Hôm nay,  

Hôn Nhân Đồng Tính Và Sự Ủng Hộ Của Lưỡng Đảng: Một Chặng Đường Hàng Thập Niên

25/11/202200:00:00(Xem: 4014)

hon nhan dong tinh
Hôn nhân đồng tính dần dà ít gây chia rẽ về mặt chính trị hơn và được công chúng chấp thuận nhiều hơn trong những năm qua. Đây từng là chủ đề gây tranh cãi giữa Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa khoảng 15 đến 20 năm trước. (Nguồn: pixabay.com)
  
HOA KỲ – Trong khi dư luận và luật ở các tiểu bang về vấn đề quyền phá thai đang khiến đất nước bị chia rẽ sâu sắc, ngày lại càng có nhiều dấu hiệu cho thấy hầu hết mọi người đều tán thành một chủ đề từng gây tranh cãi khác – bảo vệ hôn nhân đồng tính.
 
Ngày 16 tháng 11 năm 2022, Thượng Viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu để khởi xướng tranh luận về luật bảo vệ hôn nhân đồng tính và hôn nhân khác chủng tộc, hợp pháp hóa cho bất kể các cặp vợ chồng sống ở đâu và luật tiểu bang đó quy định như thế nào.
 
Các TNS đã bỏ phiếu với tỷ lệ 62-37 để tiến gần tới cuộc biểu quyết cuối cùng cho Đạo Luật Tôn Trọng Hôn Nhân, với 12 dân cử Đảng Cộng Hòa cùng với các dân cử Đảng Dân Chủ ủng hộ dự luật.
 
Dự luật này cũng sẽ bãi bỏ Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân năm 1996, đạo luật liên bang định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp hợp pháp giữa một người đàn ông và một người phụ nữ.
 
Vào ngày 19 tháng 7 năm 2022, Hạ Viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu để đưa hôn nhân đồng tính thành luật với một cuộc biểu quyết lưỡng đảng – tất cả 220 DB Đảng Dân Chủ cùng với 47 DB Đảng Cộng Hòa bỏ phiếu ủng hộ.
 
Là một học giả về lịch sử và chính trị ở Hoa Kỳ, Gíao sư Tim Lindberg tin rằng sự ủng hộ của lưỡng đảng đối với dự luật này đánh dấu một chuyển biến quan trọng trong chính trị đối với vấn đề hôn nhân đồng tính, từng là chủ đề gây tranh cãi gay gắt giữa Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa vào khoảng 15 đến 20 năm trước.
 
Những năm qua, hôn nhân đồng tính dần dà ít gây chia rẽ về mặt chính trị hơn và được công chúng chấp thuận nhiều hơn, một phần là do sự chấp nhận chung của cựu Tổng thống Donald Trump đối với tập tục này. Tình hình đã trở nên an toàn về mặt chính trị cho gần một phần tư thành viên của Đảng Cộng Hòa trong Hạ Viện bỏ phiếu bảo vệ quyền này theo luật liên bang.
 
Điều gì đã khiến quan điểm thay đổi?
 
Theo một cuộc thăm dò của Gallup vào tháng 7 năm 2022, 71% người dân Hoa Kỳ nói rằng họ ủng hộ hôn nhân đồng tính hợp pháp. Trước đó, vào năm 1996, khi Gallup lần đầu tiên thăm dò ý kiến về hôn nhân đồng tính, chỉ 27% ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
 
Đã có sự thay đổi trong dư luận Hoa Kỳ, bất chấp ngày càng có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề kiểm soát súng đạn, công bằng về chủng tộc và biến đổi khí hậu.
 
Theo chiều dài thời gian, có nhiều yếu tố đem đến sự thay đổi trong các vấn đề tranh cãi. Những thay đổi về luật pháp, chuyển biến trong chuẩn mực văn hóa và tiến bộ công nghệ, đều có thể hình thành các chủ đề gây tranh cãi trong chính trị.
 
