Hôm nay,  

Nói Chuyện Với Rặng Bần

12/09/202109:48:00(Xem: 2569)

Đi dọc miền sông nước, những năm còn ở quê nhà, buổi trưa ghé một rặng bần ven sông, bỗng thèm lên bờ căng võng nằm đòng đưa à ơi ví dầu cùng cây, cùng nước và cùng trời xanh mây trắng…

Sông đang vào mùa lũ, một mùa “lũ đẹp” như bà con mình vẫn nói. Dòng nước ngầu đục, cuồn cuộn phù sa, ìn ìn đổ về phía hạ lưu, loang loáng cái nắng thu dịu dàng vàng nhẹ, như tấm vải xanh phớt hồng, điểm xuyến bằng những chùm kim tuyến, cứ long lanh, lóng lánh như ánh mắt cô hàng nước bên bến sông hiu quạnh, bỗng thoáng thấy thuyền ghe quay đầu ghé mũi để lên bờ.

Ô! Một bông hoa bần nở trắng tinh khôi, phơn phớt cái màu hồng pha tím, lẳng lặng âm thầm giữa tầng xanh lá. Nhìn kỹ, đã có rất nhiều hoa đã qua kỳ mãn khai, khoe cái đài hoa với trái bần non, tròn dẹt, nhọn hoắt một cái vòi nhỏ ở chính giữa trái, thì ra cũng đã đến kỳ trái bần chín dần và rụng xuống vì bây giờ đã là tháng tám âm lịch, đang trở lại cái chu kỳ của mùa trái ( từ tháng 4 – tháng 11 âm lịch). Chợt nhớ câu ca dao xưa: “ Muốn ăn mắm sặc bần chua/ Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm”, mắt bỗng mơ màng một tô… cơm nguội! A, mà thứ mắm sặc bần chua này đâu dễ mà tìm? Nghe in hình chỉ phổ biến ở miệt Gò Công, nơi giáp biển, có nước mặn, nước lợ. Con cá sặc có nhiều, và trái bần được làm chua bởi những bàn tay nội trợ tài hoa của các cô con gái xứ Gò Công mà nổi danh vào tận…ca dao! Bỗng lần theo đầu võng, tay nắm vào cái gốc bần sù xì, u nần theo năm tháng, nhớ láng máng: Hồi nẵm…Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi về miệt sông nước này. Đến bữa, dân quanh vùng dâng lên Nguyễn một món lạ, đó là bột trái bần được chế biến thành một thức ăn rất đặc biệt: Trái bần cà ra thành một chất bột, lóng lấy phần tinh bột, đem trộn cùng với muối, ớt vài thứ gia vị khác, bần trở thành một món ăn…cứu đói của những người dân hạ bạc sông nước. Nguyễn Ánh ăn và khen ngon. Sau này khi lên ngôi vua, ông đã khen thưởng dân làng, ban tên cho bần là “Thủy liễu”. Một cái tên có vẽ kiêu sa đài các, ấy vậy mà rất ít người gọi. Bần vẫn là bần với nhiều cung bậc của cuộc sống. Trái bần cũng là món ăn, giúp nghĩa quân Trương Công Định một thời bám vào vùng sông nước đánh giặc Pháp, sống được nhờ trái bần dân dã này. Bần cũng để và chỉ gọi những người nghèo khổ, gối rách, áo ôm, và có thời kỳ để chỉ thứ bậc giai cấp: “Bần nông” và “bần cố nông” thật tội nghiệp!

Trưa, cái võng toòng teng, nghiêng nghiêng bên sóng lá. Tiếng gió nhẹ rung cây bần xạt xào. Có tiếng anh chàng bên quán nước vọng ra: “ Chiều chiều xuống bến ba lần/ Trông em không thấy, thấy bần xơ rơ!”. Lạ, đâu đã chiều? Anh chàng đang… tán bằng ca dao! Bần đang mùa xanh rì, khỏe khoắn, lấy đâu mà xơ rơ? Có tiếng khúc khích. Chắc là cô chủ quán, lại đẩy đưa bằng những câu huê tình có từ thời ông… cố nội: “ Lẻ đôi, em chịu lẻ đôi/ Hoa tàn em cũng đợi, bần trôi em cũng chờ!”. Lần này thì tiếng cây bần cười rồi. Cười khùng khục, và anh chàng tình si thì cố dò hỏi: “ Neo ghe vô dựa gốc bần/ Em thương anh nói vậy chớ biết đặng gần hay không?”. Tôi bỗng cảm thương cho anh chàng làm nghề thương hồ, lỡ trồng một gốc bần… trước quán ở ven sông!

