Hôm nay,  

Csvn Bắt Học, Bắt Dạy Một Loại Chữ Việt Không Thể Dùng Được

9/5/199900:00:00(View: 5827)
Nhà nước CSVN bắt dạy, bắt học một loại chữ viết Việt ngữ không bao giờ được dùng trong đời sống. Chuyện khó tin nhưng có thật này vừa được báo trong nước đề cập. Sau đây là nguyên văn:
Trước năm học mới, bộ sách Tập tô, Tập viết từ lớp 1 đến lớp 4 (bộ mới) được phát hành. Ngay sau đó, Bộ Giáo dục-Đào tạo quyết định không cho học sinh sử dụng bộ sách đó trong năm học này, mà phải dùng bộ sách cũ có từ năm 1986 tái bản. Từ các sự kiện bất ngờ này, một điều kỳ lạ được phát hiện: Chữ viết tiếng Việt mà chúng ta đang dùng, chưa bao giờ được Nhà nước công nhận chính thức.
Từ năm 1945, chúng ta mặc nhiên dùng loại chữ viết do cha ông chúng ta để lại, với những mẫu tự Latinh đẹp đến mức cổ điển. Mẫu tự này vừa giúp thể hiện ngôn ngữ bằng chữ viết, vừa rèn luyện được nết người cho người học viết và dùng chữ viết. Nét chữ, nết người luôn có tính tương hợp.
Đến năm học 1980-1981, khi tiến hành cải cách giáo dục, bộ chữ viết đang dùng được thay bằng bộ chữ viết mới với kiểu chữ thường và chữ hoa đơn giản. Bộ chữ này được đưa vào nhà trường và dạy lần đầu qua cuốn Học vần. Việc thay đổi bộ chữ này, không có một văn bản pháp quy nào cho phép. Cần phải nói thêm một điều là kiểu chữ này chỉ có các em học trò nhỏ là bắt buộc phải theo, còn người lớn cả nước muốn viết kiểu gì cũng được, chẳng có văn bản nào bắt buộc.
Chính việc dạy viết bằng bộ chữ này (xin tạm gọi là bộ chữ cải cách) đã làm cho chữ viết của học sinh trở nên xấu. Bộ chữ cải cách không có các nét hất, nét lượn ở các con chữ (như ở chữ n, t, i...), không có nét bụng phía trên, phía dưới (các chữ b, g, h, k, y), chiều cao của một số con chữ là phụ âm chỉ cao gấp hai lần chiều cao các con chữ là nguyên âm (lẽ ra phải cao 2,5 lần mới cho một tỷ lệ đẹp). Các đặc điểm này làm cho các con chữ trong một từ bị viết rời ra, không nối kết với nhau do thiếu các nét hất, nét vòng, học sinh phải viết chậm hơn vì mỗi lần viết xong một chữ cái lại phải một lần nhấc bút lên. Bộ chữ cải cách lại có nhiều con chữ na ná giống nhau, khó phân biệt đối với trẻ học, như giữa b và v, h và n... Còn chữ hoa của bộ chữ cải cách này thì bị cắt bỏ hết các nét uốn lượn, thành một kiểu chữ thô, cứng, lại giống với chữ in hoa.

Nhận thấy sự bất cập trên, đến năm 1986, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục-Đào tạo) đã ban hành Thông tư số 29/TT ngày 25.9.1996 về việc nâng cao chất lượng dạy và học viết ở trường phổ thông cơ sở. Đây có lẽ là văn bản mang tính pháp quy duy nhất về chữ viết trong nhà trường nhưng cũng chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học viết chữ. Mục tiêu của thông tư này là: Học sinh cấp I phải có kỹ năng viết chữ đúng, rõ ràng, nhanh sạch và đẹp. Kỹ năng đó tạo điều kiện quan trọng để học tốt các môn học và là một yêu cầu của việc dạy chữ, dạy người, dạy nghề (trích Thông tư 29/TT). Để đạt được mục tiêu đó, Thông tư 29/TT đã hướng dẫn sửa đổi căn bản về mẫu chữ viết thường, giúp học sinh tiểu học được luyện viết một mẫu chữ thường gần với mẫu chữ truyền thống vốn được dùng trước năm 1981. Thông tư này cũng cho phép sử dụng song song hai mẫu chữ là chữ hoa đơn giản (của bộ chữ viết cải cách) và chữ hoa phức tạp. Bộ chữ hoa phức tạp, về cơ bản là bộ chữ viết hoa truyền thống mà chúng ta vẫn dùng trước năm 1981. Có thể nói, bộ chữ hoa phức tạp được Thông tư 29/TT đưa lại vào giảng dạy là một cuộc đột phá để quay lại với kiểu chữ đẹp truyền thống mà cha ông chúng ta đã dùng, và hiện chúng ta đang dùng hàng ngày.
Đến năm 1996, bộ chữ hoa phức tạp của Thông tư 29/TT tự nhiên bị đưa ra khỏi nhà trường, cũng không có một văn bản pháp quy nào quy định và thay thế Thông tư 29/TT. Như vậy, đến nay học sinh vẫn phải học bộ chữ cải cách có từ năm học 1980-1981. Bộ chữ cải cách này như đã nói, ra đời không có giấy khai sinh - tức là cơ sở pháp lý - và được giảng dạy, học bằng các ấn phẩm Tập viết không có tên tác giả, không có người biên tập, người trình bày, không ghi người chịu trách nhiệm xuất bản và cũng không ghi cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục-Đào tạo, vi phạm Luật Xuất bản. Không nói đến phần hình thức xấu, khó sử dụng cho học sinh, bộ Tập viết này tồn tại như một ấn phẩm lậu. Thế mà, hàng triệu con em chúng ta đã và vẫn miệt mài với nó để học một bộ chữ mà ngoài đời không dùng! Hãy xem từ tấm giấy khen tặng các em học sinh, các bằng cấp quốc gia, các loại thẻ cao cấp nhất, cũng đều không dùng loại chữ cải cách này. Tất cả đều được dùng bộ chữ cũ, bộ chữ vẫn dùng trước cải cách giáo dục!
Như vậy, bộ chữ vẫn được dùng ngoài đời vẫn không hề được dạy lại trong nhà trường với sự biến mất hiệu lực của Thông tư 29/TT. Nhà trường tiếp tục dùng bộ chữ cải cách mà đến nay, chưa có một văn bản pháp quy nào thừa nhận.
Tính ưu việt của bộ chữ truyền thống là rất rõ ràng. Tại sao chúng ta không dùng cái ưu việt, cái hay, cái tốt dạy cho học sinh"