Ví dụ, nghiên cứu của giảng sư Tim Lindberg khám phá cách những người Mormons (Mặc Môn) ở lãnh thổ Utah – về sau trở thành tiểu bang Utah – đã bị Quốc Hội từ chối cho phép thành lập tiểu bang cho đến khi họ chấp nhận từ bỏ niềm tin tôn giáo vào chế độ đa thê. Chế độ đa thê (Polygamy) không được chấp nhận theo pháp luật Hoa Kỳ, và những ai theo chủ nghĩa đa thê đều đã bị tước quyền bầu cử cũng như không được nắm giữ chức vụ. Vào những năm 1880, ước tính có khoảng 20% đến 30% người Mormons sống theo chế độ đa thê. Tuy nhiên, đến năm 1890, áp lực chính trị đã khiến chủ tịch Giáo Hội Mormon tuyên bố rằng chế độ đa thê sẽ không còn được chấp nhận nữa.
 
Năm 2011, 86% người trưởng thành theo đạo Mormon coi chế độ đa thê là sai trái về mặt đạo đức, gần như phù hợp với quan điểm chung của công chúng.
 
Cho đến đầu những năm 2010, vẫn có nhiều nhà lãnh đạo chính trị, cả cánh tả và cánh hữu, phần lớn phản đối hôn nhân đồng tính.
 
Tranh cãi ngày càng gia tăng
 
Năm 1993, Tối Cao Pháp Viện Hawaii phán quyết rằng tiểu bang phải đưa ra lý do thuyết phục để cấm hôn nhân đồng tính, sau khi một cặp đồng tính nam và hai cặp đồng tính nữ đệ đơn kiện rằng lệnh cấm hôn nhân đồng tính của tiểu bang này đã vi phạm quyền riêng tư và quyền được bảo vệ sự bình đẳng của họ.
 
Những người bảo thủ lo ngại rằng lý do pháp lý này sẽ khiến TCPV thừa nhận quyền kết hôn đồng tính. Mối lo này đã dẫn đến việc một TNS và DB Đảng Cộng Hòa đưa ra Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân.
 
Năm 1996, Tổng thống Bill Clinton đã ký dự luật sau khi có 342 – hay 78% – thành viên Hạ Viện và 85 TNS bỏ phiếu tán thành. Các cuộc thăm dò vào thời điểm đó cho thấy sự ủng hộ của dân chúng đối với hôn nhân đồng tính nói chung là 27%, trong đó, chỉ có 33% các dân cử Đảng Dân Chủ ủng hộ.
 
Bảy năm sau, vào năm 2003, TCPV Massachusetts đã bãi bỏ lệnh cấm kết hôn đồng tính của tiểu bang. Với đa số các dân cử Cộng Hòa và dân cử độc lập trên toàn quốc phản đối mạnh mẽ hôn nhân đồng tính, cựu Tổng thống George W. Bush đã dựa vào các phản ứng bảo thủ đối với quyết định đó để thu hút lá phiếu cử tri vào năm 2004. Chiến dịch tranh cử của ông Bush nhấn mạnh các sửa đổi luật của tiểu bang để cấm hôn nhân đồng tính, tất cả đều dễ dàng được thông qua.
 
Trong cuộc bầu cử năm 2000, dù các cử tri cũng có ưu tiên các vấn đề khác, nhưng việc phản đối hôn nhân đồng tính đã giúp ông Bush tái đắc cử, trong khi các dân cử Cộng Hòa giành được ghế ở cả Hạ Viện và Thượng Viện.
 
Thay đổi trong chính trị
 
Tình hình pháp lý và chính trị về hôn nhân đồng tính đã trở nên tự do hơn nhiều kể từ sau năm 2004.
 
