Hôm nay,  

Hiệu Ứng Rashomon Và Khoa Học Về Cách Ký Ức Hình Thành Và Dao Động Trong Não

5/19/202300:00:00(View: 2957)
 
tri nho
Thực tế là trí nhớ của chúng ta chỉ có thể đọng lại được một phần nhỏ về các sự kiện và hiện tượng đang diễn ra bên trong và xung quanh mình tại bất kỳ thời điểm nào. Khi hồi tưởng lại, chúng ta lấy ra những mảnh nhỏ này và cố gắng tái tạo chúng thành một ‘thực tại’ tổng thể về những gì mà chúng ta tin rằng là ‘sự thật đã xảy ra.’ (Nguồn: pixabay.com)
 
Chúng ta là ký ức của chính mình… là một bảo tàng huyền ảo chứa những dáng hình chuyển động, những mảnh gương vụn vỡ chồng chất.” – Jorge Luis Borges
 
Đã đến lúc thôi lầm tưởng và chấp nhận rằng: sự tập trung chú ý của chúng ta chỉ có thể đọng lại được một phần nhỏ các sự kiện và hiện tượng đang diễn ra bên trong và xung quanh mình tại bất kỳ thời điểm nào. Hiểu rằng trí nhớ của chúng ta chỉ giữ lại một phần nhỏ những gì chúng ta đã tham dự trong những khoảnh khắc đã qua, lúc hồi tưởng lại, chúng ta lấy những mảnh nhỏ này và cố gắng tái tạo chúng thành một ‘thực tại’ tổng thể, rồi mang đi chiếu trong ‘rạp hát’ của tâm trí – một sân khấu mà trên đó, theo nhà thần kinh học Antonio Damasio đã quan sát được trong công trình nghiên cứu về ý thức, chúng ta thường “sử dụng tâm trí của mình để lấp liếm chứ không phải để khám phá sự thật.”
 
Chúng ta làm điều này, ở cấp độ cá nhân – từ trí nhớ có chọn lọc và bằng cách loại trừ tinh tế như vậy, chúng ta sáng tác ra câu chuyện làm nền tâm lý cho bản sắc của mình. Còn ở cấp độ văn hóa – chúng ta tạo ra cái được gọi là ‘lịch sử,’ là một ký ức được chọn lọc tập thể, trừ bỏ nhiều hơn là bao gồm những sự thật của quá khứ. Borges đã nắm bắt được điều này qua câu nói nổi tiếng “chúng ta là ký ức của chính mình… là một bảo tàng huyền ảo chứa những dáng hình chuyển động, những mảnh gương vụn vỡ chồng chất. ” (“We are our memory, we are that chimerical museum of shifting shapes, that pile of broken mirrors.” – Jorge Luis Borges).
 
Nhận thức được khả năng ảo tưởng của trí nhớ cũng chính là nhận ra bản chất khó nắm bắt, hay thay hình đổi dạng, của ngay cả những sự thật mà chúng ta đinh ninh rằng mình đang nắm vững trong tay.
 
Gần một thế kỷ sau khi Nietzsche khuyến cáo rằng cái mà chúng ta gọi là sự thật là “một loạt các phép ẩn dụ, hoán dụ và nhân hóa… một tổng thể các mối quan hệ của nhân loại đã được tăng cường, thuyên chuyển và tô điểm một cách thơ mộng và hùng hồn,” nhà làm phim vĩ đại người Nhật Bản Akira Kurosawa (23/3/1910 – 6/9/1998) đã mang đến một phép ẩn dụ tinh tế cho bản chất của sự thật thông qua ký ức trung gian khó nắm bắt trong bộ phim Rashomon năm 1950. Bộ phim Rashomon dựa trên truyện ngắn “In a Grove” của Ryunosuke Akutagawa. Đây là một phim kinh dị tâm lý-triết học, có nội dung về một vụ án mạng của một samurai, qua lời kể của bốn nhân chứng, mỗi người kể lại một thực tế hoàn toàn khác nhau, lời kể của mỗi người đều có vẻ đáng tin, khiến cho mọi người hoang mang không biết đâu mới là chân tướng sự thật.
 
Nửa sau thế kỷ 20, khi các chuyên gia nghiên cứu bắt đầu làm sáng tỏ những điểm yếu của trí nhớ, tên của bộ phim Rashomon được dùng để đặt cho tính không đáng tin cậy của lời kể của các nhân chứng. ‘Hiệu ứng Rashomon’ tạo ra một bầu nghi ngờ tăm tối và ám ảnh bao trùm lên sự hiểu biết cơ bản của chúng ta về thực tại – xét cho cùng, chúng ta chỉ tồn tại với tư cách là nhân chứng trong cuộc sống của chính mình.
 
