Hôm nay,  

Kỹ sư gốc Việt thư gửi Hội Đồng Giáo Dục Quận Cam

15/07/202008:09:00(Xem: 8208)
blank 

 July 14, 2020

 

Chairwoman Lisa Barlett

Supervisor District 5

Orange County Board of Supervisors

California

  

Dr. Sparks

Member of Orange County Board of Education

Orange County, California

 

Chủ đề: Không, lớp học là nơi lây bệnh truyền nhiễm rất cao trong thời kỳ đại dịch như hiện nay.

   

Bà Barlett và TS Spark thân mến:

 

Tôi viết thư này để giải thích cho hai vị những gì tôi biết với tư cách là một kỹ sư chuyên nghiệp tại Quận Cam có kinh nghiệm thiết kế hệ thống điều hòa không khí với mối quan tâm của một ông ngoại có nhiều cháu nhỏ còn đi học. Đó là lớp học là nơi có khả năng lây bệnh truyền nhiễm rất cao trong thời kỳ đại dịch như hiện nay.

 

Có năm lý do tại sao trẻ em và giáo viên không nên trở lại lớp học trước nguy hiểm của sự truyền nhiễm từ người bệnh nhưng không có dấu hiệu triệu chứng:

 

 1. Hệ thống điều hòa không khí ở các trường học ở California được thiết kế để hoạt động với 15 feet khối không khí ngoài trời mỗi phút cho mỗi học sinh, không khí từ ngoài đó chiếm khoảng 20% ​không khí cung cấp cho lớp học do mức giới hạn của Bộ luật bảo tồn năng lượng (Title 24). Bộ luật này tiết kiệm giúp đến 40% năng lượng cho việc làm mát hoặc làm ấm không khí từ bên ngoài so với trước đó. Do đó, 80% không khí cung cấp cho lớp học là không khí tái sử dụng để mọi người cùng thở. Nếu tăng lượng không khí bên ngoài này sẽ vi phạm luật trên, còn khiến cho hệ thống điều hòa mất kiểm soát nhiệt độ khi thời tiết khắc nghiệt.

 

  2. Bộ lọc không khí trong hệ thống điều hòa theo thiết kế cho đến nay (MERV  8 tới 10) chỉ ngăn chặn một phần các hạt bụi nhỏ 1 micron trở lên, không kiểm soát được các hạt bụi khí nhỏ dưới 1 micron như vi rút hoặc vi trùng, thế có nghĩa là chúng không ngăn được truyền bệnh truyền nhiễm. Thay bộ lọc tốt hơn (MERV 13 hay tốt hơn) sẽ làm sụt giảm lượng không khí cung cấp nên không thể tự ý thay nếu không có kỹ sư khảo sát. Hình dưới đây minh họa các loại bộ lọc khác nhau và hiệu quả của chúng.


blank

   

  3. Xa cách xã hội 6 feet tuy tốt ngoài trời nhưng không hiệu quả trong phòng học vì bọn trẻ hít thở không khí trộn lẫn với không khí mà chúng cùng nhau thở ra liên tục suốt cả ngày. Không giữ khoảng cách xã hội trong lớp chỉ làm tăng tốc độ truyền bệnh.

   

  4. Chúng ta đã thấy người lớn không đeo mặt nạ và không giữ khoảng cách xã hội ở Huntington Beach, họ đã bất chấp chống lại lệnh đeo khẩu trang. Tại sao không dạy cho trẻ em thói quen tuân thủ an toàn công cộng, bài học quan trọng mà cha mẹ chúng đã thiếu sót?

   

  5. Chúng tôi biết Cảnh sát trưởng đã tự bó tay từ bỏ chuyện áp dặt lệnh đeo khẩu trang. Thế tại sao các giáo viên không dạy trẻ em làm công dân tốt và hành vi xã hội để giúp cảnh sát?

 

Quận Cam, tại sao lại vội vàng mở lớp học?

Hội đồng giáo dục đây không thấy đây là nhiệm vụ và cơ hội của quý vị sao?

 

  Long Phạm, P.E.

  Principal

  Advanced Technologies Consultants, Inc.

 

Chú thích: Ông Phạm Long là một kỹ sư chuyên nghiệp ở California với 44 năm kinh nghiệm thiết kế hệ thống cơ khí xây dựng và công nghiệp và là cư dân OC.

