Hôm nay,  

Csvn Bắt Học, Bắt Dạy Một Loại Chữ Việt Không Thể Dùng Được

9/5/199900:00:00(View: 5764)
Nhà nước CSVN bắt dạy, bắt học một loại chữ viết Việt ngữ không bao giờ được dùng trong đời sống. Chuyện khó tin nhưng có thật này vừa được báo trong nước đề cập. Sau đây là nguyên văn:
Trước năm học mới, bộ sách Tập tô, Tập viết từ lớp 1 đến lớp 4 (bộ mới) được phát hành. Ngay sau đó, Bộ Giáo dục-Đào tạo quyết định không cho học sinh sử dụng bộ sách đó trong năm học này, mà phải dùng bộ sách cũ có từ năm 1986 tái bản. Từ các sự kiện bất ngờ này, một điều kỳ lạ được phát hiện: Chữ viết tiếng Việt mà chúng ta đang dùng, chưa bao giờ được Nhà nước công nhận chính thức.
Từ năm 1945, chúng ta mặc nhiên dùng loại chữ viết do cha ông chúng ta để lại, với những mẫu tự Latinh đẹp đến mức cổ điển. Mẫu tự này vừa giúp thể hiện ngôn ngữ bằng chữ viết, vừa rèn luyện được nết người cho người học viết và dùng chữ viết. Nét chữ, nết người luôn có tính tương hợp.
Đến năm học 1980-1981, khi tiến hành cải cách giáo dục, bộ chữ viết đang dùng được thay bằng bộ chữ viết mới với kiểu chữ thường và chữ hoa đơn giản. Bộ chữ này được đưa vào nhà trường và dạy lần đầu qua cuốn Học vần. Việc thay đổi bộ chữ này, không có một văn bản pháp quy nào cho phép. Cần phải nói thêm một điều là kiểu chữ này chỉ có các em học trò nhỏ là bắt buộc phải theo, còn người lớn cả nước muốn viết kiểu gì cũng được, chẳng có văn bản nào bắt buộc.
Chính việc dạy viết bằng bộ chữ này (xin tạm gọi là bộ chữ cải cách) đã làm cho chữ viết của học sinh trở nên xấu. Bộ chữ cải cách không có các nét hất, nét lượn ở các con chữ (như ở chữ n, t, i...), không có nét bụng phía trên, phía dưới (các chữ b, g, h, k, y), chiều cao của một số con chữ là phụ âm chỉ cao gấp hai lần chiều cao các con chữ là nguyên âm (lẽ ra phải cao 2,5 lần mới cho một tỷ lệ đẹp). Các đặc điểm này làm cho các con chữ trong một từ bị viết rời ra, không nối kết với nhau do thiếu các nét hất, nét vòng, học sinh phải viết chậm hơn vì mỗi lần viết xong một chữ cái lại phải một lần nhấc bút lên. Bộ chữ cải cách lại có nhiều con chữ na ná giống nhau, khó phân biệt đối với trẻ học, như giữa b và v, h và n... Còn chữ hoa của bộ chữ cải cách này thì bị cắt bỏ hết các nét uốn lượn, thành một kiểu chữ thô, cứng, lại giống với chữ in hoa.

