Hôm nay,  

Thư Thiếu Nhi: Bữa Cơm Trưa Của Học Sinh Nhật

10/15/201700:02:00(View: 3206)
BuaComTN
Một bữa cơm trưa của học sinh Nhật.
 

Các bạn thân mến,

Trong thời gian học tiểu học, phần đông các bạn được ăn cơm trưa ở nhà trường. Dỹ nhiên là phần cơm của các bạn lúc nào cũng đầy đủ, nhiều chất bổ dưỡng. Hôm nay BN muốn nói đến bữa cơm trưa của các bạn học sinh người Nhật như thế nào.

Bữa cơm trưa của học sinh Nhật không chỉ ăn để lấy no, qua bữa mà là cả một công trình giáo dục về thực phẩm và dinh dưỡng, có tên là Shokuiku.

Viện Luật cơ sở Giáo dục dinh dưỡng Shokuiku Kihon Hou được thanh lập do 12 bộ, ngành của chính phủ Nhật Bản, đã đưa ra một chương trình về dinh dưỡng, nghĩa là giáo dục bản thân tự nhận thức về thực phẩm dinh dưỡng mình ăn, thành phần xuất xứ và sự hình thành của loại thức ăn đó.

Khi vừa bước chân vào ngưỡng cửa tiểu học, những trẻ em Nhật đã bắt đầu được giáo dục để nhận thức rằng những gì các em đưa vào cơ thể đóng góp vai trò rất quan trọng suốt ngày trong cảm xúc và suy nghĩ của các em. Từ đó, thức ăn còn quyết định cách sống của con người.

Nhật Bản rất chú trọng và ưu tiên bữa trưa dành cho các trường học. Nếu phụ huynh nào không đủ trả 2,5 $ một bữa ăn cho con em, thì sẽ có chương trình giảm giá hoặc miễn phí để bảo đảm cho học sinh có bữa ăn trưa đồng đều nhau. Theo quan niệm của người Nhật, bữa trưa tại trường là một phần của việc giáo dục.

Giờ ăn trưa ở các trường tiểu học cũng không kém giờ lên lớp. Học sinh không phải vội vã, chỉ việc thong thả ngồi và thưởng thức bữa ăn. Các món ăn gồm món chính là cơm, các thứ rau xào, cá chiên, thịt chiên, súp miso, trái cây tươi và sữa không hạn chế. Thực đơn thường thay đổi hàng ngày, khi thì cà ri, các món ăn đặc biệt của Nhật, đôi khi đổi các món Hàn quốc, trứng, sữa chua, tàu hủ và rong biển.
Thực đơn thay đổi cốt yếu là để học sinh được ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh. Chính nhờ sự chú trọng này mà phần đông trẻ em Nhật đều khỏe mạnh, minh mẫn, giảm bệnh béo phì. Người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới là nhờ được hướng dẫn ăn uống đầy đủ cho cơ thể từ khi còn tấm bé.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nghe giọng hát pha chút nức nở, nghẹn ngào của bé Thuận Thiên trong bài hát “Lời Nguyện Cầu Đêm Noel” trong buổi thâu hình cho chương trình Giáng Sinh, lòng tôi chợt chùng xuống.
1. Mùa Đông lạn (lạnh) lắm, em phải mặc áo len khi đi học.
Nhằm mục đích khuyến khích việc học tiếng Việt của con em Người Việt hải ngoại, Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California sẽ tổ chức giải thi Viết Chính Tả và Làm Văn dành cho các em Cấp I, Cấp II và Cấp III và Thi viết văn cho các em Cấp IV vào dịp Tết Mậu Tuất 2018.
Ngày xửa ngày xưa, có một bác nông dân nghèo, tối tối bác thường ngồi bên lò sưởi, gầy than cho lửa cháy và bác gái ngồi xe chỉ. Một hôm bác nông dân nói với vợ.
Hàng năm, cứ sau lễ Tạ Ơn, là khắp nơi nhộn nhịp không khí chuẩn bị chào đón lễ Giáng Sinh. Nhắc đến lễ Giáng Sinh, chúng ta không thể quên những hình ảnh không thể thiếu là cây thông được trang hoàng với những ánh đèn lung linh đầy màu sắc và ông già Noel trong chiếc áo đỏ với nụ cười hiền hòa,
Nhưn (Nhưng) em phải dậy vì mẹ đứng bên giườn (giường), kêu goài (hoài). Dậy mau, trể (trễ) học đó nha, con ngoan. Nghe mẹ nóai (nói) ngoan là em dậy liền, vì em có hứa với mẹ là em sẽ ngoan. Mà em ngoan là mẹ cười. Lúc mẹ cười, mẹ rớt (rất) là đẹp.
Hôm nay thầy giáo dạy tiếng Việt của lớp em ra một đề bài mới “Tả thầy giáo của em”. Cả lớp bàn tán, có vẻ không biết làm sao để tả thầy giáo.
Tóm tắt: Có một ông vua xứ nọ muốn trở thành một nhà thông thái, bèn triệu tập tất cả các nhà thông thái trong nước lại và ra lệnh cho họ phải thu thập tất cả những điều hiểu biết trên thế gian đem gom một chỗ để nhà vua có thể học được.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.