Tất cả những rắc rối về tâm lý học này phát sinh từ hạ tầng cơ sở của sinh lý học thần kinh cơ bản về cách ký ức hình thành và dao động trong não. Nhà thần kinh học Oliver Sacks đã khám phá điều này trong về chứng rối loạn trí nhớ trong cuốn sách cổ điển “The Man Who Mistook HisWife For A Hat: And Other Clinical Tales”. Hoặc quý vị có thể xem khoa học gia y sinh người Nam Phi Catharine Young giải thích trong một tập TED-Ed có tên: “How memories form and how we lose them.” (https://www.themarginalian.org/2021/06/29/rashomon-effect-memory/)
 
Nếu cảm thấy hứng thú về những điều kỳ diệu của ký ức, quý vị có thể thử tìm đọc cuốn Neurocomic – một cuốn tiểu thuyết hình ảnh (graphic novel) về cách thức hoạt động của trí óc; hay đọc bài viết “Chơi nhạc mang lại lợi ích cho bộ não hơn bất kỳ hoạt động nào khác” (https://www.themarginalian.org/2015/01/29/music-brain-ted-ed/); đọc lại các tác phẩm của Virginia Woolf để thấy cách ký ức chắp vá đời ta; xem ảnh của Sally Mann để thấy cách hình ảnh bóc tách ký ức thành những mảnh rời rạc; và đọc sách của nhà thần kinh học Suzanne Corkin để khám phá những bí ẩn kỳ diệu của ý thức trong trí nhớ.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “How Memory Makes Us and Breaks Truth: The Rashomon Effect and the Science of How Memories Form and Falter in the Brain” của Maria Popova, được đăng trên trang themarginalian.org.
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tổng thống Joe Biden kêu gọi Quốc hội thông qua một thỏa thuận "ngay lập tức" để ngăn chặn một cuộc đình công đường sắt trên toàn quốc vào tháng tới có thể "tàn phá nền kinh tế của chúng ta" trong những ngày lễ sắp tới.
Về bằng cấp, Tây và Ta có nhiều điểm giống nhau, nhứt là Ta trước 30/04/1975. Và Tây hoàn toàn nhìn nhận bằng cấp của Ta, không chỉ do quan hệ bang giao mà còn do giá trị thực hữu. Sinh viên của Ta qua Tây học, được xếp theo bằng cấp, vào lớp học ngang ngửa với sinh viên Tây về các môn, nhứt là khoa học, chỉ kém tiếng Pháp lúc ban đầu mà thôi...
Hàng triệu người ở Houston đã được lệnh phải đun sôi nước trước khi uống vào đêm Chủ nhật sau khi nhà máy lọc nước bị cúp điện khiến áp suất giảm. Lệnh buộc phải đun sôi nước đã khiến các quan chức trường công lập vào hôm thứ Hai phải hủy bỏ các lớp học trong ít nhất một ngày. .
Đưa cao tờ giấy trắng để làm lá cờ chống đảng CSTQ. Trung Quốc đã phát đi tín hiệu rằng họ sẽ gắn bó với chính sách zero-Covid bất chấp các cuộc biểu tình lớn lan ra khắp TQ để chống các biện pháp phong tỏa coronavirus khắc nghiệt, trong khi một số người biểu tình công khai kêu gọi Chủ tịch Tập Cận Bình từ chức.
Thế là tờ báo Chánh Pháp cũng đã được mười ba tuổi, mười ba năm năm vất vả tồn tại ở hải ngoại là nhờ công sức, tâm lực của nhà văn Vĩnh Hảo, cộng với sự góp bài của một số tu sĩ và cư sĩ. Mặc dù với danh nghĩa là tờ báo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ nhưng nó tồn tại trong sự thờ ơ của giáo hội và các chùa, nếu không có anh Vĩnh Hảo thì chắc chắn tờ báo đã chết từ lâu...
Năm nay hình như mùa đông đến sớm trên đất Mỹ, vì còn một tháng nữa mới sang mùa mà tuyết đã đổ ngập đường ở tiểu bang New York, ở Texas và California trời đang trở lạnh. Trước cái lạnh ngoài trời và những buổi tiệc gia đình cùng liên hoan cuối năm sắp có, giới chức y tế vùng Vịnh San Francisco lại khuyến cáo cư dân nên cẩn thận để tránh lây nhiễm Covid, cảm cúm hay các bệnh hô hấp bằng cách thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang và giữ giãn cách xã hội mỗi khi có thể...
Trong khi dư luận và luật ở các tiểu bang về vấn đề quyền phá thai đang khiến đất nước bị chia rẽ sâu sắc, ngày lại càng có nhiều dấu hiệu cho thấy hầu hết mọi người đều tán thành một chủ đề từng gây tranh cãi khác – bảo vệ hôn nhân đồng tính.
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao Lễ Tạ Ơn lại xoay quanh gà tây mà không phải giăm bông, thịt gà, thịt nai, thịt bò hay ngô bắp? Gần 9 trên 10 người Mỹ ăn gà tây trong bữa ăn lễ hội này, cho dù đó là món gà tây quay, chiên giòn, nướng, hầm hay nấu theo bất kỳ cách nào khác cho dịp này. Bạn có thể nghĩ rằng đó là vì những người hành hương và những vị khách Wampanoag bản địa của họ đã ăn trong bữa tiệc tạ ơn đầu tiên của họ vào năm 1621, một năm sau khi họ đặt chân đến bang Massachusetts ngày nay. Hoặc đó là vì gà tây có nguồn gốc từ Châu Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.