Hôm nay,  

Csvn Bắt Học, Bắt Dạy Một Loại Chữ Việt Không Thể Dùng Được

9/5/199900:00:00(View: 5792)
Nhà nước CSVN bắt dạy, bắt học một loại chữ viết Việt ngữ không bao giờ được dùng trong đời sống. Chuyện khó tin nhưng có thật này vừa được báo trong nước đề cập. Sau đây là nguyên văn:
Trước năm học mới, bộ sách Tập tô, Tập viết từ lớp 1 đến lớp 4 (bộ mới) được phát hành. Ngay sau đó, Bộ Giáo dục-Đào tạo quyết định không cho học sinh sử dụng bộ sách đó trong năm học này, mà phải dùng bộ sách cũ có từ năm 1986 tái bản. Từ các sự kiện bất ngờ này, một điều kỳ lạ được phát hiện: Chữ viết tiếng Việt mà chúng ta đang dùng, chưa bao giờ được Nhà nước công nhận chính thức.
Từ năm 1945, chúng ta mặc nhiên dùng loại chữ viết do cha ông chúng ta để lại, với những mẫu tự Latinh đẹp đến mức cổ điển. Mẫu tự này vừa giúp thể hiện ngôn ngữ bằng chữ viết, vừa rèn luyện được nết người cho người học viết và dùng chữ viết. Nét chữ, nết người luôn có tính tương hợp.
Đến năm học 1980-1981, khi tiến hành cải cách giáo dục, bộ chữ viết đang dùng được thay bằng bộ chữ viết mới với kiểu chữ thường và chữ hoa đơn giản. Bộ chữ này được đưa vào nhà trường và dạy lần đầu qua cuốn Học vần. Việc thay đổi bộ chữ này, không có một văn bản pháp quy nào cho phép. Cần phải nói thêm một điều là kiểu chữ này chỉ có các em học trò nhỏ là bắt buộc phải theo, còn người lớn cả nước muốn viết kiểu gì cũng được, chẳng có văn bản nào bắt buộc.
Chính việc dạy viết bằng bộ chữ này (xin tạm gọi là bộ chữ cải cách) đã làm cho chữ viết của học sinh trở nên xấu. Bộ chữ cải cách không có các nét hất, nét lượn ở các con chữ (như ở chữ n, t, i...), không có nét bụng phía trên, phía dưới (các chữ b, g, h, k, y), chiều cao của một số con chữ là phụ âm chỉ cao gấp hai lần chiều cao các con chữ là nguyên âm (lẽ ra phải cao 2,5 lần mới cho một tỷ lệ đẹp). Các đặc điểm này làm cho các con chữ trong một từ bị viết rời ra, không nối kết với nhau do thiếu các nét hất, nét vòng, học sinh phải viết chậm hơn vì mỗi lần viết xong một chữ cái lại phải một lần nhấc bút lên. Bộ chữ cải cách lại có nhiều con chữ na ná giống nhau, khó phân biệt đối với trẻ học, như giữa b và v, h và n... Còn chữ hoa của bộ chữ cải cách này thì bị cắt bỏ hết các nét uốn lượn, thành một kiểu chữ thô, cứng, lại giống với chữ in hoa.