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thủ Tướng Nhật Yoshihide Suga, trong chuyến công du hải ngoại lần đầu kể từ khi nhậm chức vào tháng trước, đã đồng ý với đối tác Việt Nam xúc tiến hợp tác quốc phòng và an ninh trong việc đối đầu với ảnh hưởng lan rộng của Trung Quốc trong khu vực, theo bản tin của Yahoo News cho biết hôm Thứ Hai, 19 tháng 10 năm 2020.
Dân biểu liên bang Lou Correa (CA-46) và Alan Lowenthal (CA-47), cùng với các đồng viện đã gửi một lá thư đến Ngoại trưởng Mike Pompeo để bày tỏ mối lo ngại về việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt giam blogger, nhà báo độc lập, nhà hoạt động dân chủ Phạm Đoan Trang.
Nhiều tỉnh tại Miền Trung Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng nặng bởi mùa bão lụt năm nay mà cho đến nay đã có ít nhất 90 người chết, 34 người mất tích và hàng chục ngàn gia đình phải di tản, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Hai, 19 tháng 10 năm 2020.
Miền Trung Việt Nam, từ Hà Tĩnh, Quảng Trị vào đến Phú Yên và lên các tỉnh Cao Nguyên tiếp tục mưa to và lụt lớn khiến ít nhất đã có 62 người thiệt mạng và mất tích, theo bản tin của báo Dân Trí hôm 17 tháng 10 và Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 16 tháng 10 cho biết.
Mẹ của tử tù Hồ Duy Hải là bà Nguyễn Thị Loan đã báo động về tình trạng sức khỏe của con bà “tụt giốc sau nhiều tháng gia đình không được thăm gặp và gửi đồ ăn tiếp tế,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 15 tháng 10 năm 2020.
Nhà tôi ở Tuy Hòa thuộc Miền Trung nằm sát con sông nhỏ cho nên mỗi năm vào mùa mưa khoảng tháng 9 tháng 10 là lụt; có năm lụt nhỏ có năm lụt lớn. Nhìn con sông trở nên vạm vỡ, nước chảy cuồn cuộn trôi ra biển mà hiểu được sức mạnh của thiên nhiên.
Trung Cộng luôn luôn là mối đe dọa cho chủ quyền của Việt Nam từ việc họ xây đảo nhân tạo, quân sự hóa và xâm chiếm các đảo trên Biển Đông đến việc họ thường xuyên đưa tàu khảo sát vào vùng biển của VN mà cụ thể là hiện một tàu khảo sát đi với tàu hải giám TQ đã vào vùng biển cách tỉnh Quảng Ngãi khoảng 70 hải lý, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư, 14 tháng 10 năm 2020.
Chương trình học bổng Tám Thánh Tử Đạo được tổ chức từ năm 2014 để tưởng niệm Tám Phật tử hy sinh vì Đạo ngày 8/5/1963 đồng thời nhằm tiếp sức đến trường cho những học sinh nghèo mà hiếu học ở Thừa Thiên Huế.
Ít nhất 18 người thiệt mạng và hơn một chục người bị mất tích sau các trận lụt ngập nhà cửa tại miền Trung Việt Nam và biển động đã lật chìm nhiều tàu đánh cá, theo chính quyền cho biết hôm Thứ Hai, 12 tháng 10 năm 2020, khi một trận bão khác đe dọa đổ bộ, theo bản tin của Yahoo News tường thuật.
Nhiều tổ chức quốc tế, gồm Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã lên án việc Hà Nội bắt bỏ tù người bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang hôm 6 tháng 10 và đã yêu cầu chính quyền CSVN trả tự do cho cô Phạm Đoan Trang, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 12 tháng 10 năm 2020.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.