Hôm nay,  

Cử tri Mỹ gốc Á chuyển sang Dân Chủ ào ạt từ năm 2000, nhưng tỷ lệ đi bầu vẫn thấp. Trump thú nhận hồi tháng 4 rằng dính COVID-19 là chết nhưng phóng tweet kêu gọi ủng hộ viên giải phóng, chống lệnh 3 tiểu bang phong tỏa.

15/09/202008:34:00(Xem: 4384)
blank  

Cử tri Mỹ gốc Á chuyển sang Dân Chủ ào ạt từ năm 2000, nhưng tỷ lệ đi bầu vẫn thấp. Trump thú nhận hồi tháng 4 rằng dính COVID-19 là chết nhưng phóng tweet kêu gọi ủng hộ viên giải phóng, chống lệnh 3 tiểu bang phong tỏa.
.
WASHINGTON (VB) -- Hôm Thứ Hai 14/9/2020, đài CNN đưa lên đoạn ghi âm mới từ ký giả Bob Woodward ghi lại một cuộc phỏng vấn Trump hôm 13/4/2020. Lúc đó, Trump đang công khai thúc giục mở cửa kinh tế trở lại khắp Hoa Kỳ, nhưng trong riêng tư nói với Woodward rằng ông xem COVID-19 là một dịch bệnh lây lan chết người.
.
TT Donald Trump: "Thứ này là sát thủ nếu nó dính vào bạn. Nếu bạn là người không thích hợp, bạn không có cơ may nào thoát chết."
Bob Woodward: “Vâng, vâng, chính xác như thế.”
Trump: “Như thế, nó xé xác bạn." (So, this rips you apart.)
Bob Woodward: “Đây là ngọn roi trừng phạt. Và..."
TT Donald Trump: “Đây là dịch bệnh lây lan chết người." (It is the plague.)
.
Chỉ 4 ngày sau khi nói như thế với Woodward hồi tháng 4/2020, Trump phóng ra một loạt tweet kêu gọi ủng hộ viên giải phóng các tiểu bang Michigan, Minnesota và Virginia, gây ra một loạt biểu tình của phe ủng hộ Trump để phản đối lệnh phong tỏa của các địa phương.
.
Chính phủ Trump hòa dịu hơn với Trung Quốc: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm Thứ Hai 14/9/2020 nới lỏng lời cảnh giác chống việc du hành tới TQ, vì cho rằng TQ đã giảm bớt dịch COVID-19, "đã tiếp tục hầu hết kinh doanh bình thường (kể cả trường học và nhà giữ trẻ)" nhưng vẫn cảnh báo về chuyện công an TQ bắt giữ tùy tiện.
.
Bộ Ngoại Giao Mỹ vẫn còn thúc giục dân Mỹ cảnh giác trong bản văn khác, rằng có tình hình bắt giam tùy tiện tại TQ, bao gồm cả tại Hồng Kông nơi TQ ban hành luật an ninh mới gay gắt.
.
Trong khi đó, John A. Tures, giáo sư khoa học chính trị tại đại học LaGrange College, viết bài trên báo The Conversation hôm 14/9/2020 cho biết khuynh hướng chính trị của dân Mỹ gốc Á châu bây giờ đa số chuyển từ đỏ sang xanh, tức là rời bỏ Cộng Hòa để sang bầu cho Dân Chủ.
.
Hiện tượng sang ủng hộ Dân Chủ xảy ra với khắp lứa tuổi, tính phái và sắc tộc của dân gốc Á tại Hoa Kỳ: kể cả Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Đại Hàn, Việt Nam và Hmong.
.


Từ năm 1992, báo New York Times đưa thêm thống kê về dân gốc Á châu vào các bản thăm dò khi cử tri rời phòng phiếu, và trong bầu cử 1992 dân Mỹ gốc Á đã số bầu cho Tổng Thống đương nhiệm Cộng Hòa George H. W. Bush so với đối thủ là Bill Clinton, Thống Đốc Dân Chủ của tiểu bang Arkansas tới tỷ lệ 24% -- tức là 55% ủng hộ Bush, 31% ủng hộ Clinton (trong khi ứng viên độc lập H. Ross Perot được 15% phiếu Mỹ gốc Á, và Bill Clinton thắng cử Tổng Thống).
.
Và 4 năm sau, bầu cử Tổng Thống 1996, có 48% Mỹ gốc Á ủng hộ ứng viên Cộng Hòa Bob Dole, và 43% ủng hộ Clinton – tức là hơn 5% điểm.
.
blank

