Hôm nay,  

Nhà Văn Huy Phương Đã Ra Đi

28/02/202216:31:00(Xem: 2302)

Tưởng niệm:

huyp
Nhà văn Huy Phương [1937-2022].



Người lớn tuổi thích nghe tin vui hơn tin buồn, nhưng người lớn tuổi quen nhiều nên không thể tránh được nghe tin buồn.

 

NHÀ VĂN HUY PHƯƠNG

 

Nhà văn Huy Phương, sĩ quan tâm lý chiến, định cư ở Hoa Kỳ theo diện H.O. Từ khi định cư ở Hoa Kỳ, anh hoạt động tích cực trong những sinh hoạt cộng đồng. Anh viết cho báo Người Việt, làm cho đài truyền hình SBTN, có chương trình mỗi tuần nói về lính, hoạt động trong hội H.O. cứu trợ thương phế binh, cô nhi quả phụ ở Việt Nam. Anh ít nói, trầm ngâm, làm nhiều hơn nói. Cố trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhân thường khen anh chị em cựu quân nhân trong hội có lòng lắm và làm việc tích cực, trong đó có nhà văn Huy Phương. Vợ anh Huy Phương, bà Phan Thị Điệp rất hiền, vui vẻ, niềm nở với tất cả mọi người mỗi lần có ai đến nhà thăm, chúng tôi nhìn thấy nụ cười thật tươi của chị khi ra mở cửa.

 

Điều đặc biệt của nhà văn Huy Phương là giúp ai được thì giúp ngay không cần đợi người ta nhờ. Gặp nhà văn Huy Phương thường xuyên ở đài SBTN trong những buổi họp mặt hay trong lúc thu hình, ở bất cứ nơi nào trong những tiệc họp mặt hay sinh hoạt cộng đồng, nhà văn ít nói, ít cười, trầm ngâm như suy nghĩ điều gì đó, nhưng khi nhà văn cầm bút thì thận trọng từng chữ, từng dòng. Có lần tôi nói với nhà văn rằng thi sĩ Chinh Nguyên, chủ tịch Văn Thơ Lạc Việt ở San Jose muốn gom một số bài của tôi đã viết để in thành tuyển tập, nhà văn Huy Phương nói ngay lập tức: “Tôi sẽ viết tựa cho.”

 

Nhà văn lớn tuổi nhưng nhanh như gió, mấy ngày sau anh gởi cho tôi bài anh viết ngắn nhưng đầy ý nghĩa, đó là tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường đã in ấn xong. Khi có sách, tôi đem đến tận nhà tặng anh. Anh đang nằm trên giường bệnh.

 

Chị Huy Phương nói: “Cô Kiều Mỹ Duyên đến thăm anh và tặng sách cho anh.”

 

Anh nhỏm đầu dậy và đưa tay cầm tuyển tập trên tay.

 

Tôi nói: “Cảm ơn anh, bài tựa của anh đã đăng trên trang này.”

 

Anh yên lặng nhìn tuyển tập của tôi. Bài anh viết cho tôi được đặt trang trọng trong tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường như lời người tri kỷ hiểu thấu tâm tư của người viết: “Kiều Mỹ Duyên – cô phóng viên tài tử mà tôi được biết”. Lý do nhà văn đưa ra là:Đối với Kiều Mỹ Duyên, phóng viên không phải là một nghề để mưu sinh mà là một sở thích, một sở thích cô không rời bỏ được. Gọi là ‘phóng viên tài tử’ vì tựu trung đây không phải là cái nghề nuôi được cô, nhưng cô đam mê nó đến cuối đời lưu lạc. Tuyển tập Kiều Mỹ Duyên chính là những gì được ghi lại của một tấm lòng hoài niệm và mang ơn của một đứa con lưu lạc nơi quê người.”

 

Tôi nói: “Anh cố gắng khỏe nhé, bạn bè cầu nguyện cho anh mau khỏi bệnh.”

 

Hình cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trên tường, thấy tôi nhìn chăm chú hình Hồng Y, chị Huy Phương giải thích: “Hình này là của Đức Hồng Y tặng cho anh Huy Phương.”

 

Nhà văn Huy Phương ngày thường ít nói, khi bệnh lại ít nói hơn. Anh chỉ nghe và thỉnh thoảng gật đầu.

 

h02

Nhà văn Huy Phương và hiền thê Phan Thị Điệp.

(Ảnh do Kiều Mỹ Duyên chụp hôm đến thăm nhà văn 30/04/2021).