Năm 2008, các tòa án tiểu bang ở California và Connecticut đã bãi bỏ lệnh cấm kết hôn đồng tính. Năm 2009, Vermont trở thành tiểu bang đầu tiên thông qua luật và hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
 
Thay đổi lớn xảy ra vào năm 2012, lúc bấy giờ, Phó Tổng thống là Joe Biden và Tổng thống Barack Obama đã công khai ủng hộ hôn nhân đồng tính. Đây là một thay đổi lớn đối với cả hai ông. Ông Biden đã bỏ phiếu ủng hộ Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân vào năm 1996. Còn ông Obama từng công khai ủng hộ hôn nhân giữa nam và nữ trong chiến dịch tranh cử ghế TNS năm 2004.
 
Vào năm 2015, TCPV đã bãi bỏ tất cả những cấm cản của quốc gia và tiểu bang đối với hôn nhân đồng tính, khiến cho hôn nhân đồng tính trở thành hợp pháp trên toàn quốc.
 
Hiệu Ứng Trump
 
Việc ông Trump không quá chú ý đến hôn nhân đồng tính cũng là một yếu tố khiến nó trở thành vấn đề ít gây chia rẽ hơn. Mặc dù hồ sơ thực tế của Trump về quyền của LBGTQ nhìn chung phù hợp với các giá trị bảo thủ của Cơ đốc giáo, nhưng vào năm 2016, Trump đã nói rằng ông “không vấn đề gì” với việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
 
Tuy nhiên, bất chấp tính hợp pháp của hôn nhân đồng tính, nhiều tiểu bang bảo thủ ở miền Trung Tây và miền Nam không chấp nhận các biện pháp bảo vệ pháp lý khác dành cho người LBGTQ. Hai mươi chín tiểu bang vẫn cho phép các chuyên gia có giấy phép được tiến hành chữa trị đồng tính (gay-conversion therapy) cho thanh thiếu niên, một quá trình khiến cho những người LGBTQ không còn đồng tính nữa.
 
Hơn 20 tiểu bang cho phép phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục cả trong nhà lẫn nơi công cộng.
 
Tôn trọng hôn nhân
 
TNS Mitt Romney của Utah, Susan Collins của Maine và Lisa Murkowski, đại diện cho Alaska, nằm trong số 12 chính trị gia trung dung của Đảng Cộng Hòa đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật hôn nhân đồng tính.
 
Trong một tuyên bố vào ngày 16 tháng 11 năm 2022, Murkowski cho biết: “Từ lâu tôi đã ủng hộ bình đẳng hôn nhân và tin rằng tất cả các cuộc hôn nhân hợp pháp đều xứng đáng được tôn trọng. Tất cả người dân Hoa Kỳ đều xứng đáng được có phẩm giá, sự tôn trọng và sự bảo vệ bình đẳng trước pháp luật.”
 
Tuy nhiên, một số nhà lãnh Đạo Đảng Cộng Hòa đã táo bạo hơn trong việc phản đối hôn nhân đồng tính, kể từ khi TCPV hủy bỏ quyền phá thai theo hiến pháp trong phán quyết của vụ Dobbs v. Jackson Women’s Health Organization.
 
Các dân cử Cộng Hòa này nói rằng việc cho hôn nhân đồng tính trở thành luật theo luật liên bang là không cần thiết, vì họ không tin rằng TCPV có khả năng lật ngược các biện pháp bảo vệ của liên bang đối với hôn nhân đồng tính.
 
Các dân cử Đảng Dân Chủ lần đầu tiên chuyển sang bảo vệ hôn nhân đồng tính trong luật liên bang vì Thẩm phán TCPV Clarence Thomas đã viết bản quan điểm đồng tình trong vụ Dobbs rằng nên xem xét lại, “tất cả các tiền lệ tố tụng cơ bản của Tòa án này, bao gồm Griswold, Lawrence và Obergefell.”
 
Ý kiến của thẩm phán Thomas đề cập đến án lệ Griswold kiện Connecticut vào năm 1965, qua đó tòa khẳng định quyền sử dụng biện pháp tránh thai của một cặp vợ chồng và chính phủ không được phép can thiệp. Ở vụ kiện năm 2003 của Lawrence và bang Texas, tòa án tuyên bố rằng các bang không thể hình sự hóa việc quan hệ tình dục của người đồng tính. Riêng án lệ Obergefell v. Hodges thiết lập quyền cho các cặp đồng tính kết hôn vào năm 2015.
 
