Hôm nay,  

Văn Học Press Trân trọng giới thiệu: Phượng Hoàng - Truyện dài của Nhã Ca

30/09/201911:04:00(Xem: 6178)

 

NC_Cover_PreOrder.jpg

Phượng Hoàng- Truyện dài @ Nhã Ca


Tranh bìa @ Đinh Trường Chinh

Phụ bản @ Duy Thanh


Văn Học Press xuất bản, 10/2019

206 trang, giá bán $18.00


Tìm mua trên:

BARNS & NOBLE

Search Keywords: Phuong hoang

Hoặc bấm vào đường dẫn sau:

https://www.barnesandnoble.com/w/phuong-hoang-nha-ca/1133827093?ean=9781078721882



Phượng Hoàng là một truyện dài sáng tác từ thời rất sớm trong sự nghiệp văn chương của nhà văn Nhã Ca, nhưng cho đến thời điểm này, chưa bao giờ được in thành sách. Mới đây, tác giả bất ngờ nhận một gói quà gửi ra từ trong nước. Người gửi và người nhận chưa từng có duyên may gặp gỡ. Gói quà là mấy cuốn sách cũ, trong số này, có cuốn Phượng Hoàng…

   “Gọi là sách mà không hẳn là sách…” theo như giải thích của nhà văn Nhã Ca. Và Văn Học Press hân hạnh được cộng tác với tác giả trong lần xuất bản này để gửi đến độc giả bốn phương một tác phẩm tưởng đã bị lãng quên.  – Văn Học Press.


. . .


Và 50 Năm Sau

Tháng Bảy, 2019

 

   … Cuốn sách mỏng manh chỉ 200 trang. Gọi là sách mà không hẳn là sách.  Bìa trước, bìa sau có ghi rõ: Tạp Chí Thứ Tư, Số Đặc Biệt Tháng 10-69. Đây là một loại báo khổ nhỏ, xuất bản hằng tháng, trình bày giống như sách, nhưng in nhiều, bìa mỏng, giá rẻ, bày bán trên cả ngàn sạp báo phổ thông tại miền Nam thời ấy. 

   Sách Nhã Ca tại Sài Gòn kiếp trước, hầu hết in đi in lại nhiều lần, được nhiều nơi lưu trữ cả trong lẫn ngoài nước. Nhờ vậy mà bao năm đổi đời, không khó để tìm lại. 

   Cũng nhờ vậy mà trong đủ loại sách Việt ngữ xuất hiện trên đất Mỹ ngay những năm lưu vong đầu tiên, đã có cả chục cuốn sách Nhã Ca được lưu hành, dù chính người viết còn đang tù đày ở quê nhà. Riêng truyện Phượng Hoàng, kể như biệt tích luôn, không mong gì thấy lại. Sở dĩ vậy là vì ngoài vinh dự được tờ tạp chí chuyên về tiểu thuyết ấn hành như một số báo đặc biệt, truyện cô Phượng chưa bao giờ được chính thức thành sách. 

   Đây chỉ là loại tiểu thuyết ái tình phiêu lưu viết từ tuổi đôi mươi, thời chữ nghĩa còn bốc đồng không đắn đo suy xét. Phượng Hoàng, tên người nữ chính của câu chuyện cũng là tên một loài chim bay cao, nhưng phần đã viết chỉ là chuyện mặt đất. Vì vậy, khi được phổ biến trên Tạp Chí Thứ Tư, phần cuối, có thư tác giả gửi nhân vật, hẹn sẽ viết thêm chuyện bay bổng hấp dẫn. 

   Đọc lại cuốn sách cũ, đúng lúc lá thư đang vẽ vời hứa hẹn, bỗng thấy cụt ngủn. Coi kỹ, đúng là mất tiêu mấy trang, mà sao cuốn sách trong tay vẫn nguyên vẹn? 

