Hôm nay,  

Trọng Nghĩa: Đời Vẽ Tôi Trong Cuộc Tình...

1/9/200600:00:00(View: 3188)
wk_01092006_1

Đất trời chia tay ngày cuối của 2005 bằng một cơn mưa dai dẳng, nặng hạt...Tôi trải lòng chào đón 2006 cũng bằng cơn mưa ấy, và tình cờ thôi (dường như tình cờ lúc nào cũng mang đến sự thú vị!") tôi chọn cách ru mình bằng những bài tình ca Pháp do Trọng Nghĩa hát. Lòng cảm thấy bình yên và xốn xang đến lạ thường! Đây là một dịp hiếm quý được nghe nhạc Pháp trong cơn mưa, một cơn mưa cuối năm với một giọng hát dường như số mệnh chỉ để dành riêng cho loại nhạc ấy: Trọng Nghĩa và Tình Ca Nhạc Pháp.

Tôi luôn có thói quen sưu tầm và âm thầm ủng hộ những nghệ sĩ chân thành gieo mình vào nghệ thuật, về cái gọi là "lý tưởng" để hy sinh cả vật chất đời sống bình thường. Trọng Nghĩa nằm ở trong số đó. Tôi làm quen với đời sống âm nhạc của Trọng Nghĩa và Mộng Lan đầu tiên bằng albums Hoa Lan Giữa Tóc Thề (1996), Elle était belle (1997) tiếp theo là Trọng Nghĩa: Kỷ Niệm 30 Năm Tiếng Hát - Một Thoáng Paris (2000) và mới đây là Angélique (2005). Hầu như những bài tình ca Pháp đẹp đều được Trọng Nghĩa và Mộng Lan yêu thương mang vào những albums này mà phải nói tôi quý và gần gũi nhất với những Coupable, Après Toi, Main Dans La Main, Belle, Reviens và Angélique...

Tuy không phải là tiên phong, nhưng Trọng Nghĩa đã thổi được một luồng gió mát và đẹp vào phong trào đem dòng nhạc Pháp đến gần với khán thính giả Việt Nam. Giọng hát Trọng Nghĩa sao chân thành và gần gũi đến thế! Trọng Nghĩa dành trọn vẹn những cảm xúc thật với vốn kiến thức và tình yêu nhẹ nhàng với ngôn ngữ nhạc Pháp có trong đời sống. Anh dường như được sinh ra để hát nhạc Pháp vậy. Một nét mới khác ở Trọng Nghĩa là khi đã định hình, anh cống hiến thêm ở một khía cạnh khác, không dễ, trong âm nhạc bằng con đường tự đặt lời cho nhiều tác phẩm nổi tiếng anh trình bày, mở ngõ cho sự đa dạng trong lòng thưởng thức của mọi người. Những ca từ tiếng Việt do Trọng Nghĩa đặt đều rất sát nghĩa, sâu lắng, rất sáng và không thiếu chất văn hoa của ca từ nguyên thuỷ; giúp cho nhiều khán thính giả thành thạo hoặc không thành thạo ngôn ngữ Pháp (như tôi chẳng hạn) có cơ hội suy ngầm, thắc mắc và trải lòng nhiều hơn trên những vần điệu mà âm nhạc được ví làm điểm xuất phát.

Một tin vui cho cá nhân tôi và những ai đã từng quý mến giọng hát Trọng Nghĩa là vào Chủ Nhật, 8 tháng 1 tại Bleu Club (14160 Beach Boulevard) lúc 5:00 p.m. sẽ có một đêm thính phòng tình ca nhạc Pháp với giọng hát anh. Chương trình sẽ có thêm một giọng hát của một vị khách đặc biệt: ca sĩ Ngọc Thúy cùng với band nhạc The Friends với Vương Hương (piano), Luân Vũ (violin) và Nguyễn Thị Hậu (cello). Chiều nhạc thính phòng này dành cho tất cả mọi người và vé có bán tại Bích Thu Vân (714-897-4519) và Tú Quỳnh (714-531-4284). Sự tham dự đông đủ của quý khán thính giả chính là điều quan trọng nhất để làm nên sự thành công của chiều nhạc thính phòng này. Chúng ta cùng nhau rũ hết những vướng bận, lo toan ngoài song cửa một buổi chiều thôi, thả hồn vào một thế giới lịch lãm, nhẹ nhàng của chốn bình yên nhạc Pháp và giọng hát ấm, giàu cảm xúc chân thành của Trọng Nghĩa, không gian buổi chiều ấy sẽ đẹp như một bài thơ. Và hãy để tiếng hát ấy vẽ nên một cuộc tình đẹp mà đời trao tặng cho mọi người! Hãy thả hồn đi vào thế giới "lý tưởng" mà tâm hồn người nghệ sĩ ấy luôn trung thành với suốt hơn 30 năm qua.