Ở cái xứ chung quanh tứ bề là kênh mương, sông rạch. Đất bồi phù sa lắng, người dân bám sông, bám rạch mà sống, thì bần cũng giăng thành hàng thành lũy, cùng với tràm đước, ô rô, cóc kèn, dừa nước mà chiếm lĩnh ven bờ. Được tính tình bần cũng dễ chịu. Nước ngọt, nước lợ, nước mặn gì bần cũng chịu được, sống khỏe và lớn khỏe, chỉ có điều cái tên “bần” nghe sao cơ hàn, cùng cực. Chẳng thế mà người ta đố nhau về cây bần là: “ Giống chi toàn là giống đực/ Thiếu tứ bề cam cực chung thân!” ( Đố là cây gì?). Hay xót thương mà than thở: “ Cây bần kia hỡi cây bần/ Lá xanh bông trắng lại gần không thơm”! Những năm gần đây, những cây bên bờ sông như lộc vừng, si, sanh, sung… bỗng dưng có giá. Người ta “đào tận gốc, trốc tận rễ” săn lùng ráo riết, đem về cho tạo dáng và bán cho các đại gia ở nhà lầu, biệt thự mua về làm cây kiểng trong vườn, tạo mảng xanh cho những căn nhà vốn nhiều bê tông, sắt thép. Quả là một bước từ… sình lầy, sông nước bước vào sân vườn, công viên và biệt thự. Tội nghiệp, chỉ có anh bần. Cho dù cổ thụ, hình dáng uy nghiêm, cổ quái thiên hạ vẫn tránh xa, chẳng ai dại mà dây với… bần! Gọi tên thôi đã thấy “mạt”, thấy “nghèo”. Có lẽ vì vậy mà bần cứ kéo dài thành hàng, thành dãy làm bạn với sông nước, ghe thuyền và những ngư dân, thương hồ… hay như những người lỡ vận: “ Cảm thương ô dước, bời lời/ Cha sao mẹ sến dựa nơi gốc bần”. Và những cô gái miền sông nước đôi khi tủi duyên tủi phận cũng ví von mình: “ Thân em như trái bần trôi/ Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu?”. Thế nhưng cũng chính nhờ vào cây bần, mà lứa đôi có dịp gần gũi quen biết. Đến nỗi, khi cây bần bị đốn , chàng trai đã “nổi cộc” mà chửi rằng: “ Mồ cha đứa đốn cây bần/ Không cho ghe cá đậu gần ghe tôm”.

Rồi cũng có những chàng trai gan lì, quyết bảo vệ tình yêu lứa đôi của mình: “ Phụ mẫu đánh anh quặt quà quặt quại/ Đem anh treo tại nhánh bần/ Rũi đứt dây mà rớt xuống/ Anh cũng lần mò kiếm em…”. Quả là một tình yêu thủy chung son sắc nơi miệt sông nước này.

Bần dù sao cũng chỉ là bần! Giống như cái anh quanh năm suốt tháng, trần sì cái quần xà loỏn lặn hụp bên sông bằng nghề chài lưới, đơm đó, kéo đăng… nghèo, và nhiều khi dưới mắt người khác, còn được coi là… vô tích sự! Sinh tiền, Tri huyện Trà Vang ( Trà Vinh- Vĩnh Long) là Bùi Hữu Nghĩa, tức Thủ khoa Nghĩa ( 1807- 1872) vốn là vị quan thanh liêm chánh trực, yêu dân nghèo, ghét bọn vô học, cường hào cậy thế ức hiếp dân, đã mượn hình ảnh cây bần để vịnh mĩa mai rằng: “ Cao lớn làm chi bần hỡi bần?/ Uổng sanh trong thế đứng tần ngân/ Lá xanh tơ liễu, nhành thưa thớt/ Bông bạc dường mai, nhụy sượng sần/ Quyến luyến bầy cò bay sập sận/ Chiều qui đàn khỉ tới dần lân…” (Vịnh Cây bần), thì rõ là…oan và tội nghiệp cho bần. Bởi lẽ bần sinh ra vốn đã… bần! Làm bạn với dân chài hạ bạc, ghe khách thương hồ cùng chim muông và có khi là cả…khỉ? Nhưng tính hiền hòa, chịu thương chịu khó, nên dân yêu dân mến mà chia sẻ nỗi niềm thân phận, kể cả những kỷ niệm riêng tư, vì vậy mà hình ảnh bần mới được đưa nhiều vào ca dao như đã kể sơ sơ ở trên. Nói dại, các cây anh, cây chị ở vùng xôn xao sóng nước này, được người đời ưa chuộng, rước hết về sân vườn làm cây kiểng. Còn lại có mình bần, nếu không xếp hàng mà đứng lên, lấy ai che chắn sóng gió? Cái nguy cơ lũ lụt, nước tràn là khó tránh khỏi. Lúc đó thì thôi đừng có than khóc mà kêu “bần ơi! Bần hỡi!...” nữa nhé?