   Khác với loại sách đóng cắt bằng máy, ép gáy dán keo thường thấy tại Mỹ, gọi là perfect biding, sách in tại Saigon thời xưa đóng chỉ, may theo kiểu thủ công. Sợi chỉ vốn mỏng manh dễ đứt. Bứt xé mạnh tay, một mối chỉ đứt, cả cuốn sách sẽ bung. Vậy là không có chuyện bứt xé vô tình. Nhiều phần, việc cắt bỏ mấy trang chữ nghĩa thuộc loại “nhạy cảm” này đã được thực hiện một cách thận trọng để bảo vệ cuốn sách.  

    Chính là nhờ được hưởng sự che chở tận tình của người đọc trong nước, mà cuốn sách dở dang, “gọi là sách mà chưa hẳn là sách,” cũng như nhân vật Phượng và bản thân người viết đã có thể sống sót sau bao năm giông bão. 

   Trân trọng biết ơn những ân tình đã nhận. 

   Cám ơn người bạn trẻ có lòng cho sách.


   Tháng Bảy, 1969 – Tháng Bảy, 2019. 

   Vừa đúng nửa thế kỷ.  Đã tưởng không bao giờ thấy lại. Bồi hồi nhìn mãi những trang chữ  ố vàng. 

   Với lòng biết ơn, đây là lần đầu tiên, Phượng Hoàng chính thức được thành sách. Ngoài việc sửa lỗi ấn loát, dập bớt vài ba dòng sai lạc, những trang chữ cũ được giữ nguyên, không thêm thắt hay chỉnh sửa văn chương. 

   Tất cả, như nó đã là nó một thời.

  

   California, tháng 7-2019

   Nhã Ca

Văn Học Press 

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
"Ngày xuân đi chùa, lễ Phật là một phong tục đẹp nhằm nâng cao tâm hồn con người và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ Phật ngày xuân còn để cảm nhận cái Chân-Thiện-Mỹ, khơi dậy tính Thiện, cảm nhận cái đẹp của cảnh xuân, cảnh chùa, hầu trở về bản tính thiện lương của con người. Đạo Phật và chùa chiền khắp thế giới nơi nào cũng có. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thờ Phật, xây đền, chùa thường theo một kiến trúc na ná nhau nhưng dân tộc nào cũng có pha trộn những nét đặc thù riêng". -- Nhà văn/ nhà báo Trịnh Thanh Thủy giới thiệu những ngôi chùa nổi tiếng vòng quanh thế giới. Xin mời độc giả Việt Báo đi theo bước chân phiêu lãng của chị.
Zion National Park, Lâm viên Quốc gia, tọa lạc tại vùng Nam tiểu bang Utah, là một thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Mời bạn đọc theo bước chân của nhà văn/nhà báo Trịnh Thanh Thủy đến thăm miền đất với thiên nhiên hùng vĩ này.
Mọi thứ xuất hiện trên thế gian này đều mang theo nó bản chất tương đối, hay nói theo khái niệm triết học là một thực thể luôn luôn có hai mặt: nên và hư, tốt và xấu, lợi và hại, v.v… Cái dễ thấy nhất là đồ nhựa. Lúc đầu ai cũng thấy đồ nhựa rất tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Nhưng ngày nay, đồ nhựa sau khi được dùng rồi bỏ đi thành rác lại gây ra tai họa cho môi trường, cho các sinh vật trên trái đất trong đó có loài người.
Riêng mùa Tạ Ơn năm nay, anh H. đặc biệt muốn hướng lòng biết ơn của mình đến với một biểu tượng của đức tin. Anh H. đã đến tạ ơn Đức Mẹ Long Beach.
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California. Họa sĩ Duy Thanh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1931 tại Thái Nguyên. Ông học vẽ năm 1952
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương chùa Kim Các Tự, ngôi chùa quen thuộc với người học văn ở Sài Gòn thời xa xưa.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an.
Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.