202215:57:00(View: 3334)

image-ukraine



BRATISLAVA, Slovakia:
Cậu bé Hassan phải tự mình bỏ nhà ở Zaporizhzhia, miền Đông Ukraine, đi lánh chiến tranh vì mẹ em không thể để bà ngoại ở lại một mình.

          

Cậu bé Hassan

11 tuổi ở miền Đông Ukraine


vừa bằng tuổi của Oliver

cũng 11 tuổi ở miền Tây Bắc Mỹ


 Hai cậu bé ở cách nhau hơn 5 ngàn dặm


Oliver biết phụ mẹ đem rác từ bếp ra bỏ vào thùng ở bên hông nhà

Oliver biết làm bánh rice crispy, một món mà ông ngoại rất thích


Oliver dắt chó ra đường mỗi buổi chiều và thường cùng chó ghé vào nhà ông bà ngoại bên dưới con dốc

để nghỉ chân và ăn một cây cà-rem

rồi lại quay về nhà

Oliver thường gọi mẹ để báo

con đang ăn cà-rem ở nhà Bà, con sắp quay về


Bà ngoại của Oliver luôn luôn đứng nhìn theo

cứ lo lắng mơ hồ

một con dốc, từ đường 171 đến đường 173 có an toàn không


(Cô Thơ Thơ biết, kêu ầm lên: chị đừng cho cháu đi một mình nhỡ người xấu bắt mất thằng bé)


A person wearing a hat and holding a cup

Description automatically generated with low confidence

Hassan được thiện nguyện viên cho thức ăn và nước uống khi đến biên giới với Slovakia
hôm Thứ Bảy, 5 Tháng Ba. (Hình: Slovak Interior Ministry)


Con đường Hassan đi từ nhà em 

tới nhà người thân dài 750 dặm


Cậu bé 11 tuổi không có con chó đi theo, 

cậu mang trên vai túi hành trình nhỏ 

và trên lưng bàn tay có số điện thoại của họ hàng ở cuối chặng đường


Hassan đi tránh chiến tranh

Mẹ cậu đứng ở cửa nhìn theo con tận cuối đường


Hassan đi một mình


Một mình đi trên con đường 750 dặm

Mẹ cậu vô cùng lo lắng

lo sợ từng phút từng giây

những toa tầu và những con đường

cậu bé 11 tuổi phải đi qua


Mẹ không đi được cùng cậu

vì Mẹ còn bà ngoại già yếu

và Mẹ là người mẹ đơn thân


Trên con đường dài 750 dăm, khi đi bộ qua những con đường rất lạ, khi ngồi trên những toa tầu hỏa băng băng chạy vào vô tận


Cậu bé 11 tuổi có lo lắng, giấu mặt trong tay áo âm thầm rên rỉ, có ôm mặt thẳng thốt khóc òa 


Hay cậu bình tĩnh im lặng ôm túi áo quần lắng nghe tiếng súng tiếng đạn đang dần dần mất hút ở nơi xa


Tiếng gọi “Mẹ ơi!” cậu giữ im trong miệng


Có phải cậu đã quen với những lần di tản

cậu đã quen nhìn những ngôi nhà xập xuống

đã quen nghe tiếng súng

đã quen nghe Mẹ dặn dò

có phải cậu biết rằng

cậu sẽ phải đi


Đôi mắt sáng

khuôn mặt vô cùng điềm tĩnh

cậu bé đã lớn trước tuổi mình


Thượng Đế chắc chắn đã gửi xuống một thiên thần

đồng hành cùng cậu


Cậu bé Hassan 11 tuổi 

đã đến Slovakia

cách nhà cậu 750 dặm

an toàn

Thượng Đế đã chúc phúc vào tình mẫu tử cho Hassan, Mẹ và Bà ngoại.


Putin chỉ cần đọc Bản Tin này để kết thúc chiến tranh

nếu ông ta có trái tim


Một trái tim còn đập nhịp.


