Hôm nay,  

Csvn Bắt Học, Bắt Dạy Một Loại Chữ Việt Không Thể Dùng Được

9/5/199900:00:00(View: 5838)
Nhà nước CSVN bắt dạy, bắt học một loại chữ viết Việt ngữ không bao giờ được dùng trong đời sống. Chuyện khó tin nhưng có thật này vừa được báo trong nước đề cập. Sau đây là nguyên văn:
Trước năm học mới, bộ sách Tập tô, Tập viết từ lớp 1 đến lớp 4 (bộ mới) được phát hành. Ngay sau đó, Bộ Giáo dục-Đào tạo quyết định không cho học sinh sử dụng bộ sách đó trong năm học này, mà phải dùng bộ sách cũ có từ năm 1986 tái bản. Từ các sự kiện bất ngờ này, một điều kỳ lạ được phát hiện: Chữ viết tiếng Việt mà chúng ta đang dùng, chưa bao giờ được Nhà nước công nhận chính thức.
Từ năm 1945, chúng ta mặc nhiên dùng loại chữ viết do cha ông chúng ta để lại, với những mẫu tự Latinh đẹp đến mức cổ điển. Mẫu tự này vừa giúp thể hiện ngôn ngữ bằng chữ viết, vừa rèn luyện được nết người cho người học viết và dùng chữ viết. Nét chữ, nết người luôn có tính tương hợp.
Đến năm học 1980-1981, khi tiến hành cải cách giáo dục, bộ chữ viết đang dùng được thay bằng bộ chữ viết mới với kiểu chữ thường và chữ hoa đơn giản. Bộ chữ này được đưa vào nhà trường và dạy lần đầu qua cuốn Học vần. Việc thay đổi bộ chữ này, không có một văn bản pháp quy nào cho phép. Cần phải nói thêm một điều là kiểu chữ này chỉ có các em học trò nhỏ là bắt buộc phải theo, còn người lớn cả nước muốn viết kiểu gì cũng được, chẳng có văn bản nào bắt buộc.
Chính việc dạy viết bằng bộ chữ này (xin tạm gọi là bộ chữ cải cách) đã làm cho chữ viết của học sinh trở nên xấu. Bộ chữ cải cách không có các nét hất, nét lượn ở các con chữ (như ở chữ n, t, i...), không có nét bụng phía trên, phía dưới (các chữ b, g, h, k, y), chiều cao của một số con chữ là phụ âm chỉ cao gấp hai lần chiều cao các con chữ là nguyên âm (lẽ ra phải cao 2,5 lần mới cho một tỷ lệ đẹp). Các đặc điểm này làm cho các con chữ trong một từ bị viết rời ra, không nối kết với nhau do thiếu các nét hất, nét vòng, học sinh phải viết chậm hơn vì mỗi lần viết xong một chữ cái lại phải một lần nhấc bút lên. Bộ chữ cải cách lại có nhiều con chữ na ná giống nhau, khó phân biệt đối với trẻ học, như giữa b và v, h và n... Còn chữ hoa của bộ chữ cải cách này thì bị cắt bỏ hết các nét uốn lượn, thành một kiểu chữ thô, cứng, lại giống với chữ in hoa.

Nhận thấy sự bất cập trên, đến năm 1986, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục-Đào tạo) đã ban hành Thông tư số 29/TT ngày 25.9.1996 về việc nâng cao chất lượng dạy và học viết ở trường phổ thông cơ sở. Đây có lẽ là văn bản mang tính pháp quy duy nhất về chữ viết trong nhà trường nhưng cũng chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học viết chữ. Mục tiêu của thông tư này là: Học sinh cấp I phải có kỹ năng viết chữ đúng, rõ ràng, nhanh sạch và đẹp. Kỹ năng đó tạo điều kiện quan trọng để học tốt các môn học và là một yêu cầu của việc dạy chữ, dạy người, dạy nghề (trích Thông tư 29/TT). Để đạt được mục tiêu đó, Thông tư 29/TT đã hướng dẫn sửa đổi căn bản về mẫu chữ viết thường, giúp học sinh tiểu học được luyện viết một mẫu chữ thường gần với mẫu chữ truyền thống vốn được dùng trước năm 1981. Thông tư này cũng cho phép sử dụng song song hai mẫu chữ là chữ hoa đơn giản (của bộ chữ viết cải cách) và chữ hoa phức tạp. Bộ chữ hoa phức tạp, về cơ bản là bộ chữ viết hoa truyền thống mà chúng ta vẫn dùng trước năm 1981. Có thể nói, bộ chữ hoa phức tạp được Thông tư 29/TT đưa lại vào giảng dạy là một cuộc đột phá để quay lại với kiểu chữ đẹp truyền thống mà cha ông chúng ta đã dùng, và hiện chúng ta đang dùng hàng ngày.
Đến năm 1996, bộ chữ hoa phức tạp của Thông tư 29/TT tự nhiên bị đưa ra khỏi nhà trường, cũng không có một văn bản pháp quy nào quy định và thay thế Thông tư 29/TT. Như vậy, đến nay học sinh vẫn phải học bộ chữ cải cách có từ năm học 1980-1981. Bộ chữ cải cách này như đã nói, ra đời không có giấy khai sinh - tức là cơ sở pháp lý - và được giảng dạy, học bằng các ấn phẩm Tập viết không có tên tác giả, không có người biên tập, người trình bày, không ghi người chịu trách nhiệm xuất bản và cũng không ghi cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục-Đào tạo, vi phạm Luật Xuất bản. Không nói đến phần hình thức xấu, khó sử dụng cho học sinh, bộ Tập viết này tồn tại như một ấn phẩm lậu. Thế mà, hàng triệu con em chúng ta đã và vẫn miệt mài với nó để học một bộ chữ mà ngoài đời không dùng! Hãy xem từ tấm giấy khen tặng các em học sinh, các bằng cấp quốc gia, các loại thẻ cao cấp nhất, cũng đều không dùng loại chữ cải cách này. Tất cả đều được dùng bộ chữ cũ, bộ chữ vẫn dùng trước cải cách giáo dục!
Như vậy, bộ chữ vẫn được dùng ngoài đời vẫn không hề được dạy lại trong nhà trường với sự biến mất hiệu lực của Thông tư 29/TT. Nhà trường tiếp tục dùng bộ chữ cải cách mà đến nay, chưa có một văn bản pháp quy nào thừa nhận.
Tính ưu việt của bộ chữ truyền thống là rất rõ ràng. Tại sao chúng ta không dùng cái ưu việt, cái hay, cái tốt dạy cho học sinh"

