Hôm nay,  

Csvn Bắt Học, Bắt Dạy Một Loại Chữ Việt Không Thể Dùng Được

05/09/199900:00:00(Xem: 5800)
Nhà nước CSVN bắt dạy, bắt học một loại chữ viết Việt ngữ không bao giờ được dùng trong đời sống. Chuyện khó tin nhưng có thật này vừa được báo trong nước đề cập. Sau đây là nguyên văn:
Trước năm học mới, bộ sách Tập tô, Tập viết từ lớp 1 đến lớp 4 (bộ mới) được phát hành. Ngay sau đó, Bộ Giáo dục-Đào tạo quyết định không cho học sinh sử dụng bộ sách đó trong năm học này, mà phải dùng bộ sách cũ có từ năm 1986 tái bản. Từ các sự kiện bất ngờ này, một điều kỳ lạ được phát hiện: Chữ viết tiếng Việt mà chúng ta đang dùng, chưa bao giờ được Nhà nước công nhận chính thức.
Từ năm 1945, chúng ta mặc nhiên dùng loại chữ viết do cha ông chúng ta để lại, với những mẫu tự Latinh đẹp đến mức cổ điển. Mẫu tự này vừa giúp thể hiện ngôn ngữ bằng chữ viết, vừa rèn luyện được nết người cho người học viết và dùng chữ viết. Nét chữ, nết người luôn có tính tương hợp.
Đến năm học 1980-1981, khi tiến hành cải cách giáo dục, bộ chữ viết đang dùng được thay bằng bộ chữ viết mới với kiểu chữ thường và chữ hoa đơn giản. Bộ chữ này được đưa vào nhà trường và dạy lần đầu qua cuốn Học vần. Việc thay đổi bộ chữ này, không có một văn bản pháp quy nào cho phép. Cần phải nói thêm một điều là kiểu chữ này chỉ có các em học trò nhỏ là bắt buộc phải theo, còn người lớn cả nước muốn viết kiểu gì cũng được, chẳng có văn bản nào bắt buộc.
Chính việc dạy viết bằng bộ chữ này (xin tạm gọi là bộ chữ cải cách) đã làm cho chữ viết của học sinh trở nên xấu. Bộ chữ cải cách không có các nét hất, nét lượn ở các con chữ (như ở chữ n, t, i...), không có nét bụng phía trên, phía dưới (các chữ b, g, h, k, y), chiều cao của một số con chữ là phụ âm chỉ cao gấp hai lần chiều cao các con chữ là nguyên âm (lẽ ra phải cao 2,5 lần mới cho một tỷ lệ đẹp). Các đặc điểm này làm cho các con chữ trong một từ bị viết rời ra, không nối kết với nhau do thiếu các nét hất, nét vòng, học sinh phải viết chậm hơn vì mỗi lần viết xong một chữ cái lại phải một lần nhấc bút lên. Bộ chữ cải cách lại có nhiều con chữ na ná giống nhau, khó phân biệt đối với trẻ học, như giữa b và v, h và n... Còn chữ hoa của bộ chữ cải cách này thì bị cắt bỏ hết các nét uốn lượn, thành một kiểu chữ thô, cứng, lại giống với chữ in hoa.