 

Khi nhà văn Huy Phương bệnh, tôi chỉ thăm được vài lần. Ở Mỹ, muốn đến nhà ai phải hẹn trước, nhất là đi thăm người bệnh. Nhà văn Huy Phương quen biết nhiều, bằng hữu của anh chị ở khắp nơi trên thế giới, bệnh nhân thì cần được nghỉ ngơi, gọi điện thoại không bao giờ nghe trả lời. Những lần tôi đến nhờ sự may mắn, lần thứ nhất tôi thấy cửa nhà xe để mở vì có người đang sửa sang nhà cửa, lần thứ hai đi thăm anh chị cũng cầu vào sự may mắn của mình. Lần đó thì có các cháu của anh chị đến thăm, cho nên tôi vừa gõ cửa, cửa mở. Mỗi lần thăm viếng không quá 7 phút. Tâm niệm của tôi là phải để cho bệnh nhân nghỉ ngơi, cầu nguyện là quan trọng cho nên tôi cầu nguyện cho người quen nhiều hơn là đi thăm.

 

Chị Huy Phương chăm sóc cho nhà văn rất chu đáo, nhưng bệnh nhân càng ngày càng gầy, lần thứ nhất chúng tôi đến thăm với lần sau khác nhau. Con của anh chị học rất giỏi và hiếu thảo: con trai Lê Nguyên Phương, và hai con gái là Lê Quý Phương và Lê Đông Phương. Nhà văn Huy Phương thật có phúc về già có người bạn đời kề cận bên anh, và sống cùng với con cháu, đó là điều có phúc của người già. Về già mà có người bạn đời bên cạnh thật phúc đức biết chừng nào? Nhà văn Huy Phương có vợ hiền, con ngoan, về già được sống với vợ, con và cháu của mình, thật còn gì hạnh phúc bằng?

 

Bằng hữu trong nhà binh rất thương anh. Khi thăm anh chị, trên đường về tôi thầm nhủ sống để cho đồng hương thương thì khi có mệnh hệ nào được nhiều người cầu nguyện, thế là đủ rồi.

 

Nhà văn Huy Phương ngoài viết báo, làm tivi, còn làm cho đài phát thanh ở D.C., đó là đài Việt Nam Hải Ngoại của kỹ sư Ngô Ngọc Hùng, Hệ Thống Saigon Nhỏ (cô Hoàng Dược Thảo chủ đài), đài Phát thanh Việt Nam (Oklahoma) và đài truyền hình SBTN trong chương trình “Huynh Đệ Chi Binh”. Khi Ngô Ngọc Hùng qua đời vì dịch cúm Covid–19 thì đài tắt tiếng. Mỗi lần nói chuyện với nhà văn Huy Phương chúng tôi thường nhắc đến đài này. Nhà văn thường nói làm một đài radio hơn 20 năm biết bao công sức nhưng khi người chủ trương qua đời, không có người tiếp nối thì đài tắt tiếng, thính giả rất thương tiếc người chủ đài đã qua đời và tiếc nhớ một đài có tiếng nói của người Việt quốc gia.

 

Nhà văn Huy Phương viết và in rất nhiều sách, điều này làm cho nhiều người ngưỡng mộ. Những quyển sách của anh đã xuất bản: Chân dung H.O, 50 năm cầm bút, Ga cuối đường tàu, Quê hương khuất bóng, Nước non nghìn dặm, tạp ghi Hạnh Phúc Xót Xa, tuyển tập Như một lời chia tay. Tuyển tập Huy Phương, những bài viết ưng ý của 50 năm cầm bút, lời tựa "Như Một Lời Chia Tay", làm mọi người rơi lệ. Tuyển tập này xuất bản năm 2020. Vừa phát hành, anh tặng cho tôi tuyển tập này và nói: “In sách vào thời buổi này không đúng thời!”

 

h03

Tuyển tập NHƯ MỘT LỜI CHIA TAY (2020).

 

Sở trường của nhà văn Huy Phương là thể loại tạp ghi, viết về sinh hoạt và tâm tình của người Việt trên đất Mỹ: Tường cao, sông rộng, biển mênh mông, Giác mơ Mỹ, Các hội đồng hương, ái hữu, người Việt ở Mỹ, Người Việt đất Mỹ, Đừng nghe..., Tha phương cầu thực, Giải cứu Việt Nam, Đảng và dân, ai tớ, ai thầy?, Hai tiếng Việt Nam, Kẻ sĩ thời nay, Phong trào xin lỗi Việt Nam, Nghìn năm bia miệng, Vĩnh biệt bà Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Quân tử và kẻ tiểu nhân, Bắc cầu hay xây tường?, Xin hãy công bằng với nước Mỹ, v.v.