Gió đã đổi hướng, nước dần dần rút, những bờ bãi ven sông ánh lên cái màu phù sa mịn màng, loáng nước. Những gốc bần, những rặng bần vẫn bám sâu rễ vào lòng đất, xanh dân dã đến thật thà. Một chiếc ghe đã cập vào bến, mũi gát vào gốc bần. Người ta đang chuyển tôm cá lên bến, vào bờ. Ngước mắt nhìn rặng bần, bắt gặp gió lay động và nụ cười vu vơ, xạt xào như hơi thở…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tân Tổng quản trị Elon Musk cho biết có bằng chứng "rõ ràng và nhiều" rằng Twitter đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Trước đó, một nhà báo đăng tải thông tin nội bộ cho thấy mạng xã hội Twitter ngăn cấm cựu Tổng thống Donald Trump.
Sự nóng lên trong toàn cầu, chiến tranh và lạm phát: Thế giới dường như đang ở trong tình trạng khủng hoảng bất tận vào lúc này. Trong cuộc phỏng vấn, nhà tiên tri tai hoạ Nouriel Roubini xác định 10 "mối đe dọa nghiêm trọng" mà chúng ta đang phải đối mặt và cách đối phó...
Ngày tôi mới đi làm nội trú ở nhà thương Mỹ cách đây bốn mươi năm, một anh giáo sư trẻ có lẽ gốc Do Thái hỏi tôi từ đâu tới, và sau khi tôi trả lời là người Việt tỵ nạn, anh ta nhận xét tỉnh bơ với tôi rằng (tôi không nhớ rõ nguyên văn, chỉ ý đại khái): Nếu mình thọc tay vào cái hũ mật thì lúc rút tay ra ruồi hay kiến (?) sẽ bám vào theo tay mình. Có lẽ ý anh ta nói Mỹ rót nhúng tay vào Việt Nam và do đó lúc Mỹ rút ra thì đám tỵ nạn như tôi sẽ bám theo về Mỹ. Có thể tôi nhớ không chính xác vì lúc đó nghe tiếng Anh vẫn còn rất yếu, nhưng điều quan trọng là sau 40 năm tôi vẫn nhớ câu nói này, mặc dù lúc đó tôi chẳng phản ứng gì cả, và xem đó cũng như chuyện thường, cũng như những chuyện nho nhỏ khác mình gặp mỗi ngày làm bực mình nhưng mình nghĩ là do mình chưa quen với xã hội mới. Sau khi bị gán đủ thứ tên, thứ tội ở Việt Nam sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 thì c
Trước khi nhập diệt, Đức Phật nói: "…- Này A Nan, và những ai, trong khi đi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên” (Trường Bộ Kinh 16.5)
Bác Sĩ Phạm Gia Cổn qua đời vào sáng Thứ Tư, 30/11/2022 tại bệnh viện MemorialCare Orange Coast Medical Center, Fountain Valley, hưởng thọ 80 tuổi. BS Phạm Gia Cổn là khuôn mặt rất quen thuộc trong sinh hoạt cộng đồng người Việt ở Little Saigon và hải ngoại. Giáo Sư tại Đại Học UCLA suốt 28 năm từ năm 1982 đến năm 2010. Anh từng là Chủ Tịch Hội Y Sĩ Việt Nam, Nam California...
Tổng thống Joe Biden cho biết vào sáng thứ Năm rằng ngôi sao bóng rổ WNBA và là vận động viên Thế Vận Brittney Griner đã được thả khỏi nhà tù ở Nga trong một cuộc trao đổi tù nhân một đổi một. Việc trao đổi có nghĩa là cựu TQLC Hoa Kỳ Paul Whelan không phải là một phần của thỏa thuận. Bạch Ốc cho biết cuộc trao đổi diễn ra ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Bạn là người yêu thiên nhiên, mến thú vật, thích phong cảnh núi đồi hùng vĩ, biển, đảo, sông hồ, hãy ghé thăm Ecuador, Nam Mỹ, đất nước của thiên đường hoang dã...
Đức đã bắt giữ 25 người liên quan đến một âm mưu bạo lực cực hữu nhằm lật đổ chính phủ Đức hiện nay để dựng lên một chính phủ cực hữu. Hơn 3.000 cảnh sát đã tham gia các cuộc đột kích trên khắp 11 tiểu bang của Đức để bắt giữ các cá nhân có liên quan đến Reich Citizen, hay Reichsburger,
Nếu bạn là cư dân tiểu bang Georgia, xin nhớ rằng hôm nay, Thứ Ba 6/12/2022, là ngày bầu cử chung kết cho chức vụ Thượng nghị sĩ liên bang đại diện tiểu bang Georgia. Bạn sẽ chọn giữa 2 ứng cử viên: hoặc đương nhiệm TNS Raphael Warnock (Dân Chủ), hoặc Herschel Walker (Cộng Hòa).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.