Hôm nay,  

Nhà Văn Huy Phương Đã Ra Đi

28/02/202216:31:00(Xem: 2782)

Tưởng niệm:

huyp
Nhà văn Huy Phương [1937-2022].



Người lớn tuổi thích nghe tin vui hơn tin buồn, nhưng người lớn tuổi quen nhiều nên không thể tránh được nghe tin buồn.

 

NHÀ VĂN HUY PHƯƠNG

 

Nhà văn Huy Phương, sĩ quan tâm lý chiến, định cư ở Hoa Kỳ theo diện H.O. Từ khi định cư ở Hoa Kỳ, anh hoạt động tích cực trong những sinh hoạt cộng đồng. Anh viết cho báo Người Việt, làm cho đài truyền hình SBTN, có chương trình mỗi tuần nói về lính, hoạt động trong hội H.O. cứu trợ thương phế binh, cô nhi quả phụ ở Việt Nam. Anh ít nói, trầm ngâm, làm nhiều hơn nói. Cố trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhân thường khen anh chị em cựu quân nhân trong hội có lòng lắm và làm việc tích cực, trong đó có nhà văn Huy Phương. Vợ anh Huy Phương, bà Phan Thị Điệp rất hiền, vui vẻ, niềm nở với tất cả mọi người mỗi lần có ai đến nhà thăm, chúng tôi nhìn thấy nụ cười thật tươi của chị khi ra mở cửa.

 

Điều đặc biệt của nhà văn Huy Phương là giúp ai được thì giúp ngay không cần đợi người ta nhờ. Gặp nhà văn Huy Phương thường xuyên ở đài SBTN trong những buổi họp mặt hay trong lúc thu hình, ở bất cứ nơi nào trong những tiệc họp mặt hay sinh hoạt cộng đồng, nhà văn ít nói, ít cười, trầm ngâm như suy nghĩ điều gì đó, nhưng khi nhà văn cầm bút thì thận trọng từng chữ, từng dòng. Có lần tôi nói với nhà văn rằng thi sĩ Chinh Nguyên, chủ tịch Văn Thơ Lạc Việt ở San Jose muốn gom một số bài của tôi đã viết để in thành tuyển tập, nhà văn Huy Phương nói ngay lập tức: “Tôi sẽ viết tựa cho.”

 

Nhà văn lớn tuổi nhưng nhanh như gió, mấy ngày sau anh gởi cho tôi bài anh viết ngắn nhưng đầy ý nghĩa, đó là tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường đã in ấn xong. Khi có sách, tôi đem đến tận nhà tặng anh. Anh đang nằm trên giường bệnh.

 

Chị Huy Phương nói: “Cô Kiều Mỹ Duyên đến thăm anh và tặng sách cho anh.”

 

Anh nhỏm đầu dậy và đưa tay cầm tuyển tập trên tay.

 

Tôi nói: “Cảm ơn anh, bài tựa của anh đã đăng trên trang này.”

 

Anh yên lặng nhìn tuyển tập của tôi. Bài anh viết cho tôi được đặt trang trọng trong tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường như lời người tri kỷ hiểu thấu tâm tư của người viết: “Kiều Mỹ Duyên – cô phóng viên tài tử mà tôi được biết”. Lý do nhà văn đưa ra là:Đối với Kiều Mỹ Duyên, phóng viên không phải là một nghề để mưu sinh mà là một sở thích, một sở thích cô không rời bỏ được. Gọi là ‘phóng viên tài tử’ vì tựu trung đây không phải là cái nghề nuôi được cô, nhưng cô đam mê nó đến cuối đời lưu lạc. Tuyển tập Kiều Mỹ Duyên chính là những gì được ghi lại của một tấm lòng hoài niệm và mang ơn của một đứa con lưu lạc nơi quê người.”

 

Tôi nói: “Anh cố gắng khỏe nhé, bạn bè cầu nguyện cho anh mau khỏi bệnh.”

 

Hình cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trên tường, thấy tôi nhìn chăm chú hình Hồng Y, chị Huy Phương giải thích: “Hình này là của Đức Hồng Y tặng cho anh Huy Phương.”

