Hôm nay,  

Cử tri Mỹ gốc Á chuyển sang Dân Chủ ào ạt từ năm 2000, nhưng tỷ lệ đi bầu vẫn thấp. Trump thú nhận hồi tháng 4 rằng dính COVID-19 là chết nhưng phóng tweet kêu gọi ủng hộ viên giải phóng, chống lệnh 3 tiểu bang phong tỏa.

9/15/202008:34:00(View: 4395)
blank  

Cử tri Mỹ gốc Á chuyển sang Dân Chủ ào ạt từ năm 2000, nhưng tỷ lệ đi bầu vẫn thấp. Trump thú nhận hồi tháng 4 rằng dính COVID-19 là chết nhưng phóng tweet kêu gọi ủng hộ viên giải phóng, chống lệnh 3 tiểu bang phong tỏa.
.
WASHINGTON (VB) -- Hôm Thứ Hai 14/9/2020, đài CNN đưa lên đoạn ghi âm mới từ ký giả Bob Woodward ghi lại một cuộc phỏng vấn Trump hôm 13/4/2020. Lúc đó, Trump đang công khai thúc giục mở cửa kinh tế trở lại khắp Hoa Kỳ, nhưng trong riêng tư nói với Woodward rằng ông xem COVID-19 là một dịch bệnh lây lan chết người.
.
TT Donald Trump: "Thứ này là sát thủ nếu nó dính vào bạn. Nếu bạn là người không thích hợp, bạn không có cơ may nào thoát chết."
Bob Woodward: “Vâng, vâng, chính xác như thế.”
Trump: “Như thế, nó xé xác bạn." (So, this rips you apart.)
Bob Woodward: “Đây là ngọn roi trừng phạt. Và..."
TT Donald Trump: “Đây là dịch bệnh lây lan chết người." (It is the plague.)
.
Chỉ 4 ngày sau khi nói như thế với Woodward hồi tháng 4/2020, Trump phóng ra một loạt tweet kêu gọi ủng hộ viên giải phóng các tiểu bang Michigan, Minnesota và Virginia, gây ra một loạt biểu tình của phe ủng hộ Trump để phản đối lệnh phong tỏa của các địa phương.
.
Chính phủ Trump hòa dịu hơn với Trung Quốc: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm Thứ Hai 14/9/2020 nới lỏng lời cảnh giác chống việc du hành tới TQ, vì cho rằng TQ đã giảm bớt dịch COVID-19, "đã tiếp tục hầu hết kinh doanh bình thường (kể cả trường học và nhà giữ trẻ)" nhưng vẫn cảnh báo về chuyện công an TQ bắt giữ tùy tiện.
.
Bộ Ngoại Giao Mỹ vẫn còn thúc giục dân Mỹ cảnh giác trong bản văn khác, rằng có tình hình bắt giam tùy tiện tại TQ, bao gồm cả tại Hồng Kông nơi TQ ban hành luật an ninh mới gay gắt.
.
Trong khi đó, John A. Tures, giáo sư khoa học chính trị tại đại học LaGrange College, viết bài trên báo The Conversation hôm 14/9/2020 cho biết khuynh hướng chính trị của dân Mỹ gốc Á châu bây giờ đa số chuyển từ đỏ sang xanh, tức là rời bỏ Cộng Hòa để sang bầu cho Dân Chủ.
.
Hiện tượng sang ủng hộ Dân Chủ xảy ra với khắp lứa tuổi, tính phái và sắc tộc của dân gốc Á tại Hoa Kỳ: kể cả Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Đại Hàn, Việt Nam và Hmong.
.


Từ năm 1992, báo New York Times đưa thêm thống kê về dân gốc Á châu vào các bản thăm dò khi cử tri rời phòng phiếu, và trong bầu cử 1992 dân Mỹ gốc Á đã số bầu cho Tổng Thống đương nhiệm Cộng Hòa George H. W. Bush so với đối thủ là Bill Clinton, Thống Đốc Dân Chủ của tiểu bang Arkansas tới tỷ lệ 24% -- tức là 55% ủng hộ Bush, 31% ủng hộ Clinton (trong khi ứng viên độc lập H. Ross Perot được 15% phiếu Mỹ gốc Á, và Bill Clinton thắng cử Tổng Thống).
.
Và 4 năm sau, bầu cử Tổng Thống 1996, có 48% Mỹ gốc Á ủng hộ ứng viên Cộng Hòa Bob Dole, và 43% ủng hộ Clinton – tức là hơn 5% điểm.
.
blank