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền trong nước ngày càng bị dồn vào thế khó khăn bởi vì chính quyền CSVN tìm mọi cách để bóp ngẹt tiếng nói của người dân khi họ thành công đòi các trang mạng xã hội như Facebook và Youtube gỡ bỏ các bài viết chỉ trích chế độ mà họ gọi là “tổ chức phản động, khủng bố,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 9 tháng 10 năm 2020.
Miền Trung Việt Nam đang trong mùa mưa lụt, trong hai ngày qua đã có ít nhất 11 người thiệt mạng và tích tính tới Thứ Năm, ngày 8 tháng 10 năm 2020, theo bản tin của Báo Dân Trí cho biết hôm Thứ Năm.
Những người chỉ trích chế độ Việt Nam không an toàn trước các cuộc tấn công mạng (Cyberangriffen) ở Đức. Theo nghiên cứu của BR (Bayerischer Rundfunk) và báo Zeit Online, họ đang là trung tâm điểm của các Hacker Việt Nam. Đại sứ quán VN ở Berlin phủ nhận các cáo buộc.
Ngày 07/10/2020, bà Renate Künast, dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức, đã chính thức loan báo việc nhận bảo trợ cho ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo tự do và Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), trong chương trình "Dân biểu bảo vệ Dân biểu" của Quốc hội.
Cựu chiến binh Bắc Việt Trần Đức Thạch, người đã từng viết bài sám hối về các tội ác của CSVN trong thời chiến tranh VN và bị bắt bỏ tù, đã được trao Giải Thưởng Nhân Quyền Nguyễn Chí Thiện, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư, 30 tháng 9 năm 2020.
Ông Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại Học Tôn Đức Thắng tại tỉnh Đắk Lắk đã bị công an bắt khẩn cấp hôm 30 tháng 9 năm 2020 vì bị cáo buộc “vu khống người khác,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
Ngày vinh danh thiện nghĩa nhân thế giới 2020 đã được tổ chức tại Hoa Kỳ ngày 26/09/2020 với sự chủ tọa danh dự của bốn cựu Tổng thống Hoa kỳ thuộc hai đảng Cộng hòa và Dân chủ: quý Tổng thống Jimmy Carter, Bill Clinton, Barack Obama và Tổng thống George W. Bush đã hiện diện trực tuyến và đọc diễn văn chúc mừng và cám ơn các thiện nghĩa nhân được tuyển chọn và vinh danh trong năm 2020. Như vậy, Thiện Nghĩa nhân làm việc từ thiện – không phân biệt đảng phái, tôn giáo, sắc tộc…
Lần đầu tiên Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã lên tiếng tại diễn đàn của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đề cập đến giải pháp ngoại giao và pháp lý cho vấn đề Biển Đông, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 25 tháng 9 năm 2020.
Tình trạng vi phạm nhân quyền của chính quyền CSVN vẫn không có tiến bộ khả quan đã khiến cho 64 dân biểu Quốc Hội Châu Âu đã lên tiếng kêu gọi Liên Âu phải gây sức ép về vấn đề nhân quyền đối với Hà Nội, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Sáu, 25 tháng 9 năm 2020.
Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal (CA-47) ngày hôm nay thông báo ông đã chính thức nhận bảo trợ tranh đấu cho nhà hoạt động trẻ tuổi và là tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa, qua chương trình Defending Freedoms Project của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos trong Quốc Hội Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.