Hôm nay,  

Câu Chuyện Thật Cảm Động Nhân Lễ Chiến Sĩ Trận Vong Mỹ

5/29/202423:17:00(View: 3125)

Giao Chỉ San Jose

Câu Chuyện Thật Cảm Động Nhân Lễ Chiến Sĩ Trận Vong Mỹ
(Bài viết kể về một câu chuyện Người Lính Mỹ Gốc Việt hoàn toàn có thật).
   

-Có bà mẹ Việt Nam, gốc Long An, sinh quán Sài Gòn, lớp ngoài 50, đến Mỹ diện đoàn tụ.
Sở di trú hỏi rằng:
- Đoàn tụ với ai?
- Đoàn tụ với con trai.
- Con trai đâu rồi?
- Chết rồi.
- Chết ở đâu?
- Chết ở Iraq. Cháu là Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Tôi tên là Nguyễn Thị Kim Hoàn, con trai tên là Lê Ngọc Bình...
 

blankBà Mẹ Việt Nam Đoàn Tụ Với Con, Trong Nghĩa Địa Arlington!
   

Tuy Kim Hoàn khai như vậy nhưng liên hệ mẹ con rất phức tạp. Hồ sơ được dân biểu đưa cả lên Quốc hội, sau cùng mới giải tỏa. Luật sư Hoa Kỳ do Thủy quân lục chiến (TQLC) Mỹ yêu cầu đã biện hộ cho bà mẹ Việt Nam. Xin vắn tắt nói cho gọn câu chuyện dài dòng.
 

Một lính TQLC Mỹ gốc Việt anh hùng đã hy sinh tại Trung Đông để cứu đồng đội ngày 3 tháng 12/2004.
Anh đã xông ra cổng trại, hạ sát tài xế đang lái xe bom lao vào căn cứ. Bom nổ, anh bị thương nặng, cưa 1 chân, nhưng vẫn không cứu được.
Trước khi chết, hạ sĩ Lê Ngọc Bình trối trăn rằng hãy liên lạc với mẹ anh. Nguyễn Thị Kim Hoàn còn ở Việt Nam.
Bạn của Lê Bình khai rằng mộng ước của anh hạ sĩ trẻ gia nhập thủy quân lục chiến Hoa Kỳ là để trở thành công dân và sẽ lo đoàn tụ với mẹ tại Mỹ.
Bây giờ mỗi tuần, hàng tháng, qua nhiều năm. Mẹ con đoàn tụ tại nghĩa trang Arlington, VA.

Ngày giỗ của hạ sĩ Lê Bình cũng là ngày lịch sử trong nhật ký hành quân của căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ thoát nạn xe bom 500 cân nổ ở cổng trại Terbil.
Đó là ngày 3 tháng 12 năm 2004, cách đây 18 năm. Cũng như mọi năm, mùa lễ hội năm nay, trong lúc mọi gia đình gặp nhau từ lễ Tạ ơn đến Giáng sinh ở khắp nơi trên thế giới thì Kim Hoàn sẽ gặp con trai yêu quý của cô tại Arlington.
Cô Kim Hoàn họ Nguyễn lấy chồng họ Trần và sinh hạ được con trai duy nhất tên Bình. Trần Ngọc Bình.

Một buổi sáng mùa thu năm 1991 hai vợ chồng đưa cháu Bình 7 tuổi lên đường đi du học Hoa Kỳ. Gia đình vợ chồng trẻ, không có sự nghiệp lấy tiền đâu mà cho đứa con trai duy nhất đi Mỹ du học cấp tiểu học.
Câu chuyện rắc rối với giấc mơ Mỹ quốc bắt đầu. Cô em chồng họ Trần lấy anh chàng họ Lê vừa trúng số di dân được phép nhập cư vào Mỹ. Vợ chồng anh Lê không có con bèn nhận cháu Bình làm con nuôi. Như vậy là thằng Bình con cô Kim Hoàn từ họ Trần chuyển qua họ Lê để được đi du học theo diện tỷ phú Việt Nam.