Ai cũng có ít nhất một cuộc tình mà đời vẽ cho. Lắng nghe Trọng Nghĩa hát, đồng nghĩa với việc thưởng thức bức tranh mà cuộc đời vẽ riêng cho anh, cho người anh yêu và cho những người yêu thương anh.

Ngoài trời, mưa vẫn nặng hạt... Trọng Nghĩa trong bài hát "L_ amour Existe Encore" vẫn đang cao trào...Tôi mong sao Chủ Nhật đến thật nhanh để tôi được gần gũi với "bức tranh" ấy hơn ./.

Lê Hương Văn
1/1/2006

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
“Tôi đã đeo cái bảng VIỆT NAM bước chân lên Bắc Cực (Geographic North Pole 90 degrees N.) và được Cơ Quan Quản Lý Bắc Cực của Nga chứng nhận: BÙI DUY TÂM was the first VIETNAMESE at the NORTH POLE.” Bs Tâm dành cho Việt Báo hồi ký lạ của ông.
Hơn 500 bác sĩ và quan khách -trong số này có các giáo sư Bùi Duy Tâm, Lê Bá Vận, cựu khoa trưởng Y khoa Huế và Giáo sư Lê Thanh Minh Châu, cựu Viện trưởng Đại Học Huế- đã tham dự Đại Hội Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập Hội Ái Hữu
Vào đầu thế kỷ 20, các nhạc sĩ theo trào lưu mới đã làm khiếp vía khán giả qua những tác phẩm và cách trình diễn của họ. Charles Ives (1874-1954) chua (quote) nhạc pop, thường có nhiều lớp nhị trùng âm (bitonal), và nhịp điệu phức
Họa sĩ Nguyên Khai sinh trưởng tại Huế, tốt nghiệp trường Đại Học Mỹ Thuật vào năm 1963. Ông bắt đầu cầm cọ từ đấy và là người sáng lập Hội Họa sĩ trẻ Việt Nam với các họa sĩ danh tiếng cùng thời như Nguyễn Trung, Nguyễn Phước, Đỗ Quang Em, Trịnh Cung, Đinh Cường, Hồ Hữu
PLANO, Texas (ngày 2 tháng 8 năm 2006) - JCPenney làm thời trang mùa tựu trường trơœ nên sôi động và vui nhộn cho giới thanh thiếu niên - những người hiểu rõ cá tính và phong cách riêng cuœa mình
Thời lãng mạn có thể được kể vào khoảng 1790 cho đến 1910. Chữ "lãng mạn" là để nói về những đặc tính trong nhạc thời này như là sự mơ mộng, viễn vọng, cảm xúc. Những tính chất này được xem nặng hơn là những tính chất khác trong âm nhạc mà thời Cổ Điển cho là quan trọng
Còn một tháng hè oi nóng nữa, tại sao bạn không ghi tên ngay, làm một chuyến du hành kéo dài một tuần lễ bằng tàu biển đến Alaska" Với giá khoảng 1,300 đô/người, tour du lịch bao gồm vé máy bay từ Orange County hay từ Los Angeles đến Seattle, cất cánh từ sáng sớm thứ bảy. Sau đó, bạn xuống tàu Holland America
Đây là tập sách mỏng, phát hành tháng 6-2006, chỉ dầy 55 trang giấy trắng khổ nhỏ nhưng đầy tâm huyết của tiến sĩ Mai Thanh Truyết đối với sinh mệnh của khoảng 200,000 người Việt đang làm nghề nail tại Hoa Kỳ, chiếm 80% thị trường nhân lực ngành này. Ông tốt nghiệp khoa Hóa một trường
Là họa sĩ gốc Á duy nhất  có tranh trong sưu-tập thường-trực tại Viện Bảo-tàng Guggenheim ở New York City, Nguyễn Quỳnh còn là một tên tuổi được quí trọng trong giới đại học tại Hoa Kỳ
Hội Hiếu nhạc Việt Mỹ (Vietnamese American Phiharmonic), đơn vị tổ chức buổi hòa nhạc này, một tổ chức vô vị lợi được thành lập gần 9 năm, quy tụ một số nhạc sĩ xuất thân từ trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn và các đại học âm nhạc Hoa Kỳ. Hội được thành lập với mục đích phát huy nghệ thuật
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.