 

Nhà văn Huy Phương ngày thường ít nói, khi bệnh lại ít nói hơn. Anh chỉ nghe và thỉnh thoảng gật đầu.

 

h02

Nhà văn Huy Phương và hiền thê Phan Thị Điệp.

(Ảnh do Kiều Mỹ Duyên chụp hôm đến thăm nhà văn 30/04/2021).

 

Khi nhà văn Huy Phương bệnh, tôi chỉ thăm được vài lần. Ở Mỹ, muốn đến nhà ai phải hẹn trước, nhất là đi thăm người bệnh. Nhà văn Huy Phương quen biết nhiều, bằng hữu của anh chị ở khắp nơi trên thế giới, bệnh nhân thì cần được nghỉ ngơi, gọi điện thoại không bao giờ nghe trả lời. Những lần tôi đến nhờ sự may mắn, lần thứ nhất tôi thấy cửa nhà xe để mở vì có người đang sửa sang nhà cửa, lần thứ hai đi thăm anh chị cũng cầu vào sự may mắn của mình. Lần đó thì có các cháu của anh chị đến thăm, cho nên tôi vừa gõ cửa, cửa mở. Mỗi lần thăm viếng không quá 7 phút. Tâm niệm của tôi là phải để cho bệnh nhân nghỉ ngơi, cầu nguyện là quan trọng cho nên tôi cầu nguyện cho người quen nhiều hơn là đi thăm.

 

Chị Huy Phương chăm sóc cho nhà văn rất chu đáo, nhưng bệnh nhân càng ngày càng gầy, lần thứ nhất chúng tôi đến thăm với lần sau khác nhau. Con của anh chị học rất giỏi và hiếu thảo: con trai Lê Nguyên Phương, và hai con gái là Lê Quý Phương và Lê Đông Phương. Nhà văn Huy Phương thật có phúc về già có người bạn đời kề cận bên anh, và sống cùng với con cháu, đó là điều có phúc của người già. Về già mà có người bạn đời bên cạnh thật phúc đức biết chừng nào? Nhà văn Huy Phương có vợ hiền, con ngoan, về già được sống với vợ, con và cháu của mình, thật còn gì hạnh phúc bằng?

 

Bằng hữu trong nhà binh rất thương anh. Khi thăm anh chị, trên đường về tôi thầm nhủ sống để cho đồng hương thương thì khi có mệnh hệ nào được nhiều người cầu nguyện, thế là đủ rồi.

 

Nhà văn Huy Phương ngoài viết báo, làm tivi, còn làm cho đài phát thanh ở D.C., đó là đài Việt Nam Hải Ngoại của kỹ sư Ngô Ngọc Hùng, Hệ Thống Saigon Nhỏ (cô Hoàng Dược Thảo chủ đài), đài Phát thanh Việt Nam (Oklahoma) và đài truyền hình SBTN trong chương trình “Huynh Đệ Chi Binh”. Khi Ngô Ngọc Hùng qua đời vì dịch cúm Covid–19 thì đài tắt tiếng. Mỗi lần nói chuyện với nhà văn Huy Phương chúng tôi thường nhắc đến đài này. Nhà văn thường nói làm một đài radio hơn 20 năm biết bao công sức nhưng khi người chủ trương qua đời, không có người tiếp nối thì đài tắt tiếng, thính giả rất thương tiếc người chủ đài đã qua đời và tiếc nhớ một đài có tiếng nói của người Việt quốc gia.

 

Nhà văn Huy Phương viết và in rất nhiều sách, điều này làm cho nhiều người ngưỡng mộ. Những quyển sách của anh đã xuất bản: Chân dung H.O, 50 năm cầm bút, Ga cuối đường tàu, Quê hương khuất bóng, Nước non nghìn dặm, tạp ghi Hạnh Phúc Xót Xa, tuyển tập Như một lời chia tay. Tuyển tập Huy Phương, những bài viết ưng ý của 50 năm cầm bút, lời tựa "Như Một Lời Chia Tay", làm mọi người rơi lệ. Tuyển tập này xuất bản năm 2020. Vừa phát hành, anh tặng cho tôi tuyển tập này và nói: “In sách vào thời buổi này không đúng thời!”