Nhưng bất chấp các cuộc thăm dò dư luận cho thấy hầu hết mọi người ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính – bao gồm gần một nửa dân cử Đảng Cộng Hòa – vấn đề này vẫn có thể là một món ‘nợ đời’ của các chính trị gia Đảng Cộng Hòa.
 
Nếu Thượng Viện chấp thuận dự luật –sẽ được bỏ phiếu cuối cùng vào cuối tháng 11 - có nghĩa là Đảng Cộng Hòa sẽ phải có câu trả lời cho các cử tri bảo thủ chủ chốt của họ, phần lớn họ đều phản đối tập tục này. Điều này có nghĩa là các dân cử Đảng Cộng Hòa ở Thượng Viện có thể phải cân nhắc hoặc là tách khỏi ‘nguyên tắc cơ sở’ của họ, hoặc là rời xa các cử tri trung dung.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “How same-sex marriage gained bipartisan support – a decadeslong process has brought it close to being written into federal law” của Tim Lindberg, Giảng sư về khoa học chính trị, Trường Minnesota. Bài viết được đăng trên trang TheConversation.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Donald Trump đã tung ra một loạt bài đăng trên mạng xã hội yêu cầu quyền miễn tố của tổng thống và đe dọa những người tiền nhiệm trước khi bước vào ngày thứ tư của phiên tòa hình sự hôm thứ Sáu. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe các tranh luận vào tuần tới trong đơn kháng cáo của Trump đối với vụ truy tố về lật đổ cuộc bầu cử ở Washington, D.C.,
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
Nếu có thể kéo dài tuổi thọ hoặc thậm chí là bất tử, liệu chúng ta có thực sự muốn điều đó không? Trong cuốn sách mới có tựa đề “Why We Die: The New Science of Aging and the Quest for Immortality” (Tạm dịch “Tại Sao Chúng Ta Chết: Phát Hiện Mới Về Lão Hóa và Đi Tìm Sự Bất Tử”), Venki Ramakrishnan, khoa học gia về sinh học phân tử đoạt giải Nobel, đã sàng lọc các nghiên cứu từ trong quá khứ đến tiên tiến nhất để tìm hiểu những lý thuyết kéo dài tuổi thọ cùng với những hạn chế thực tế. Trong quá trình tìm hiểu, ông cũng đặt ra các câu hỏi quan trọng về những vấn đề liên quan đến xã hội, chính trị và đạo đức của những nỗ lực đi tìm sự sống vĩnh cửu.
Canada: Sáu người đã bị bắt trong vụ trộm vàng trị giá hàng chục triệu đô la năm ngoái tại Sân bay Quốc tế Pearson ở Toronto, theo lời cảnh sát Canada và Mỹ cho biết hôm thứ Tư. Cảnh sát cũng đã ra lệnh truy nã ba người khác. Tất cả 9 nghi phạm đã bị truy tố tội trộm với hơn 19 tội danh.
Diễm biến mất. Giáo sư nói với tôi con người không thể tự biến mất. Bà hỏi chủ tiệm tóc kỹ hơn, cô chủ tiệm nói lý do cô khẳng định Diễm “biến mất”, là vì tất cả bạn bè của Diễm ở Bình Tân, ở thị trấn, ở quê của mẹ, đều cùng một thời điểm đột ngột mất liên lạc với Diễm. Không phải là chặn Zalo hay block Facebook, mà đơn giản là biến mất. Chủ tiệm tóc có vài học trò học xong nghề cũng lên mở tiệm hoặc làm thuê gần Bình Tân, Quận 12, là những chị Diễm thường ghé ở nhờ mỗi khi lên Sài Gòn. Họ đều nói họ mất liên lạc với Diễm cùng một thời điểm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.