.
Tới năm 2000 là đảo ngược: ứng viên Dân Chủ Al Gore thắng 54% phiếu Mỹ gốc Á, trong khi 41% bầu cho Cộng Hòa George W. Bush, con trai của vị ứng viên Cộng Hòa 8 năm trước thắng đa số phiếu của dân gốc Á.
.
Khuynh hướng tiếp tục năm 2004, với 56% Mỹ gốc Á bầu cho Dân Chủ John Kerry và năm 2008 bàu cho Barack Obama với tỷ số áp đảo 62%-35%.
.
Trong bầu cử 2016, gốc Á tới 65% bầu cho bà Hillary Clinton, chỉ 27% bầu cho Donald Trump.
.
Dữ kiện thăm dò cuối tháng 8/2020 cho thấy Biden dẫn đầu đa số phiếu từ dân gốc Á ủng hộ.
.
Kể từ 2000, dân số gốc Á tăng 87%, bây giờ hơn 22 triệu. Cùng thời kỳ, dân gốc Á đủ điều kiện đi bầu tăng hơn gấp đôi.
.
Tuy nhiên không phải ai cũng đi bầu, vì ngày bầu cử có truyền thống là Thứ Ba đầu tháng 9 và nhiều cử tri gốc Á có thể sẽ bận đi làm trong ngày Thứ Ba, hoặc nếu được nghỉ một hay hai giờ giữa trưa cũng có thể sẽ không tìm được phương tiện xe để từ sở làm về phòng phiếu (thường ở gần nhà) để bầu cử. Tỷ lệ dân gốc Á đi bầu trong năm 2014 là 27%, và năm 2018 đi bầu là 40%. ức là chưa tới phân nửa cử tri gốc Á đi bầu.
.
Nghiên cứu của Catalina Huamei Huang dựa vào dữ kiện thống kê của sở National Asian American Survey cho thấy hầu như tất cả các nhóm trong khảo sát mùa thu 2016 -- gốc Ấn, TQ, Phi, Nhật, Hàn, VN và Hmong – đều đánh giá không thích Đảng Cộng Hòa. Trừ dân Mỹ gốc Cam Bốt chia đôi: tỷ lệ thích và ghét Cộng Hòa bằng nhau, nhưng dưới phân nửa.
.
Trong cùng bản khảo sát, hơn 2/3 cử tri Mỹ gốc Hmong, Nhật và Ấn ưa thích Đảng Dân Chủ. Trong khi gốc Việt và gốc Cam Bốit là 2 nhóm duy nhất chưa tới phân nửa ưa thích Dân Chủ.
.
Nghiên cứu này cũng cho thấy Mỹ gốc Á trong mọi lứa tuổi đa số chỉ trích Cộng Hòa. Giới trẻ nhiều phần chỉ trích Cộng Hòa nhiều hơn cao niên. Tất cả lứa tuổi bây giờ đa số ưa thích Dân Chủ, đặc biệt là lứa tuổi dưới 35 tuổi.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Thế giới đã phải đối mặt với muôn vàn hỗn loạn và khó khăn trong những năm 2020. Sau đại dịch COVID là các cuộc xung đột và chiến tranh nổ ra ở Châu Âu, khiến cho giá cả lương thực và nhiên liệu tăng cao chưa từng thấy. Ngoài ra, biến đổi khí hậu đang gây ra những sự kiện thiên tai thảm khốc chưa từng có. Những cụm từ “chưa từng có,” hay “chưa từng thấy” đã trở nên quá quen thuộc đến mức nhàm tai.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Donald Trump đã tung ra một loạt bài đăng trên mạng xã hội yêu cầu quyền miễn tố của tổng thống và đe dọa những người tiền nhiệm trước khi bước vào ngày thứ tư của phiên tòa hình sự hôm thứ Sáu. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe các tranh luận vào tuần tới trong đơn kháng cáo của Trump đối với vụ truy tố về lật đổ cuộc bầu cử ở Washington, D.C.,
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
Nếu có thể kéo dài tuổi thọ hoặc thậm chí là bất tử, liệu chúng ta có thực sự muốn điều đó không? Trong cuốn sách mới có tựa đề “Why We Die: The New Science of Aging and the Quest for Immortality” (Tạm dịch “Tại Sao Chúng Ta Chết: Phát Hiện Mới Về Lão Hóa và Đi Tìm Sự Bất Tử”), Venki Ramakrishnan, khoa học gia về sinh học phân tử đoạt giải Nobel, đã sàng lọc các nghiên cứu từ trong quá khứ đến tiên tiến nhất để tìm hiểu những lý thuyết kéo dài tuổi thọ cùng với những hạn chế thực tế. Trong quá trình tìm hiểu, ông cũng đặt ra các câu hỏi quan trọng về những vấn đề liên quan đến xã hội, chính trị và đạo đức của những nỗ lực đi tìm sự sống vĩnh cửu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.