Kim Hoàn không bao giờ quên được đứa con trai trong buổi tiễn đưa từ phi trường Tân Sơn Nhất. Cô chỉ có 1 con trai duy nhất. Đời sống vợ chồng đã bắt đầu không hợp. Chỉ có đứa con là niềm vui gia đình.

blank(Hình: Hạ sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ: Lê Ngọc Bình)
 

Thằng bé gầy ốm, ngoan ngoãn, hết lòng thương yêu mẹ, nay bỗng chốc trở thành xa cách. Tờ giấy viết tay đồng ý cho làm con nuôi người ta, ký trong nước mắt.

Cô không ngờ rằng sau này, dù còn sống cũng đã có lúc mất con. Sau cùng đứa con chỉ trở lại khi đã nằm sâu dưới lòng đất.
Nhưng ngay lúc chia tay ở phi trường, cùng với bao gia đình giàu có tiễn con đi Mỹ, Kim Hoàn cố vui trong niềm hy vọng tương lai.

Chẳng quản ngại những phiền phức về giấy tờ. Cô tin chắc rằng thằng Bình thương yêu của cô sẽ không bao giờ bỏ cô. Nó sẽ trở về hoặc cô sẽ ra đi. Mẹ con rồi sẽ gặp nhau!
Đâu có ai ngờ rằng niềm vui đã nằm trong thiên tai. Bạn của Lê Bình khai rằng mộng ước của anh hạ sĩ trẻ gia nhập thủy quân lục chiến Hoa Kỳ là để trở thành công dân và sẽ lo đoàn tụ với mẹ tại Mỹ.
Hạnh phúc thật gần.

Cậu bé Trần Ngọc Bình của mẹ Kim Hoàn nay trở thành Bình Lê đi Mỹ được vài tuần là cu cậu nhớ mẹ, nhớ nhà.

Ở với các cô dượng, nhưng vẫn nhớ mẹ ngày đêm. Đứa bé 7 tuổi hý hửng lên đường đi Mỹ nhưng chim non vẫn chưa quen rời tổ mẹ. Mẹ con vẫn cố liên lạc qua điện thoại và những lá thư hiếm hoi.
Mẹ viết cho con rất nhiều nhưng chỉ nhận được rất ít. Ai cũng biết rằng thằng Bình 7 tuổi thì chữ nghĩa Việt ngữ được bao nhiêu.

Nhưng hạnh phúc biết bao, năm cháu 12 tuổi thì cô dượng về chơi cho Bình về thăm nhà. Trải qua 5 năm ở Mỹ nhưng Bình vẫn còn là con trai của mẹ Kim Hoàn.
Mẹ chiên khoai cho con trai ăn xem có khác gì khoai chiên của Mỹ. Con kể chuyện Hoa Kỳ và hứa hẹn có ngày khôn lớn sẽ đem mẹ qua Mỹ.
Mẹ con đều không biết rằng bây giờ đâu còn liên hệ thân quyến để sau này hợp lệ đoàn tụ. Con mình đã thành con người ta. Tuy nhiên đứa bé 12 tuổi vẫn giữ mãi quyết tâm.
Sau lần về thăm viếng rồi lại ra đi. Nước mắt mẹ con lại rơi xuống với niềm hy vọng vào tương lai đoàn tụ.
Vẫn là Tân sơn Nhất chia ly 5 năm trước, bây giờ giã biệt lần thứ hai. Chẳng biết đến bao giờ gặp lại.

 
Hạnh phúc rời xa
Sau khi cháu Lê Bình ra đi thì đời sống vợ chồng cô Kim Hoàn sóng gió. Anh chồng họ Trần là cha ruột của cháu Bình ly thân rồi ly dị với mẹ Kim Hoàn.
Từ đó gia đình cô em chồng bên Mỹ cũng như nhà chồng ở Việt Nam tuyệt giao không còn liên lạc. Không có địa chỉ mới, không có điện thoại. Mẹ Kim Hoàn hoàn toàn không có tin tức gì về đứa con trai thân yêu trong 4 năm dài.

Ở Việt Nam, mẹ đau thương khổ sở vì đứa con còn sống mà như là mất tích. Trong khi đó, suốt thời gian ở trung học Bình Lê tỏ ra rất xuất sắc.
Cháu là thành viên của ban nhạc thiếu nhi trong nhà thờ. Bình tập chơi tất cả các nhạc cụ. Trumpet, Key Board và Drump. Anh còn gia nhập đội Thiếu sinh quân trong trường và trở thành tiểu đoàn trưởng đơn vị Eagle. Con đường này sau này đã dẫn em theo binh nghiệp.