Nhận thấy sự bất cập trên, đến năm 1986, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục-Đào tạo) đã ban hành Thông tư số 29/TT ngày 25.9.1996 về việc nâng cao chất lượng dạy và học viết ở trường phổ thông cơ sở. Đây có lẽ là văn bản mang tính pháp quy duy nhất về chữ viết trong nhà trường nhưng cũng chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học viết chữ. Mục tiêu của thông tư này là: Học sinh cấp I phải có kỹ năng viết chữ đúng, rõ ràng, nhanh sạch và đẹp. Kỹ năng đó tạo điều kiện quan trọng để học tốt các môn học và là một yêu cầu của việc dạy chữ, dạy người, dạy nghề (trích Thông tư 29/TT). Để đạt được mục tiêu đó, Thông tư 29/TT đã hướng dẫn sửa đổi căn bản về mẫu chữ viết thường, giúp học sinh tiểu học được luyện viết một mẫu chữ thường gần với mẫu chữ truyền thống vốn được dùng trước năm 1981. Thông tư này cũng cho phép sử dụng song song hai mẫu chữ là chữ hoa đơn giản (của bộ chữ viết cải cách) và chữ hoa phức tạp. Bộ chữ hoa phức tạp, về cơ bản là bộ chữ viết hoa truyền thống mà chúng ta vẫn dùng trước năm 1981. Có thể nói, bộ chữ hoa phức tạp được Thông tư 29/TT đưa lại vào giảng dạy là một cuộc đột phá để quay lại với kiểu chữ đẹp truyền thống mà cha ông chúng ta đã dùng, và hiện chúng ta đang dùng hàng ngày.
Đến năm 1996, bộ chữ hoa phức tạp của Thông tư 29/TT tự nhiên bị đưa ra khỏi nhà trường, cũng không có một văn bản pháp quy nào quy định và thay thế Thông tư 29/TT. Như vậy, đến nay học sinh vẫn phải học bộ chữ cải cách có từ năm học 1980-1981. Bộ chữ cải cách này như đã nói, ra đời không có giấy khai sinh - tức là cơ sở pháp lý - và được giảng dạy, học bằng các ấn phẩm Tập viết không có tên tác giả, không có người biên tập, người trình bày, không ghi người chịu trách nhiệm xuất bản và cũng không ghi cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục-Đào tạo, vi phạm Luật Xuất bản. Không nói đến phần hình thức xấu, khó sử dụng cho học sinh, bộ Tập viết này tồn tại như một ấn phẩm lậu. Thế mà, hàng triệu con em chúng ta đã và vẫn miệt mài với nó để học một bộ chữ mà ngoài đời không dùng! Hãy xem từ tấm giấy khen tặng các em học sinh, các bằng cấp quốc gia, các loại thẻ cao cấp nhất, cũng đều không dùng loại chữ cải cách này. Tất cả đều được dùng bộ chữ cũ, bộ chữ vẫn dùng trước cải cách giáo dục!
Như vậy, bộ chữ vẫn được dùng ngoài đời vẫn không hề được dạy lại trong nhà trường với sự biến mất hiệu lực của Thông tư 29/TT. Nhà trường tiếp tục dùng bộ chữ cải cách mà đến nay, chưa có một văn bản pháp quy nào thừa nhận.
Tính ưu việt của bộ chữ truyền thống là rất rõ ràng. Tại sao chúng ta không dùng cái ưu việt, cái hay, cái tốt dạy cho học sinh"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Số tiền Việt kiều ở hải ngoại gửi về trong nước trong năm 2020 đã thấp hơn 7% so với năm trước, với 10 tháng đầu năm 2020 người Việt ở hải ngoại đã gửi về trong nước 15.7 tỉ đô la, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) trích thuật thông tin từ truyền thông nhà nước VN cho biết hôm 18 tháng 1 năm 2021.
Đảng CSVN đang họp hội nghị lần thứ 15 để bàn về các vấn đề quan trọng còn lại mà trong đó vấn đề nhân sự tứ trụ là then chốt trước Đại Hội Đảng lần thứ 13 sẽ diễn ra từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 năm 2021, theo đó nhiều phân tích và dự đoán đã được đưa ra về nhân sự lãnh đạo của 4 chức vụ cao cấp nhất nước, gồm Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng và Chủ Tịch Quốc Hội, mà hầu hết đều đoán rằng ông Nguyễn Phú Trọng có khả năng sẽ ngồi lại ghế Tổng Bí Thư, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ nắm Chủ Tịch Nước, ông Phạm Minh Chính giữ chức Thủ Tướng, và ông Vương Đình Huệ giữ chức Chủ Tịch Quốc Hội, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) và Đài BBC Tiếng Việt cho biết hôm Thứ Bảy, 16 tháng 1 năm 2021.
Nhà báo và Facebooker Trương Châu Hữu Danh chỉ vì viết lên sự thật đã bị công an tỉnh Cần Thơ cáo buộc “gây mất an toàn tại các trạm thu phí BOT, và xuyên tạc thông tin về nhiều lãnh đạo cấp tỉnh” qua 31 bài viết đăng trên Facebook của anh, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 15 tháng 1 năm 2021.
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đang bị tù tại nhà tù số 6 Thanh Chương sau khi tuyệt thực hơn 50 ngày thì sức khỏe suy kiệt đến phải được đưa vào bệnh viện cấp cứu, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 14 tháng 1 năm 2021.
Hai người Việt có tên Manh Ngoc Nguyen và Dat Tat Ho bị tình nghi đem người bất hợp pháp từ Việt Nam vào Mỹ để làm nail ở New York và Long Island đã bị bắt và nếu bị kết án thì có thể ngồi tù tới 15 năm, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 13 tháng 1 năm 2021.
huyện nghe rất lạ đã xảy ra vài ngày nay tại Hà Nội: thay vì diễn tập quân đội, công an để bảo vệ an ninh cho người dân và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước thì Đảng CSVN lại tổ chức diễn tập để bảo vệ cho chính Đảng trong các ngày Đại Hội 13 sắp tới, mà một trong những tình huống được giả định dựng ra là chống lại dân oan khiếu kiện vì nhà cửa và đất đai ruộng vườn bị đảng cướp mất, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 10 tháng 1 năm 2021.
Hôm nay, ngày 5.1.2021, liên quan đến việc kết án các nhà báo Việt Nam Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tại Bộ Ngoại giao, bà Bärbel Kofler phát biểu như sau: “Một lần nữa, các nhà hoạt động ở Việt Nam lại bị kết án tù dài hạn vì tranh đấu ôn hòa cho tự do báo chí và tự do bày tỏ ý kiến, cũng như thành lập các công đoàn tự do và độc lập. Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục đường lối đàn áp xã hội dân sự cũng như quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do biểu tình.
Tòa Án CSVN đã kết án nặng nề 3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập VN là ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn hôm 5 thang 1 năm 2021 đã khiến cho dư luật quốc tế bất bình mà cụ thể là Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RFS) và Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) đã lên án bán án này là “tàn nhẫn,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Ba, 5 tháng 1 năm 2020.
Hôm nay tôi rất bàng hoàng nhận tin nhà báo nổi tiếng Ts. Phạm Chí Dũng, Chủ tịch của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), đã bị Tòa án Nhân dân TpHCM kết án 15 năm tù và thêm 3 năm quản thúc tại gia với cáo buộc „Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam“. Hai cộng sự viên của ông cũng bị tòa án này kết án tổng cộng 22 năm tù và 6 năm quản thúc tại gia. Đây là án tù cao nhất cho tới nay cho tội danh này đối với người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam.
Bộ y tế của Việt Nam đã dự trù đình chỉ hay hạn chế các chuyến bay sắp tới từ ít nhất 34 nước và lãnh thổ mà đã có các trường hợp phát hiện biến thể mới Covid-19 lần đầu tìm thấy tại Anh, theo chính quyền cho biết hôm Thứ Hai, 4 tháng 1 năm 2021 qua bản tin của Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.