Trần Mộng Tú



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi bạn bước vào một căn nhà, điều gì gây ấn tượng? Đối với thế hệ tiền-kỹ thuật số, bước vào phòng sinh hoạt gia đình của họ người ta thường thấy kệ sách cao lên tận trần nhà, đôi khi phải bắt thang mới lấy được sách trên cao. Bây giờ, với thế hệ @ hay thế hệ gmail, điều đầu tiên đập vào mắt là màn ảnh ti-vi to, các trang bị kỹ thuật hiện đại, và tủ sách hình như đã trở thành loài có nguy cơ tuyệt chủng. Thật vậy, với xu hướng các thiết bị điện tử và kỹ thuật số đang lấn chiếm mọi sinh hoạt đời sống, khả năng đọc sách cũng như cách thức đọc gần đây đã thay đổi đáng kể. Nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng rộng rãi công nghệ kỹ thuật số đang làm xói mòn khả năng đọc sâu, sự chú ý liên tục, trí nhớ cũng như khả năng nhận thức chung của chúng ta. Người đọc thời đại điện tử dường như không còn đủ kiên nhẫn đọc những cuốn sách dày hay đọc bài dài, thiếu khả năng đọc sâu, thiếu tập trung, và thường thích đọc những mẩu vụn lượm lặt trên các trang mạng xã hội.
Câu chuyện bắt đầu rất đau buồn nhưng về sau lại mở ra một cánh cửa mới đầy hy vọng và tỉnh thức...
Thơ của hai người từ lục địa Châu Âu, Thy An & Chúc Thanh...
Bà Pélissand bước vào phòng khách, cô con gái của bà ngồi chơi dương cầm từ nãy giờ. Bà đi chầm chậm lặng lẽ, trên tay là một giỏ đầy những cuộn len và vớ phải khâu mạng lại; bà đi vòng quanh căn phòng, rồi đi vòng nữa và đứng trước chiếc ghế bành làm như bà muốn ngồi xuống, nhưng rồi bà quay lưng lại với con và ngồi bên cạnh chiếc đàn...
Hết ngày nghỉ hè, cuối tháng tám tôi trở lại nhà trẻ, người ta đã tin cho tôi hay là có một đứa bé Việt Nam sắp được ông bà Dormant mang tới đây cho chúng tôi nuôi...
Cuộc sống vẫn tiếp diễn như muôn thuở, muôn đời, có khổ đau xen lẫn hạnh phúc, với những ngày buồn bên cạnh những ngày vui, và biết đâu, có ngày chồng tôi lại được “tái ngộ” món gà cà ri nấu với cà rốt, và cuộc chiến lại bắt đầu...
Thế là thêm một lần nữa tiễn người đi, người ấy dù khác chủng tộc màu da, khác tập quán văn hóa, khác quan điểm nhân sinh… Nhưng người ấy vẫn là môt con người, có đầy đủ lục căn, thất tình lục dục; một hữu tình chúng sanh có Phật tánh và đầy đủ cơ hội để phát triển.
Mùa hè ở thành phố San Jose, nơi tôi đang ở, với cái nóng tròm trèm trên dưới 100 độ F (37.8 độ C) đang xồng xộc tới. Vào những ngày cuối tuần, nhiều người trong thành phố cố chạy thoát khỏi cái nóng bằng cách lái xe từng đoàn lũ lượt, vội vã rời khỏi thành phố đông đúc để tới những vùng bãi biển lân cận êm đềm tìm gió mát hay tắm biển. Những bãi biển đẹp và thơ mộng nổi tiếng ở vùng bắc California như Monterey, Santa Cruz hay San Francisco, xe cộ luôn được nêm cứng không một chỗ hở dọc theo những bờ biển đó...
Như những cô học trò nhỏ, áo trắng điệu đà tha thướt, tôi còn có thêm giọng nói êm êm, thanh thoát và dịu dàng. Chúng tôi, những cô thiếu nữ đẹp như trăng, sáng rỡ và líu lo những khi tới lớp, những lúc tan trường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.