Nhưng thằng Bình của mẹ lớn dần và ngày đêm đòi cô dượng phải cho tin tức của mẹ. Lê Bình biết là mình không phải con mồ côi. Bình biết là mẹ còn chờ đợi ngày đêm ở Việt Nam. Cháu đòi phải liên lạc cho bằng được.
Sau cùng cậu thiếu niên 18 tuổi tốt nghiệp Edison High School ở Fairfax đã trở về Việt Nam thăm mẹ lần thứ hai. Nét mặt vẫn trẻ thơ nhưng Lê Ngọc Bình đã cao lớn, rắn rỏi và đầy nghị lực.

Mẹ con lại từ biệt trên sân bay Tân sơn Nhất. Mẹ Kim Hoàn thấy con trưởng thành đầy tương lai nhưng không hiểu sao chợt thấy nhiều lo ngại. Cô nói rằng tiễn con ra đi lần thứ 3, sau đó bị ốm mấy tháng.
Phần Lê Bình, anh thấy rõ con đường trước mặt. "The Few, The Proud, The Marine". Không cho mẹ biết, anh gia nhập Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và lập tức được gửi qua Trung Đông đánh trận Iraq năm 2003.

Từ Iraq trở về đơn vị bên Okinawa, Bình mới gọi điện thoại về cho mẹ biết con đi lính. Con nói bây giờ bình yên rồi. Đánh trận Iraq xong rồi. Mẹ con thời kỳ sau này liên lạc nhiều qua email.
Mẹ viết thư email lên tiếp, con trả lời vừa ngắn vừa thưa thớt. Tình yêu con tràn ngập tuôn trào trên máy điện toán. Quyết tâm sẽ đưa mẹ qua Mỹ, vào quân đội là con đường để sớm đạt mục đích.
 

Những lá thư
Trải qua nhiều tháng giữa hai kỳ dưỡng quân, mẹ con trao đổi email. Xấp bản sao những lá thư trong hồ sơ Lê Ngọc Bình tặng cho Viet Museum tràn đầy nước mắt.

Thất vọng về chuyện gia đình, mẹ Kim Hoàn trải dài tâm sự qua đứa con trai xa cách. Hôm nay là ngày sinh nhật của con. Con đang làm gì?
Giáng sinh năm nay con ở đâu? Năm con 5 tuổi mẹ dẫn con đi xem đèn nhà thờ, con nhớ không?

Thời kỳ mất liên lạc, mẹ tưởng chừng không sống nổi. Sao con đi lính mà không cho mẹ hay. Cô dượng ký tên cho con nhập ngũ cũng không cho mẹ biết.
Bình thân yêu của mẹ. Hôm nay mẹ ngồi viết email cho con lúc 12 giờ khuya. Thiên hạ đón giao thừa. Mẹ nhớ lúc con còn nhỏ ngồi bên mẹ. Hạnh phúc biết bao!

Bây giờ không biết đến bao giờ mẹ con mới đoàn tụ. Đến khi nào nhắm mắt, mẹ có con bên cạnh là mãn nguyện. Mẹ mới gửi quà cho con. Nhưng nghe có bão tuyết nên thư từ bị chậm.

Rồi mẹ Kim Hoan hết sức vui mừng nhận được thư của con. Mẹ thương của con. Bình viết. Con rất thương mẹ. Con mong mẹ vui và đừng lo cho con nữa. Con đã tự lo lấy từ năm 12 tuổi.
Bây giờ đi lính là con đường con lựa chọn. Trước hết phải đi lính. Sau này quân đội cho con tiền đi học, chính phủ cho con quốc tịch. Con đón mẹ qua. Con lập gia đình. Chắc chắn mẹ con sẽ đoàn tụ.
 

Đoạn kết một thảm kịch
Tiếng bom nổ ở trại lính bên Trung Đông đã làm tan nát giấc mơ đoàn tụ của cô Kim Hoàn ở Sài Gòn.
Lời trăn trối của hạ sĩ truy thăng Lê Ngọc Bình lập tức được thi hành. Trong một ngày tòa lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn làm giấy tờ và lấy vé máy bay cho cha mẹ anh qua Mỹ.