 

Ý kiến bạn đọc
15/07/202021:06:58
Khách
Không hoạt động ngoài trời, không thể thao, không tiếp xúc face-to-face với người khác, béo phì: phụ huynh chuẩn bị cho con đi bác sĩ tâm lý trước khi quá muộn.
PS: Vũ hán virus đã "cắn" vào não bộ của nhiều người
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều khi một mình đứng giữa cánh đồng bao la, chập chờn sóng lúa, tôi lại thích ngẩng đầu lên, nhìn bầu trời xanh với vô số mây trắng bềnh bồng trôi, và mong tìm những cánh chim trong ca dao. Cánh chim của thời thơ ấu, vừa thích thú tò mò, lại vừa hồi hộp run sợ vì bởi đó là con chim…diều hâu và con chim quạ! “Chiều chiều quạ nói với diều/Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”.
Chương trình Pháp Thoại mùa Thu HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ với Giáo Sư Tiến Sĩ Lewis Lancaster, dạy Phật Học 36 năm từ trường Đại Học nổi tiếng UC Berkeley với những đề tài: Nhân Quả, Ham Muốn, Tái Sinh, Từ Bi, Bản Ngã
Văn học Công Giáo là những tác phẩm nói những chuyện liên quan đến đời sống Công Giáo như đạo nạn, các thánh tông đồ, những suy nghĩ của người đương sống đạo, hoặc là những sinh hoạt mà nhân vật là những người tuẫn đạo, thuần đạo… –Tác giả không nhứt thiết là người đạo, nhưng thường 100% là ở trong trường hợp nầy – trong tác phẩm của họ tính chất văn học hiện diện đã đành nhưng tính chất tôn giáo cũng đồng thời có mặt…
Thê thảm, nhưng cũng may còn cầm được huy chương đồng về Mỹ: đội tuyển bóng đá nữ Hoa Kỳ rất mực thất vọng trong Thế Vận Tokyo -- sau những mùa chiến thắng huy chương vàng vào các năm 1996, 2004, 2008 và 2012 -- bây giờ hài lòng với huy chương đồng sau khi đá thắng đội bóng đá nữ Australia hôm Thứ Năm với tỷ số 4-3.
Các luật sư của cựu Tổng Thống Trump sáng Thứ Tư nộp đơn, yêu cầu một chánh án liên bang ngăn chận việc đưa hồ sơ thuế của Trumpp sang cho Ủy Ban Chuẩn Chi Hạ Viện sau khi chính phủ Biden quyết định trao hồ sơ thuế sang theo yêu cầu từ 2 năm nay của các Dân Biểu Dân Chủ.
Các trường học ở một quận phía đông nam tiểu bang Georgia sẽ thưởng 1.000 USD cho các nhân viên nhà trường chịu tiêm chủng để ngừa Covid-19 trong nỗ lực bảo vệ trường học tránh khỏi đại dịch đang bùng phát trở lại. Tổng Giám đốc Học khu Mary Elizabeth Davis viết trong bản văn: "Năm ngoái là một thử thách chưa từng có đối với học sinh và nhân viên học khu."
Kiều Mỹ Duyên cũng là một nhà văn với lối hành văn giản dị mà lôi cuốn người đọc vô cùng. Lời giới thiệu tác giả HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG của 3 vị này đã quá đầy đủ và tuyệt dịu, vậy mà chị Kiều Mỹ Duyên vẫn muốn em viết đôi dòng cho tuyển tập này làm chi nữa? Vì vậy, em xin lỗi không giới thiệu sách HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG nữa mà chỉ "bật mí" những cá tính đặc biệt, đáng yêu của "chị Hai Kiều Mỹ Duyên" như tên gọi thân thương mà nhà văn Chinh Nguyên đã tặng cho chị.
Suốt chiều dài những kênh, những rạch, bên hai bờ sông Vàm Cỏ Đông, tuổi thơ miệt trũng, miệt giồng bên cạnh những con trâu, con bò, con vịt… còn có những lá, cỏ và hoa trái gắn bó và làm quà cho tuổi nhỏ, đó là những thứ lá chua chua, chát chát, nhâm nhi nhấm trong miệng như lá vừng, lá mặt trăng, lá cóc, lá cách…, còn có những thứ trái với những hương vị ngọt, đắng, chua, chát, béo bùi như trái trường, trái trâm, trái chùm đuông, trái cò ke, trái gùi, trái bứa, trái bình bát và trái cà na!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.