Hôm nay,  

Thư Thiếu Nhi: Bữa Cơm Trưa Của Học Sinh Nhật

10/15/201700:02:00(View: 3163)
BuaComTN
Một bữa cơm trưa của học sinh Nhật.
 

Các bạn thân mến,

Trong thời gian học tiểu học, phần đông các bạn được ăn cơm trưa ở nhà trường. Dỹ nhiên là phần cơm của các bạn lúc nào cũng đầy đủ, nhiều chất bổ dưỡng. Hôm nay BN muốn nói đến bữa cơm trưa của các bạn học sinh người Nhật như thế nào.

Bữa cơm trưa của học sinh Nhật không chỉ ăn để lấy no, qua bữa mà là cả một công trình giáo dục về thực phẩm và dinh dưỡng, có tên là Shokuiku.

Viện Luật cơ sở Giáo dục dinh dưỡng Shokuiku Kihon Hou được thanh lập do 12 bộ, ngành của chính phủ Nhật Bản, đã đưa ra một chương trình về dinh dưỡng, nghĩa là giáo dục bản thân tự nhận thức về thực phẩm dinh dưỡng mình ăn, thành phần xuất xứ và sự hình thành của loại thức ăn đó.

Khi vừa bước chân vào ngưỡng cửa tiểu học, những trẻ em Nhật đã bắt đầu được giáo dục để nhận thức rằng những gì các em đưa vào cơ thể đóng góp vai trò rất quan trọng suốt ngày trong cảm xúc và suy nghĩ của các em. Từ đó, thức ăn còn quyết định cách sống của con người.

Nhật Bản rất chú trọng và ưu tiên bữa trưa dành cho các trường học. Nếu phụ huynh nào không đủ trả 2,5 $ một bữa ăn cho con em, thì sẽ có chương trình giảm giá hoặc miễn phí để bảo đảm cho học sinh có bữa ăn trưa đồng đều nhau. Theo quan niệm của người Nhật, bữa trưa tại trường là một phần của việc giáo dục.

Giờ ăn trưa ở các trường tiểu học cũng không kém giờ lên lớp. Học sinh không phải vội vã, chỉ việc thong thả ngồi và thưởng thức bữa ăn. Các món ăn gồm món chính là cơm, các thứ rau xào, cá chiên, thịt chiên, súp miso, trái cây tươi và sữa không hạn chế. Thực đơn thường thay đổi hàng ngày, khi thì cà ri, các món ăn đặc biệt của Nhật, đôi khi đổi các món Hàn quốc, trứng, sữa chua, tàu hủ và rong biển.
Thực đơn thay đổi cốt yếu là để học sinh được ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh. Chính nhờ sự chú trọng này mà phần đông trẻ em Nhật đều khỏe mạnh, minh mẫn, giảm bệnh béo phì. Người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới là nhờ được hướng dẫn ăn uống đầy đủ cho cơ thể từ khi còn tấm bé.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mời quý vị phụ huynh và các em đọc thêm phần viết về bệnh “Trầm Cảm” của Tường Chinh, hiện là một căn bệnh nguy hiểm còn hơn bệnh tự kỷ của một số trẻ trong các trường học.
Tóm tắt: Ngày xưa có hai anh em, người anh thì việc gì cũng giỏi, người em khờ khạo và chỉ thích học nghề biết rùng mình. Một người coi nhà thờ đã dọa ma, giúp cậu biết rùng mình đã bị cậu đẩy xuống cầu thang gãy chân. Sau khi gây họa, người cha cho cậu 50 đồng tiền và đuổi cậu ra khỏi nhà. Cậu ngốc theo một người đánh xe ra đi. Đến một nhà trọ, câụ nghe ở một lâu đài kia có ma, nhà vua ra lệnh ai vào ở được trong nhà ma ba ngày mà không chết, sẽ gã công chúa. Cậu ngốc tình nguyện đi và đã thoát với bầy ma qủi rùng rợn đêm thứ nhất, đêm thứ hai, và đang thử thách trong đêm thứ ba. Cậu đang than thở ước gì được học rùng mình, thì ...
Trong cuộc sống, ai cũng có một niềm mơ ước cho mình trong tương lai. Khi lớn lên, em muốn trở thành một người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Khi bà ngoại em mất vì bệnh tim, em rất buồn và đau lòng lắm. Em tự hứa mình lớn lên sẽ trở thành bác sĩ tim để giúp cho nhiều người sống lâu hơn và vui vẻ hơn.
Mời quí phụ huynh và các em đọc qua kỳ 2 của căn bệnh trầm cảm, hiện là một căn bệnh nguy hiểm của trẻ em trong các trường học.
Tóm tắt: Ngày xưa có hai anh em, người anh siêng năng, giỏi giang, chỉ có tánh nhát gan, nghe chuyện ma thì rùng mình, co rút. Người em khờ khạo, ngốc nghếch, vô công rỗi nghề, chỉ thích đi học nghề biết rùng mình. Một người coi nhà thờ nhát ma bị cậu xô xuống cầu thang gãy một chân.
Lâu nay, trang thiếu nhi của chúng mình ít thấy các bạn gửi thơ. Chị BN mong các bạn sẽ làm thơ tiếng Việt như đã viết văn tiếng Việt. Hôm nay BN giới thiệu với các bạn, bạn Keira Minh Vi Kuennemann vừa viết được một bài thơ bằng tiếng Anh, BN ghi ra đây, cùng bài tiếng Việt của Minh Vi dịch ra Việt Ngữ mà bạn vẽ và trình bày gửi dự thi mục: Bé Viết Văn Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.