Hai vợ chồng cũ ngồi bên nhau trong chuyến bay theo diện “du lịch” Mỹ, mỗi người suy tư một ngả.

Kim Hoàn về tạm trú bên nhà em chồng là cô dượng nuôi cháu Bình. Những ngày đầu tiên trên đất Mỹ chắc chắn không phải là những ngày vui.
Phần đất nước xa lạ, phần thương con, lại thêm hoàn cảnh không hòa thuận với gia đình bên chồng cũ.

Thậm chí ngay khi thiên hạ đi đón xác Lê Bình về, Kim Hoàn cũng không được báo cho biết để tham dự.

Chỉ đến khi chôn cất cô mới có mặt tại giây phút đau thương. Sau đó. Người chồng cũ đã có gia đình mới ở Việt Nam, nên trở về. Kim Hoàn xin ở lại.
Vì không còn là mẹ chính thức của tử sĩ anh hùng Lê Ngọc Bình nên hồ sơ không hợp lệ. Thủy quân lục chiến phải tìm một luật sư tình nguyện và thỉnh cầu dân biểu địa phương trình một dự luật đặc biệt để người mẹ xấu số có được thẻ xanh.

Giấc mộng đoàn tụ bây giờ mới thực sự có kết quả.
 

Đoàn tụ ở Arlington
Kim Hoàn đến Mỹ theo điện du lịch, tất cả mọi thứ đều phải tự lo lấy. Quét nhà, trông em, phụ bếp. Cô đã trải qua tất cả.
Không nghề nghiệp, không Anh ngữ, không kinh nghiệm, cô phải làm bất cứ nghề gì để sinh tồn…Sau cùng cô đi học công việc sơn móng tay làm đẹp phụ nữ thủ đô Hoa Kỳ.

Cô nói, thì ít ra cũng gọi là một nghề. Làm Nail. Đó là công việc hàng ngày. Nghề riêng là đoàn tụ hàng tuần hàng tháng với con trai.

Mùa Xuân chim hót chào đón mùa hè nở hoa. Mùa thu lá rụng dọn đường cho tuyết rơi mùa đông. Nghĩa trang cho cô giấy phép lái xe vào khu 60 đến thăm con.

Nửa năm đầu nghĩa trang mở cửa đến 7 giờ chiều. Nửa năm sau 5 giờ đóng cửa sớm. Arlington mênh mông 250 mẫu với hàng trăm ngàn ngôi mộ từ trăm năm qua, ngày nay trở thành quen thuộc.

Ngày 3 tháng 12 năm nay tưởng nhớ ngày con trai tử trận, Kim Hoàn sẽ lại đến với cháu Lê Ngọc Bình. Người anh hùng mang huy chương anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc.

Cô khấn vái. Bình thương yêu. Phải chi năm 7 tuổi mẹ không cho con đi Mỹ. Mẹ không bỏ con. Mẹ chỉ muốn con có tương lai. Mẹ cũng hy vọng một ngày sang Mỹ đoàn tụ với con ở thiên đường.

Cho con đi theo cô dượng, mẹ làm đúng hay sai. Năm con 20 tuổi, phải chi con đừng đi lính. Con quyết định đi lính, để rồi đoàn tụ với mẹ ở đây. Con làm đúng hay sai.

Mẹ đang sống ở đây. Thiên đường hay địa ngục. Giữa buổi chiều lạnh vắng. Cô Kim Hoàn lấy tay xoa trên bia mộ rồi đưa lên môi.
Người mẹ hôn đứa con thân yêu nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Quân Đội Mỹ Arlington!
 
