Hôm nay,  

Dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh

31/10/201400:00:00(Xem: 3892)

Nhiều năm qua, người Việt Nam ở Quận Cam bước vào tháng 11 với tâm tình hướng về quê hương, mở đầu là Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và các chiến sĩ đã hy sinh cho lý tưởng quốc gia. Tháng 11 năm nay có lẽ cũng đến theo ước lệ như thế, nhưng đặc biệt hơn với một chương trình văn nghệ “Hát Cho Quê Hương” của dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh.

Dân Việt ở Quận Cam chưa bao giờ nghe đến tên Nguyễn Hồng Anh nếu không theo dõi sinh hoạt của người Việt ở "miệt dưới". NHA là người Úc gốc Việt, đến Melbourne năm 1981, là một thuyền nhân. Hành trang đem theo chỉ là một tập nhạc gồm 20 bài anh đã sáng tác rải rác từ năm 1976, trong những ngày lênh đênh giữa đại dương mênh mông đi tìm sự sống trong cái chết, và trong thời gian anh tạm trú ở trại tị nạn Galang, Nam Dương. Lòng yêu quê mẹ đã thôi thúc Nguyễn Hồng Anh mạnh dạn bước vào cộng đồng của dân bản xứ, ngay khi đặt chân đến Úc, qua sự trình bày những nhạc phẩm của mình, như lời tâm sự của kẻ tha hương. Anh đã lôi kéo được sự chú ý của người Úc. Trên trang báo địa phương, người đọc bắt gặp hình ảnh một thanh niên trẻ, ôm cây đàn Tây-ban-cầm với hàng tít lớn: “Anh ready to be singing success.” (Trích The News. Aug. 12, 1981)

Định mệnh đã không đặt anh lên sân khấu của nghệ thuật thứ bảy nên sau bốn năm làm việc, năm 1985, khi dành dụm được số vốn nho nhỏ, NHA khởi sự nghề làm báo và cho ra đời tờ TiVi Tuần San. Cho đến nay, sau ngót ba mươi năm say mê kinh doanh, anh đã trở thành nhà báo chuyên nghiệp và là một thương gia thành công, khi đưa TiVi Tuần San tới chỗ đứng vững vàng trong thương trường. Thành qủa của tim và óc của anh đã được chính quyền Úc ghi nhận. Độc giả có thể xem thêm tin tức trên trang: www.tivituansan.com.au.

blank
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh.

Nhưng thời gian và sự bận bịu của nghề báo không làm mòn mỏi con người NHA. Anh đã chán nghề làm báo chưa? Điều đó không ai rõ. Chỉ biết là những năm sau này, anh sáng tác trở lại thật nhiều và bất ngờ xuất hiện trong các chương trình văn nghệ ở Úc. Người viết bài này nghĩ rằng có lẽ anh đa tài. Tuy nhiên trong một lần trao đổi, người viết đã được nghe anh NHA tâm tình:


- “Tôi có nhiều đam mê đi theo từng giai đoạn của cuộc đời. Hát và sáng tác nhạc là một trong những đam mê đó!”

Chỉ có lạ một điều là ở vào tuổi mùa thu, sức sáng tác của anh bỗng nhiên bừng lên, thật phong phú, thật dồi dào. NHA đã tặng cho đời những bông hoa qúy nở muộn trong dòng nhạc mới, đầy cảm xúc của êm ái và sôi nổi. Đi đôi với tình riêng, anh dành một chỗ đặc biệt trong tim cho quê hương Việt Nam. Anh đã hát to lên, qua một số nhạc phẩm, ước vọng lớn cho hòa bình thật sự, trong thực trạng hiện tại của đất nước. Những cảm thức này được thể hiện trong các CD: Của Hồi Môn – Như Người Việt Nam – Hòa Bình Lừa Dối.

Người viết bài này không đi sâu vào việc thẩm định dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh, nhưng dành việc này cho khán thính giả, vì sự rung động và cảm nhận trong âm nhạc, tùy thuộc rất nhiều vào chiều hướng thẩm nhạc và tâm tình của giới thưởng ngoạn. Tuy nhiên tham dự chương trình “Tình Ca Hát Cho Việt Nam” sẽ là món quà của dân Việt ở Quận Cam thân ái dành cho một tâm hồn nghệ sĩ nhiều đam mê và sống trọn tình cho những đam mê đó.

blank
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh.

Khán giả tham dự sẽ được nghe một số nhạc phẩm tiêu biểu cho dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh, qua các giọng hát được yêu mến trình bày: Như Người Việt Nam – Giấc Mơ Bên Sông – Everybody Wanna Go Away/Tình Có Lúc Xa – Ai Ra Xứ Người – Vũ Điệu Thuyền Nhân – Chiều Viễn Xứ Chiều Nhớ Quê Hương – Đêm Đại Dương – Nhớ Nhớ Thương Thương – Từ Bạch Đằng Đến Biển Đông – Hòa Bình Lừa Dối – Của Hồi Môn – Đường Về Quê – Tình Mê – Dư Hương – Chuyện Của Tôi – Dòng Máu Việt Nam…. Và nhiều nữa!