.
Tới năm 2000 là đảo ngược: ứng viên Dân Chủ Al Gore thắng 54% phiếu Mỹ gốc Á, trong khi 41% bầu cho Cộng Hòa George W. Bush, con trai của vị ứng viên Cộng Hòa 8 năm trước thắng đa số phiếu của dân gốc Á.
.
Khuynh hướng tiếp tục năm 2004, với 56% Mỹ gốc Á bầu cho Dân Chủ John Kerry và năm 2008 bàu cho Barack Obama với tỷ số áp đảo 62%-35%.
.
Trong bầu cử 2016, gốc Á tới 65% bầu cho bà Hillary Clinton, chỉ 27% bầu cho Donald Trump.
.
Dữ kiện thăm dò cuối tháng 8/2020 cho thấy Biden dẫn đầu đa số phiếu từ dân gốc Á ủng hộ.
.
Kể từ 2000, dân số gốc Á tăng 87%, bây giờ hơn 22 triệu. Cùng thời kỳ, dân gốc Á đủ điều kiện đi bầu tăng hơn gấp đôi.
.
Tuy nhiên không phải ai cũng đi bầu, vì ngày bầu cử có truyền thống là Thứ Ba đầu tháng 9 và nhiều cử tri gốc Á có thể sẽ bận đi làm trong ngày Thứ Ba, hoặc nếu được nghỉ một hay hai giờ giữa trưa cũng có thể sẽ không tìm được phương tiện xe để từ sở làm về phòng phiếu (thường ở gần nhà) để bầu cử. Tỷ lệ dân gốc Á đi bầu trong năm 2014 là 27%, và năm 2018 đi bầu là 40%. ức là chưa tới phân nửa cử tri gốc Á đi bầu.
.
Nghiên cứu của Catalina Huamei Huang dựa vào dữ kiện thống kê của sở National Asian American Survey cho thấy hầu như tất cả các nhóm trong khảo sát mùa thu 2016 -- gốc Ấn, TQ, Phi, Nhật, Hàn, VN và Hmong – đều đánh giá không thích Đảng Cộng Hòa. Trừ dân Mỹ gốc Cam Bốt chia đôi: tỷ lệ thích và ghét Cộng Hòa bằng nhau, nhưng dưới phân nửa.
.
Trong cùng bản khảo sát, hơn 2/3 cử tri Mỹ gốc Hmong, Nhật và Ấn ưa thích Đảng Dân Chủ. Trong khi gốc Việt và gốc Cam Bốit là 2 nhóm duy nhất chưa tới phân nửa ưa thích Dân Chủ.
.
Nghiên cứu này cũng cho thấy Mỹ gốc Á trong mọi lứa tuổi đa số chỉ trích Cộng Hòa. Giới trẻ nhiều phần chỉ trích Cộng Hòa nhiều hơn cao niên. Tất cả lứa tuổi bây giờ đa số ưa thích Dân Chủ, đặc biệt là lứa tuổi dưới 35 tuổi.