 

h03

Tuyển tập NHƯ MỘT LỜI CHIA TAY (2020).

 

Sở trường của nhà văn Huy Phương là thể loại tạp ghi, viết về sinh hoạt và tâm tình của người Việt trên đất Mỹ: Tường cao, sông rộng, biển mênh mông, Giác mơ Mỹ, Các hội đồng hương, ái hữu, người Việt ở Mỹ, Người Việt đất Mỹ, Đừng nghe..., Tha phương cầu thực, Giải cứu Việt Nam, Đảng và dân, ai tớ, ai thầy?, Hai tiếng Việt Nam, Kẻ sĩ thời nay, Phong trào xin lỗi Việt Nam, Nghìn năm bia miệng, Vĩnh biệt bà Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Quân tử và kẻ tiểu nhân, Bắc cầu hay xây tường?, Xin hãy công bằng với nước Mỹ, v.v.

 

Người đi thì đi đã đi rồi, nhưng nhà văn Huy Phương vẫn còn ở đây, ở với gia đình, người thân và bằng hữu.

 

Những tác phẩm của anh có mặt trong thư viện Hoa Kỳ, thư viện các trường đại học, thư viện trong thành phố. Anh vừa nằm xuống là có bao nhiêu bài viết thương tiếc anh và rất nhiều người cầu nguyện cho anh, cho anh yên nghỉ thanh thản.

 

Anh đã trăng trối với vợ con không được phủ Quốc Kỳ trên quan tài của anh, Quốc Kỳ chỉ phủ trên người lính chiến hy sinh ngoài mặt trận.

 

Xin hồn thiêng của nhà văn Huy Phương hãy mỉm cười ở cõi vĩnh hằng, vì bằng hữu của anh vẫn tiếp tục viết, viết để bênh vực những người không có tiếng nói trong nước, viết vì Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, bảo toàn lãnh thổ, lãnh hải cho Việt Nam.

 