Trong ước vọng được chia sẻ với đồng hương tại Mỹ tài năng và tâm tình hát cho chính mình và cho quê hương của nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh, ban tổ chức trang trọng kính mời quý vị tới tham dự chương trình “Tình Ca Hát Cho Việt Nam”, ngày Thứ Bảy, 8 tháng 11, từ 1-4 giờ chiều tại Hội Trường Việt Báo. Địa chỉ: 14841 Moran Street, Westminster, CA 92683. Vào cửa tự do.

Thay mặt Ban Tổ Chức

Trịnh Kim Dung

October 8, 2014

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi là dân Bắc Kỳ 54 di cư vào miền Trung, đến một thành phố rất đẹp ven biển. Ba tôi dạy học mãi ngoài Huế, nên tôi ở lại thành phố biển với Ông Nội và hai bà cô để tiện bề học hành và hầu hạ Ông. Tôi coi Ông giống như Cha, nhưng đôi khi cũng rất buồn, cô đơn và tủi thân. Bởi vì Ông già hơn Cha nhiều và khó gần gũi. Những lúc như vậy, hầu như tôi chỉ có bé Uyên là người thân thích nhất...
Sarah, cô bạn da trắng, từng học chung với tôi chương trình về Day Care tại McEwan College nhưng lại rủ rê tôi làm việc hổng có dính dáng gì đến Day Care: chuỗi cửa hàng cà phê. Hồi đó, sau khi lấy bằng Day Care, chúng tôi mỗi người một nẻo, tôi làm trong một Day Care Center một thời gian, bỗng một hôm gặp lại Sarah, nó bảo nó đang làm manager cho một chuỗi cửa hàng cà phê, nó khoe ông chủ rất dễ thương, tốt bụng, đang cần một người làm part time rất đúng “nghề” của tôi!
Lục bát mới của nhà thơ Nguyễn-hòa-Trước
Từ “Cha” chỉ là một tên gọi khác của lòng yêu thương. (Fanny Fern)
Tôi không có mẹ nên tôi nghĩ nhiều về bố tôi. Nói đúng ra, nói không có mẹ là tôi nói sai, vì không có mẹ thì ai sinh ra mình. Phải nói lại cho đúng là tôi mồ côi mẹ từ lúc sơ sinh. Ý niệm về mẹ đối với tôi rất mơ hồ và cũng rất nguyên vẹn. Mẹ là gì? Chỉ là một bức hình bán thân đen trắng cỡ bằng trang vở học trò, một khuôn mặt người xưa còn rất trẻ, đôi mươi, rất gần mà cũng rất xa, mông lung là như có, rồi như không. Tấm hình ấy ở luôn bên tôi từ lúc tôi có trí nhớ. Đến bây giờ vẫn hiện diện đó...
Anh Bông thức giấc thấy vợ đã đứng bên giường. Ánh sáng từ bên ngoài lùa qua khe cửa sổ rực rỡ làm anh giật bắn người, theo phản ứng tự nhiên anh vụt ngồi nhỏm dậy, tung mền nhảy xuống đất...
Dòng đời lặng lẽ trôi không một phút ngừng nghỉ, người sanh diệt đến đi cứ như áng mây trời, thoạt có thoạt không. Cái hình hài nhân dáng này coi vậy chứ vô thường lắm, có đấy mất đấy không hẹn kỳ hạn định. Cuộc trăm năm ngỡ dài nhưng thật sự chẳng mấy chốc, ấy là chưa nói đến những bất ngờ không biết trước được. Người đến thế gian này vì ân oán, vì duyên nợ mà gặp nhau để làm cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, bạn bè... những mối ân tình sâu đậm ràng buộc chúng ta với nhau...
Người nào cũng thương cha mẹ của mình mà không nói, không bày tỏ tình yêu của mình. Nếu không nói ngày hôm nay, ngày mai nếu không thức dậy thì sẽ không còn cơ hội để nói: cha ơi, con thương cha lắm! Ngày xưa, thương cha, thương mẹ, thương người mình kính trọng chỉ để trong lòng, ngày nay thương ai cứ nói ra. Nếu ngày mai mình không còn, sẽ không ân hận là mình có nhiều cơ hội để nói mà mình không nói.
Tháng Sáu mọi người sửa soạn chào đón Ngày Father’s Day, Ngày Của Cha. Công Cha như Núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!
Đây là chiến trường đẫm máu và nổi tiếng nhất trong cuộc Chiến Tranh Nội Chiến (Civil War), hay Chiến Tranh Nam-Bắc của người Hoa Kỳ. Chiến tranh diễn ra giữa người Miền Nam và người Miền Bắc, kéo dài trong suốt bốn năm từ 1861 tới 1865...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.