Nhận thấy sự bất cập trên, đến năm 1986, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục-Đào tạo) đã ban hành Thông tư số 29/TT ngày 25.9.1996 về việc nâng cao chất lượng dạy và học viết ở trường phổ thông cơ sở. Đây có lẽ là văn bản mang tính pháp quy duy nhất về chữ viết trong nhà trường nhưng cũng chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học viết chữ. Mục tiêu của thông tư này là: Học sinh cấp I phải có kỹ năng viết chữ đúng, rõ ràng, nhanh sạch và đẹp. Kỹ năng đó tạo điều kiện quan trọng để học tốt các môn học và là một yêu cầu của việc dạy chữ, dạy người, dạy nghề (trích Thông tư 29/TT). Để đạt được mục tiêu đó, Thông tư 29/TT đã hướng dẫn sửa đổi căn bản về mẫu chữ viết thường, giúp học sinh tiểu học được luyện viết một mẫu chữ thường gần với mẫu chữ truyền thống vốn được dùng trước năm 1981. Thông tư này cũng cho phép sử dụng song song hai mẫu chữ là chữ hoa đơn giản (của bộ chữ viết cải cách) và chữ hoa phức tạp. Bộ chữ hoa phức tạp, về cơ bản là bộ chữ viết hoa truyền thống mà chúng ta vẫn dùng trước năm 1981. Có thể nói, bộ chữ hoa phức tạp được Thông tư 29/TT đưa lại vào giảng dạy là một cuộc đột phá để quay lại với kiểu chữ đẹp truyền thống mà cha ông chúng ta đã dùng, và hiện chúng ta đang dùng hàng ngày.
Đến năm 1996, bộ chữ hoa phức tạp của Thông tư 29/TT tự nhiên bị đưa ra khỏi nhà trường, cũng không có một văn bản pháp quy nào quy định và thay thế Thông tư 29/TT. Như vậy, đến nay học sinh vẫn phải học bộ chữ cải cách có từ năm học 1980-1981. Bộ chữ cải cách này như đã nói, ra đời không có giấy khai sinh - tức là cơ sở pháp lý - và được giảng dạy, học bằng các ấn phẩm Tập viết không có tên tác giả, không có người biên tập, người trình bày, không ghi người chịu trách nhiệm xuất bản và cũng không ghi cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục-Đào tạo, vi phạm Luật Xuất bản. Không nói đến phần hình thức xấu, khó sử dụng cho học sinh, bộ Tập viết này tồn tại như một ấn phẩm lậu. Thế mà, hàng triệu con em chúng ta đã và vẫn miệt mài với nó để học một bộ chữ mà ngoài đời không dùng! Hãy xem từ tấm giấy khen tặng các em học sinh, các bằng cấp quốc gia, các loại thẻ cao cấp nhất, cũng đều không dùng loại chữ cải cách này. Tất cả đều được dùng bộ chữ cũ, bộ chữ vẫn dùng trước cải cách giáo dục!
Như vậy, bộ chữ vẫn được dùng ngoài đời vẫn không hề được dạy lại trong nhà trường với sự biến mất hiệu lực của Thông tư 29/TT. Nhà trường tiếp tục dùng bộ chữ cải cách mà đến nay, chưa có một văn bản pháp quy nào thừa nhận.
Tính ưu việt của bộ chữ truyền thống là rất rõ ràng. Tại sao chúng ta không dùng cái ưu việt, cái hay, cái tốt dạy cho học sinh"

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tổ Chức Freedom House ở Mỹ đã tiếp tục xếp Việt Nam vào nhóm các nước không có tự do trong báo cáo hằng năm của tổ chức này được công bố vào ngày 3 tháng 3, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 4 tháng 3 năm 2021.
Việt Nam đã thể hiện lòng nhân đạo đối với thú vật nuôi trong nhà qua quy định mới có hiệu lực vào ngày 20 tháng 4 năm nay, mà sẽ phạt tiền từ 1 tới 3 triệu đồng VN đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với thú nuôi, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 4 tháng 3 năm 2021.
Câu chuyện tưởng như chỉ có trong phim nhưng lại đã xảy ra thật ngoài đời tại Hà Nội khi một tài xế giao hàng đã cứu sống một cách kỳ diệu em bé rơi từ bang công của tầng lầu 12 xuống đất vào ngày 28 tháng 2 năm 2021 tại một chung cư ở Hà Nội, theo Yahoo News tường thuật hôm Thứ Ba, 2 tháng 3 năm 2021.
Hàng ngàn công nhân tại 2 công ty ở tỉnh Nam Định và Tiền Giang ở Việt Nam đã đình công đòi tăng lương trong tuần qua, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 1 tháng 3 năm 2021.
Trung Quốc tiếp tục phô bày tham vọng xâm lược biển đảo và các nguồn tài nguyên tại Biển Đông mà cụ thể nhất là việc hiện nay tàu hải cảnh TQ đã vào gần lô dầu khí ở ngoài khơi Vũng Tàu của Việt Nam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 22 tháng 2 năm 2021.
Nhân dịp đầu Xuân Tân Sửu, Huynh trưởng Nghĩa Sinh – Tiến sĩ Nguyễn Trung Hiếu, xin mạn phép đại diện Hội đồng Huynh trưởng, trân trọng kính chúc quý vị đại diện tôn giáo, đại diện cộng đồng và quý vị lãnh đạo các hội đoàn một Năm mới Tân Sửu thành công và phước hạnh.
Dân Việt trong nước ăn Tết Tân Sửu không được thoải mái và tưng bừng như mọi năm vì đại dịch đang lây lan tại nhiều thành phố, gồm Hà Nội và Sài Gòn, với tổng số người bị truyền nhiễm vi khuẩn corona trong đợt thứ ba đã lên tới 523 tính đến chiều ngày 30 Tết tại Việt Nam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 11 tháng 2 năm 2021.
Ông Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel KritenBrink đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều người Việt trong và ngoài nước bởi màn trình diễn nhạc rap của ông để chúc Tết Tân Sửu 2021 cho dân Việt Nam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 9 tháng 2 năm 2021.
Ông Ngô Công Trứ đã bị công an CSVN tỉnh Phú Yên bắt giam về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 5 tháng 2 năm 2021.
Nhà bất đồng chính và tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã ngưng tuyệt thực hôm 3 tháng 2 sau hơn 70 ngày tuyệt thực để đòi chính quyền CSVN trả lời đơn khiếu nại của ông, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 4 tháng 2 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.