– Kiều Mỹ Duyên  

(Orange County, 28/02/2022)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam 2)Nhớ về cuộc di cư 1954. 3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75 4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose. Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa.
Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-1924 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris. Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
Hồ Hữu Thủ cùng với Nguyễn Lâm, Nguyễn Trung của Hội Họa sĩ Trẻ trước 1975 còn sót lại ở Sài Gòn, họ vẫn sung sức lao động nghệ thuật và tranh của họ vẫn thuộc loại đẳng cấp để sưu tập. Họ thuộc về một thế hệ vàng của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Bất kể ở Mỹ như Trịnh Cung, Nguyên Khai, Đinh Cường… hay còn lại trong nước, còn sống hay đã chết, tranh của nhóm Hội Họa sĩ Trẻ vẫn có những giá trị mang dấu ấn lịch sử. Cho dù tranh của họ rất ít tính thời sự, nhưng cái đẹp được tìm thấy trong tác phẩm của họ lại rất biểu trưng cho tính thời đại mà họ sống. Đó là cái đẹp phía sau của chết chóc, của chiến tranh. Cái đẹp của hòa bình, của sự chan hòa trong vũ trụ. Cái mà con người ngưỡng vọng như ý nghĩa nhân sinh.
Westminster, CA – Học Khu Westminster hân hoan tổ chức mừng lễ tốt nghiệp của các học sinh đầu tiên trong chương trình Song Ngữ Tiếng Việt (VDLI) tiên phong của học khu. Đây là khóa học sinh đầu tiên ra trường và các em sẽ được ghi nhận tại buổi lễ tốt nghiệp đặc biệt được tổ chức vào thứ Ba, ngày 28 tháng Năm, lúc 6:00 giờ chiều tại phòng Gymnasium của Trường Trung Cấp Warner (14171 Newland St, Westminster, CA 92683).
Tháng Năm là tháng vinh danh những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho đất nước Hoa Kỳ mà trong đó tất nhiên có người Mỹ gốc Việt. Những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều lãnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn học nghệ thuật, v.v… Nhưng nơi đây chỉ xin đề cập một cách khái quát những đóng góp trong lãnh vực văn học của người Mỹ gốc Việt. Bài viết này cũng tự giới hạn phạm vi chỉ để nói đến các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh của người Mỹ gốc Việt như là những đóng góp nổi bật vào dòng chính văn học của nước Mỹ. Điều này không hề là sự phủ nhận đối với những đóng góp không kém phần quan trọng trong lãnh vực văn học của Hoa Kỳ qua hàng trăm tác phẩm văn học được viết bằng tiếng Việt trong suốt gần năm mươi năm qua.
Vì hình ảnh ảm đạm, buồn sầu, như tiếng kêu đòi tắt nghẹn. Tôi, tác giả, đi giữa lòng thủ đô Hà Nội mà không thấy gì cả, không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Cờ đỏ là quốc kỳ. Mưa sa làm cho những lá quốc kỳ sũng nước, bèo nhèo, nhếch nhác, úng rữa. Một hình ảnh thảm hại. Hình ảnh thảm hại là dự phóng cho tương lai thảm hại. Và thất bại. Lạ một điều, người ta chỉ trích dẫn năm dòng thơ này, tổng cộng 14 chữ, mà không ai trích dẫn cả bài thơ, và hẳn là hơn 90% những người biết năm dòng này thì không từng biết, chưa bao giờ đọc, cả bài thơ, và tin rằng đó là những lời tâm huyết của nhà thơ Trần Dần nói về thời cuộc mà ông nhận thức được vào thời điểm 1955.
Viet Book Fest cho thấy thế hệ trẻ gốc Việt nay đã vượt qua được những ràng buộc cơm áo gạo tiền của thế hệ đi trước, để cộng đồng Việt nay có thể vươn lên với giấc mơ văn học nghệ thuật trên đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Hư vỡ là đặc tính bất biến của cuộc đời, của tất cả những gì có mặt trong vũ trụ này. Nghĩa là những gì hợp lại, thì sẽ tan; những gì sinh ra, rồi sẽ biến mất. Không có gì kiên cố, bất biến trên đời. Đức Phật đã chỉ ra sự thật đó, và biến những thái độ sống không vui thành sự kham nhẫn mỹ học: cái đẹp chính là vô thường. Bởi vì vô thường, nên có hoa mùa xuân nở, có những dòng suối chảy từ tuyết tan mùa hè, có những trận lá mùa thu lìa cành, và có những trận mưa tuyết mùa đông vương vào gót giày. Bởi vì sống hoan hỷ với hư vỡ là tự hoàn thiện chính mình, hòa hài làm bạn với hư vỡ là sống với sự thật, và cảm nhận toàn thân tâm trong hư vỡ từng khoảnh khắc là hòa lẫn vào cái đẹp của vũ trụ. Và sống với chân, thiện, mỹ như thế tất nhiên sẽ đón nhận được cái chết bình an.
Mỗi 30 tháng 4 là mỗi năm xa hơn ngày đó, 1975, thêm một bước nữa xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hầu hết những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến trước 75, nay đã vắng mặt. Non nửa thế kỷ rồi còn gì. Khi không còn ai nữa, không hiểu những thế hệ trẻ tha hương sẽ nhớ gì? Một thoáng hơi cay? Có khi nào bạn đọc ngồi một mình chợt hát lên bài quốc ca, rồi đứng dậy, nghiêm chỉnh chào bức tường, thằng cháu nhỏ thấy được, cười hí hí. Ông ngoại mát rồi. Trí tưởng tượng của người thật kỳ diệu. Rượu cũng kỳ diệu không kém. Nửa chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ trở về thời đó. Lạ lùng thay, quá khứ dù kinh hoàng, khốn khổ cách mấy, khi nhớ lại, có gì đó đã đổi thay, dường như một cảm giác đẹp phủ lên như tấm màn mỏng, che phía sau một thiếu phụ trẻ đang khóc chồng. Cô có mái tóc màu nâu đậm, kiểu Sylvie Vartan, rủ xuống che nửa mặt. Nhưng thôi, đừng khóc nữa. Chỉ làm đất trời thêm chán nản. Để tôi hát cho em nghe, ngày đó, chúng tôi, những người lính rất trẻ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.