Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Ngộ

24/07/202411:44:00(Xem: 908)
Phat
Từ tranh của Nguyễn Trung

 



Xin cảm ơn tác giả Thuần Bạch

Theo bản dịch thiền Suzuki

Chúc Thanh

   

 

Phật pháp là lời dậy của bậc giác ngộ, của đức phật trong phật pháp, bồ đề được định nghĩa là sự giác ngộ. Có lúc các hàng phật tử, có người muốn biết xem giác và ngộ, chủ đề nào tới trước, chủ đề nào tới sao? Giác ngộ chính là tâm yếu của những gì đức phật thuyết giảng cho các đệ tử. Có người cho rằng ngộ là chính yếu của phật giáo đại thừa. Phật giáo nguyên thủy cũng nhấn mạnh đến sự thành tựu bồ đề. Tất cả trong mọi trường hợp, nói đến bồ đề là phải khơi lại căn bản kinh nghiệm về ngộ.

 

Thưa, chữ bodhi (= bồ đề) trong tiếng phạn và chữ Buddha (thầy Thích Nhất Hạnh gọi là Bụt) cùng có ngữ căn radical chung là chữ bud, mà theo giải thích của phật pháp có nghĩa là giác, là tỉnh thức.

 

Phật Thích Ca là bậc toàn giác, đại giác ngộ. Chúng sanh và chư phật tử là những người được giác ngộ từng phần. Trong từng phần đó, còn phải kể tới hốt giác hốt mê, có lúc giác, có lúc mê, lúc mê là lúc bị tham sân si chế ngự.

 

Điều đức phật dậy chúng ta là tu sửa bỏ tham sân si để thành tựu bồ đề, tức là giác ngộ lần lần.

 

Nghe ra để mà tu sửa có lúc cũng nhọc nhằn. Nhưng do tâm ý, do nhân duyên đưa đẩy, có người đi lần lần tới bồ đề nhẹ nhàng thanh thản. Có người vướng mắc nghịch duyên cản trở trì trệ. Vấn đề là làm sao cố gắng tìm hiểu và thực hành giác ngộ.

 

Giác ngộ khó khăn vô cùng. Theo lý thuyết, một hành giả muốn đi lần tới giác ngộ, phải cần có ít nhiều trí thức.

 

Thưa, trí thức nói chung là sự hiểu biết.

 

Trí là trí tuệ bát nhã (prajna). Nói rõ ra trí là sự hiểu biết bằng trực giác.

 

Thức là hiểu biết bằng suy nghĩ và lý luận.

 

Nói cách khác, trí là mau, gọn, hiểu ngay tổng thể.

Thức là chia tổng thể thành hai phần:

chủ thể và đối tượng, rồi mới nắm bắt được.

 

Con đường của trí là năm bắt thực tại trong cái nhất quan, mau và toàn thể: như thị. Con đường của trí đi rất gần đến giác ngộ, có lúc ngộ mà trí vẫn làm việc.

 

Trí không bao giờ ngừng hoạt động dù chúng ta chẳng để ý đến nó. Trí làm việc luôn luôn mỗi lúc mỗi ngày. Đó là một ý thức sống thường xuyên không gì đuổi đi hay nắm bắt được. Trên con đường vô tận thường hằng của trí, ý thức ngộ có thể xuất hiện, nghĩa là biết rất rõ rất mau một chân lý nào đó, đấy là một nắm bắt kỳ diệu và bất ngờ: đốn ngộ.

 

Muốn đạt ngộ, mọi ý nghĩ trong tâm thức, trong sinh hoạt cuộc sống, có lúc phải được quét sạch, là dẹp bỏ, các nhà triết học Ấn Độ  gọi việc dẹp bỏ này rất cần thiết để đi vào chánh định, còn gọi là tam muội hay samadhi để đạt tới tâm thái quân bình.

 

Tuy nhiên tâm thái quân bình này chưa phải là ngộ. Chánh định chưa đủ để ngộ, nó chỉ là cái nền, cái điểm tựa vững vàng, cần phải có một sự nhận biết lóe sáng, một sự bừng tỉnh, thức giấc.

 

Sự bừng tỉnh vận hành đúng thời điểm được nhận biết là đốn ngộ, đạt ngộ.

 

Thiền sư Suzuki đã diễn giải rõ ràng qua nhiều trang sách: ngộ không gì khác hơn sự lãnh hội một thực tại chớp nhoáng bằng trực giác bát nhã. Ngài giải thích rằng thực tại với chủ thể (chính mình) là một.

 

Không có một thực tại nào bên ngoài hữu.

 

Hữu chính là chủ thể và chủ thể đó là hữu.