Giao Chi San Jose. [email protected] 
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sắp tới, có thể nhiều quý độc giả sẽ phải thực hiện nhiệm vụ thường niên: nộp hồ sơ khai thuế cho năm trước đó. Đối với một số người, đây là việc đơn giản và dễ dàng. Nhưng với một số khác, quá trình này lại là một việc khó, đầy áp lực và căng thẳng. Đặc biệt, luật thuế năm 2025 đã có một số thay đổi đáng chú ý, có thể ảnh hưởng đến khoản hoàn thuế, và sẽ khiến nhiều người đau đầu hơn trước. Sau đây là một số điều cần biết để chuẩn bị sẵn sàng cho mùa khai thuế năm 2025.
Bước sang năm mới, tiểu bang California có hơn 1,000 điều luật mới bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu năm. Đây là số dự luật được thông qua và phê chuẩn bởi thống đốc tiểu bang trong số khoảng 5,000 điều luật được đệ trình và 200 dự luật bị bác bỏ bởi văn phòng thống đốc. Con số luật mới này chỉ là ở tiểu bang California. Tất cả 50 tiểu bang trên toàn nước Mỹ cũng có luật mới, nhưng với số lượng ít hơn. Đó là chưa kể đến các điều luật mới của chính phủ liên bang và các cấp địa phương như quận hạt, thành phố thông qua và áp dụng tại mỗi địa phuong liên hệ. Đây chỉ là thay đổi một năm, khi hầu hết mọi nơi đều có luật mới hay thay đổi luật mỗi năm. Đó là căn bản và nền tảng xã hội pháp trị tại Hoa Kỳ.
Phúc lợi thuốc của Medicare, được biết như là Part D, sẽ chứng kiến nhiều thay đổi lớn trong năm tới như một phần thúc đẩy rộng lớn hơn để giúp trên 50 triệu người Mỹ đã ghi danh vào chương trình quản trị chi phí thuốc men. Đó là kết quả của Đạo Luật Giảm Lạm Phát (Inflation Reduction Act – IRA) năm 2022 của chính phủ Biden, trong đó trao thẩm quyền mới cho chính phủ để trực tiếp thương lượng giá cả của một số thuốc với các công ty dược phẩm. Luật này cũng bao gồm 2 thay đổi lớn khác sẽ có hiệu lực vào năm tới: Lựa chọn để làm dễ chịu các chi phí cùng trả (co-payments) đối với các loại thuốc trên cơ bản hàng tháng và giới hạn mức $2,000 cho việc trả tiền out-of-pocket (tiền túi tự trả) cho tất cả những người ghi danh vào Part D.
Là cái rằm cuối cùng của mùa thu và của cả năm 2024, Trăng Lạnh (Cold Moon) hứa hẹn sẽ là một ‘chương cuối’ mãn nhãn của bầu trời đêm năm nay. Theo lịch thiên văn, mặt trăng sẽ tròn nhất vào lúc 4:01 sáng (giờ EST) ngày Chủ nhật, 15 tháng 12 năm 2024. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất để ngắm trăng là khi sập tối, mặt trăng bắt đầu ló dạng. Khi đó, trăng sẽ nằm trong chòm sao Kim Ngưu (Taurus), được bao quanh bởi những ngôi sao sáng nhất của bầu trời đêm và Mộc tinh rực rỡ.
Hamed Valizadegan, một khoa học gia về máy học (machine learning) tại NASA, từng huấn luyện một thuật toán để kiểm tra hình ảnh của các mạch máu trong võng mạc của các phi hành gia, giúp tìm hiểu rõ hơn về sự thay đổi thị giác trong môi trường phi trọng lượng (hay vi trọng lực, microgravity). Đây là một công việc quan trọng, nhưng niềm đam mê với bầu trời đêm từ thời thơ ấu của Valizadegan vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai, khiến ông không ngừng nghiên cứu các vì sao.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các quốc gia phát triển "tăng gấp đôi nguồn tài chính thích ứng lên ít nhất 40 tỷ đô la một năm vào năm 2025" để bảo vệ những nhóm dân số dễ bị tổn thương khỏi cuộc khủng hoảng khí hậu.
Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng lại những nỗ lực mới của các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ nhằm thu hồi Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) của Trung Quốc, cảnh báo rằng những động thái như vậy có thể gây tổn hại đến sự ổn định kinh tế toàn cầu.
Nga đang huấn luyện lính đánh thuê để chiến đấu chống lại Ukraine tại bãi tập Kazachiy ở Crimea, vùng đất Ukraine mà Nga chiếm đóng từ 2014, theo phong trào du kích Atesh đưa tin vào Chủ Nhật, ngày 10 tháng 11.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.