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Các triệu chứng thần kinh bí ẩn ảnh hưởng đến các nhà ngoại giao và quan chức Hoa Kỳ kể từ năm 2016 được gọi là Hội chứng Havana (Havana Syndrome) có thể liên quan đến Đơn vị GRU 29155 của Nga, theo một cuộc điều tra của CBS, The Insider và Der Spiegel được công bố vào cuối Chủ nhật.
Indiana: Cảnh sát cho biết bảy thanh niên trong độ tuổi từ 12 đến 17 đã bị thương trong vụ nổ súng bên ngoài trung tâm mua sắm ở trung tâm thành phố Indianapolis vào tối thứ Bảy. Các cảnh sát đang tuần tra khu vực đã nghe thấy tiếng súng nổ gần Trung tâm thương mại Circle Center ngay sau 11:30 tối. Cảnh sát tìm thấy "một số đông trẻ vị thành niên" tại hiện trường, trong đó có 7 em bị thương do đạn bắn và đã được vào bệnh viện.
Ứng cử viên tổng thống được cho là của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã bị chỉ trích hôm thứ Sáu vì đăng một đoạn video lên mạng xã hội có hình ảnh Tổng thống Joe Biden bị trói kiểu trói heo (hog-tied) trên cửa sau của một chiếc xe tải chạy qua. Ban tranh cử của Biden đã nhanh chóng lên án đoạn video gợi ý tổn hại về thể chất đối với tổng thống đương nhiệm của đảng Dân chủ.
Buổi gây quỹ đêm qua cho Tổng Thống Joe Biden ở Thành phố New York có sự góp mặt của 2 cựu Tổng Thống Barack Obama, Bill Clinton và nhiều tên tuổi lớn khác đã thu về số tiền kỷ lục hơn 26 triệu USD cho chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden. Không khí tại Radio City Music Hall sôi động khi Obama ca ngợi sự sẵn sàng tìm kiếm điểm chung của Biden và nói, "Đó là kiểu tổng thống mà tôi muốn."
Joe Biden và Donald Trump đều đã đảm bảo được số phiếu đại biểu (delegates) cần thiết để được đề cử làm ứng viên của đảng mình cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Nếu không xảy ra sự kiện bất ngờ, cả hai sẽ được chính thức đề cử tại đại hội đảng vào mùa hè này, và sẽ đối đầu tại các điểm bầu cử vào ngày 5 tháng 11. Rất có thể là cũng giống như trong các cuộc bầu cử gần đây, cuộc bầu cử 2024 sẽ diễn ra chủ yếu trên Internet, và các phương tiện truyền thông xã hội sẽ tràn ngập tin tức thật cùng thông tin sai lạc. Mới trong năm nay, sự xuất hiện của các công cụ trí tuệ nhân tạo tổng hợp (generative AI) mạnh mẽ như ChatGPT và Sora, giúp việc lan tràn thông tin tuyên truyền và thông tin sai lạc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các công cụ này cũng có khả năng tạo ra các tác phẩm giả mạo nhưng đầy thuyết phục: những lời nói ra từ chính miệng của các chính trị gia (mà họ vốn chẳng hề nói thế)
Trong bầu khí quyển rộng lớn của chúng ta, những đám mây nhảy múa, định hình khí hậu theo những cách mà chúng ta vẫn chưa thể hiểu hết. Chẳng phải mây chỉ tô điểm bầu trời, hay tạo mưa, che phủ nắng, chúng còn đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ và phản xạ nhiệt vào không gian, giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, bản chất phức tạp của chúng từ lâu đã đặt ra thách thức đối với các nhà khoa học khí hậu. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Gothenburg ở Thụy Điển là những người tiên phong tạo ra một mô hình thống kê về đám mây dẫn đến một tiềm năng mới trong nghiên cứu về khí hậu, đưa chúng ta tiến một bước gần hơn đến một tương lai bền vững hơn.
Năm 1960, khi Gladys Babson Hannaford đến Đại Học Bang Florida, các bài thuyết giảng của bà không nằm trong chương trình giảng dạy chính thức của trường. Và Hannaford, người được mệnh danh là “Quý Cô Kim Cương” (Lady Diamond), cũng không phải là giảng viên thông thường. Là một “chuyên gia” về kim cương với hàng trăm buổi thuyết trình “mang tính giáo dục” về đá quý hàng năm, trên thực tế, Hannaford được một công ty quảng cáo tuyển dụng với một sứ mệnh đơn giản nhưng đầy tham vọng: làm cho phụ nữ Hoa Kỳ ham muốn sở hữu kim cương.
Hôm nay là ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Francis trông sức khỏe có vẻ ổn định khi ngài bắt đầu bốn ngày đầy sự kiện căng thẳng dẫn đến Lễ Phục sinh, và tái lập lời thề thụ phong vào ngày Giáo hội Công giáo La Mã đánh dấu ngày Chúa Jesus thành lập chức linh mục vào đêm trước khi bị đóng đinh.
Thái Lan trên đà trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên công nhận hôn nhân bình đẳng. Hạ viện đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật hôn nhân đồng giới với tỷ lệ áp đảo, với 400 người ủng hộ việc thông qua và chỉ 10 người phản đối trong lần đọc cuối cùng vào thứ Tư. Nếu dự luật có hiệu lực, Thái Lan sẽ là quốc gia châu Á thứ ba hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Một phần lớn của cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore đã bị sập sau khi một chiếc tàu lớn va chạm vào lúc 1:30 giờ sáng Thứ Ba, và nhiều xe đang chạy trên cầu rơi xuống nước. Nhà chức trách đang cố gắng giải cứu ít nhất 7 người. Một tàu lớn đâm vào cầu, bốc cháy trước khi chìm khiến nhiều xe rơi xuống sông Patapsco, theo video đăng trên X.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.