 

Người đi thì đi đã đi rồi, nhưng nhà văn Huy Phương vẫn còn ở đây, ở với gia đình, người thân và bằng hữu.

 

Những tác phẩm của anh có mặt trong thư viện Hoa Kỳ, thư viện các trường đại học, thư viện trong thành phố. Anh vừa nằm xuống là có bao nhiêu bài viết thương tiếc anh và rất nhiều người cầu nguyện cho anh, cho anh yên nghỉ thanh thản.

 

Anh đã trăng trối với vợ con không được phủ Quốc Kỳ trên quan tài của anh, Quốc Kỳ chỉ phủ trên người lính chiến hy sinh ngoài mặt trận.

 

Xin hồn thiêng của nhà văn Huy Phương hãy mỉm cười ở cõi vĩnh hằng, vì bằng hữu của anh vẫn tiếp tục viết, viết để bênh vực những người không có tiếng nói trong nước, viết vì Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, bảo toàn lãnh thổ, lãnh hải cho Việt Nam.

 

– Kiều Mỹ Duyên  

(Orange County, 28/02/2022)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Anh Bông thức giấc thấy vợ đã đứng bên giường. Ánh sáng từ bên ngoài lùa qua khe cửa sổ rực rỡ làm anh giật bắn người, theo phản ứng tự nhiên anh vụt ngồi nhỏm dậy, tung mền nhảy xuống đất...
Dòng đời lặng lẽ trôi không một phút ngừng nghỉ, người sanh diệt đến đi cứ như áng mây trời, thoạt có thoạt không. Cái hình hài nhân dáng này coi vậy chứ vô thường lắm, có đấy mất đấy không hẹn kỳ hạn định. Cuộc trăm năm ngỡ dài nhưng thật sự chẳng mấy chốc, ấy là chưa nói đến những bất ngờ không biết trước được. Người đến thế gian này vì ân oán, vì duyên nợ mà gặp nhau để làm cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, bạn bè... những mối ân tình sâu đậm ràng buộc chúng ta với nhau...
Người nào cũng thương cha mẹ của mình mà không nói, không bày tỏ tình yêu của mình. Nếu không nói ngày hôm nay, ngày mai nếu không thức dậy thì sẽ không còn cơ hội để nói: cha ơi, con thương cha lắm! Ngày xưa, thương cha, thương mẹ, thương người mình kính trọng chỉ để trong lòng, ngày nay thương ai cứ nói ra. Nếu ngày mai mình không còn, sẽ không ân hận là mình có nhiều cơ hội để nói mà mình không nói.
Tháng Sáu mọi người sửa soạn chào đón Ngày Father’s Day, Ngày Của Cha. Công Cha như Núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!
Đây là chiến trường đẫm máu và nổi tiếng nhất trong cuộc Chiến Tranh Nội Chiến (Civil War), hay Chiến Tranh Nam-Bắc của người Hoa Kỳ. Chiến tranh diễn ra giữa người Miền Nam và người Miền Bắc, kéo dài trong suốt bốn năm từ 1861 tới 1865...
Huân cầm cái vỉ đập ruồi, chăm chú, im lặng, rình mấy con ruồi đang bay, đợi chúng đáp xuống một chỗ nào đó trên cái bàn ăn dành cho tù nhân được đúc bằng xi măng nham nhở...
Mùa hè, nói chuyện hoa phượng có vẻ... “xưa rồi Diễm”, bởi lứa tuổi học trò của quê mình, từ hồi nẵm đã thuộc nằm lòng những câu hát: “ Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn...” rồi “ Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng... Màu hoa phượng thắm như máu con tim...” trong bài hát “Nỗi buồn hoa phượng” của cố nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác từ những năm 1963 của thế kỷ trước.
Ba thi khúc của nữ thi sĩ Trần Hạ Vi...
Khi không có kẻ buột miệng thốt lên: “Trời, sao đẹp thế!” Chẳng biết gã ta có phải là tay ba phải? Mùa nào cũng đẹp cả. Đông hạ nghịch chiều, xuân thu trái hướng, không lẽ gã không biết hay là biết như không biết? Mùa nào cũng yêu em.
Thời tiết mấy tuần qua đã hết mưa, nắng rực hồng tươi sáng, vườn nhà tôi các loại hoa vươn lên chào mùa hạ, tạo nên khung tranh tươi mát và đáng yêu. Đặt biệt nhất là chậu Quỳnh hoa nở cả trăm nụ màu vàng nhạt thanh nhã đúng ngày rằm tháng tư...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.