 

Ngài Suzuki cũng diễn giải thêm, là khi bạn suy nghĩ hăng say về đáp án, càng phấn đấu, ngộ càng rời xa bạn. Chừng nào bạn còn nỗ lực tìm kiếm thì không ngộ. Nhưng bạn cũng không ngó lơ nó… cho tới một lúc nào đó, tự nhiên có sự bừng tỉnh của trực giác bát nhã phải chợt thức dậy. Bạn sẽ hỏi trực giác bát nhã (prajna intuition) là gì?

 

Thưa, thiền sư giải thích bằng một thí dụ như sau: khi bạn thấy một bông hoa tươi đẹp, thì trước thời điểm bạn nhận biết đó là một bông hoa, bạn đã có một cảm nhận thế nào là hoa… cái lãnh hội thông thường, từ thiên tư, nó tới trước tiên đó, ông gọi là trực giác bát nhã… nhưng đó không phải do kinh nghiệm, vì tâm của bạn đang ở chốn quân bình (=chánh định).

 

Nói chung, nếu trực giác bát nhã đến với tự tâm đang ở trong chánh định, ở một thời điểm thích hợp, toàn hảo thì ngộ xuất hiện: ngộ đến như tự nhiên mà bắt gặp.

 

Chứng ngộ hay ngộ là việc rất hiếm có, rất khó xuất hiện. Như trường hợp của đức phật Thích Ca. Ngài là bậc toàn giác. Khi ngài tu luyện với ý muốn giải thoát sanh tử cho chúng sanh. Lúc đầu, ngài học tập đạo lý biện thuyết, nhưng rồi ngài cảm thấy không lợi lạc.

 

Ngài quay sang tu khổ hạnh, do khổ tu mà cơ thể ngài ốm yếu hao gầy quá đỗi, đến gần như tiêu hao mòn mỏi hết sức lực.

 

Ngài bèn dùng sữa và quyết chí tiếp tục tìm kiếm một con đường giải thoát khác.

 

Lý luận không đạt, khổ hạnh không thành.

 

Lòng mong mỏi tìm cầu con đường khác, tu tập giải thoát khổ đau, vượt vòng sanh tử như một bài toán còn nguyên chưa có đáp án.

 

Ngài không thể tiến lên, ngài không thể thối lui, ngài bắt buộc tự giam tâm tại chỗ. Nhưng cứ dừng lại như tại chỗ cũng không giải quyết được gì.

 

Rồi ở đúng bước ngoặt tâm linh đó, tình thế tiến thối lưỡng nan của đức phật vẫn đúng là hợp đạo lý, nên từ trong chánh định, và chánh niệm bền vững, có một lúc, nơi tâm thức từ bi, trạng thái của ý thức chợt sáng bừng đạt ngộ. Tự tâm ngài Gotama thấy được điểm phát khởi bodhi từ đáy thẳm của trực giác bát nhã:

 

Ngài phát nguyện, gắng suy tìm chân lý

Cội bồ đề, ngồi tĩnh tọa hành thâm

Ngài quán chiếu, lý vô thường, nhân quả

Luật trả vay, vay trả, kiếp luân hồi.

 

  *

*   *

 

Ngài suy xét, pháp môn tu khổ hạnh

Không đạt thành, đạo quả lý cao thâm

Mang thân này, cùng chánh tâm hiện hữu

Tới viên thành, chánh giác độ nhân sinh.

 

  *

*   *

 

Rồi ròng rã, bốn mươi năm thuyết pháp.

Giảng đạo độ đời, ngài điểm nhãn khai thông

Cõi ta bà, ngài vân hành cứu độ

Nơi đạo tràng, ngài truyền pháp tùy duyên.

 

             *

 *    * 

 

Đã bao đời, đã hằng thiên niên kỷ

Đạo pháp ngài, gieo hạt giống từ bi

Tượng pháp ngài, tỏa hào quang hỷ xả

Lưu dấu muôn đời, vạn kiếp đức từ tôn.

 

A Di Đà Phật

Paris mùa hạ 2024

Chúc Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong khi số lượng nhà bán nhiều hơn số người mua
Chuyện về một người nông dân được giải thưởng về trồng bắp
Trong kỳ báo trước tôi đã trình bày sự quan trọng của điểm thi và qúa trình học trung học
Có phải quý vị là khách hàng có khoản vay thế chấp bất động sản từ ngân hàng Wells Fargo hay Wachovia
Việc mua hoặc tái tài trợ căn nhà của quý vị có thể là một trong các quyết định tài chánh quan trọng
Vào Tháng Năm vừa qua, Thành Phố Garden Grove đã ra thông báo về một số qui định mới
Vào khoảng 20 năm qua, một loại sản phẩm mới được ra đời
Trong những số Việt Báo kỳ trước, tôi dã viết về tương lai bi đát của hệ thống đại học UC
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.