Nhận thấy sự bất cập trên, đến năm 1986, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục-Đào tạo) đã ban hành Thông tư số 29/TT ngày 25.9.1996 về việc nâng cao chất lượng dạy và học viết ở trường phổ thông cơ sở. Đây có lẽ là văn bản mang tính pháp quy duy nhất về chữ viết trong nhà trường nhưng cũng chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học viết chữ. Mục tiêu của thông tư này là: Học sinh cấp I phải có kỹ năng viết chữ đúng, rõ ràng, nhanh sạch và đẹp. Kỹ năng đó tạo điều kiện quan trọng để học tốt các môn học và là một yêu cầu của việc dạy chữ, dạy người, dạy nghề (trích Thông tư 29/TT). Để đạt được mục tiêu đó, Thông tư 29/TT đã hướng dẫn sửa đổi căn bản về mẫu chữ viết thường, giúp học sinh tiểu học được luyện viết một mẫu chữ thường gần với mẫu chữ truyền thống vốn được dùng trước năm 1981. Thông tư này cũng cho phép sử dụng song song hai mẫu chữ là chữ hoa đơn giản (của bộ chữ viết cải cách) và chữ hoa phức tạp. Bộ chữ hoa phức tạp, về cơ bản là bộ chữ viết hoa truyền thống mà chúng ta vẫn dùng trước năm 1981. Có thể nói, bộ chữ hoa phức tạp được Thông tư 29/TT đưa lại vào giảng dạy là một cuộc đột phá để quay lại với kiểu chữ đẹp truyền thống mà cha ông chúng ta đã dùng, và hiện chúng ta đang dùng hàng ngày.
Đến năm 1996, bộ chữ hoa phức tạp của Thông tư 29/TT tự nhiên bị đưa ra khỏi nhà trường, cũng không có một văn bản pháp quy nào quy định và thay thế Thông tư 29/TT. Như vậy, đến nay học sinh vẫn phải học bộ chữ cải cách có từ năm học 1980-1981. Bộ chữ cải cách này như đã nói, ra đời không có giấy khai sinh - tức là cơ sở pháp lý - và được giảng dạy, học bằng các ấn phẩm Tập viết không có tên tác giả, không có người biên tập, người trình bày, không ghi người chịu trách nhiệm xuất bản và cũng không ghi cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục-Đào tạo, vi phạm Luật Xuất bản. Không nói đến phần hình thức xấu, khó sử dụng cho học sinh, bộ Tập viết này tồn tại như một ấn phẩm lậu. Thế mà, hàng triệu con em chúng ta đã và vẫn miệt mài với nó để học một bộ chữ mà ngoài đời không dùng! Hãy xem từ tấm giấy khen tặng các em học sinh, các bằng cấp quốc gia, các loại thẻ cao cấp nhất, cũng đều không dùng loại chữ cải cách này. Tất cả đều được dùng bộ chữ cũ, bộ chữ vẫn dùng trước cải cách giáo dục!
Như vậy, bộ chữ vẫn được dùng ngoài đời vẫn không hề được dạy lại trong nhà trường với sự biến mất hiệu lực của Thông tư 29/TT. Nhà trường tiếp tục dùng bộ chữ cải cách mà đến nay, chưa có một văn bản pháp quy nào thừa nhận.
Tính ưu việt của bộ chữ truyền thống là rất rõ ràng. Tại sao chúng ta không dùng cái ưu việt, cái hay, cái tốt dạy cho học sinh"

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
28 tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế cùng lên án chính quyền CSVN đã bắt giam nhà báo Phạm Đoan Trang và kêu gọi lập tức trả tự do cho bà hôm 26 tháng 10 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba.
Biển Đông bây giờ ngoài việc Trung Quốc âm mưu xâm chiếm còn có nạn các tướng lãnh của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam lùm xùm đủ thứ chuyện nên chính quyền Hà Nội đã cách chức nhiều tướng tá và thay thế bằng các nhân sự mới trong lúc TQ đưa tàu tuần tra cỡ lớn vào hoạt động và Mỹ Nhật tập trận để răn đe, theo các bản tin hôm 25 tháng 10 năm 2021 của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật.
Tiền từ ngoại kiều gửi về Sài Gòn trong 9 tháng của năm 2021 tăng từ 10% tới 20% với số tiền 5.1 tỉ đô la so với năm ngoái, nhưng Quốc Hội CSVN thì báo cáo tình trạng người dân đói khổ vẫn còn nhiều trong thời đại dịch, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 20 tháng 10 năm 2021.
Sau một năm bị bỏ tù, nhà báo Phạm Đoan Trang hôm 18 tháng 10 năm 2021 đã bị Viện Kiểm Sát Nhân Dân Hà Nội truy tố về tội danh “ tuyên truyền chống nhà nước,” với mức án có thể lên tới 20 năm tù giam, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 19 tháng 10 năm 2021.
Để đáp ứng nhu cầu tinh thần thiết thực của cộng đoàn tín hữu Giáo điểm Khe Thơi và thể theo lời đề nghị của Cha Quản nhiệm, Đại diện Liên đoàn Nghĩa Sinh Giáo phận Vinh và Giáo phận Hà Tĩnh đã lên đường hành hương dâng hiến Thánh tượng Đức Mẹ Lộ Đức tại Khe Thơi để xin Mẹ Maria cầu bàu cùng Chúa ban bình an cho quê hương sau những trải nghiệm cơ cực của đại dịch Covid-19.
Nhóm rapper Huu Long đã bị phạt 45 triệu đồng VN vì đăng tải trên YouTube bài nhạc rap “Thích Ca Mâu Ni” có nội dung và hình ảnh xúc phạm đến Phật Giáo, và cùng lúc Rapper Chị Cả cũng bị phạt 35 triệu đồng VN vì bản nhạc “"Censored" (Mua cho con chiếc còng tay),” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm, 14 tháng 10 năm 2021.
Tố cáo của bà Nguyễn Phương Hằng là Tổng giám đốc Khu du lịch Đại Nam đối với một số nghệ sĩ nổi tiếng trong nước về việc quyên góp tiền cứu trợ cho đồng bào nạn nhân bão lụt vài năm qua, đã tạo sóng gió trong hoạt động từ thiện và buộc công an CSVN phải điều tra các trương mục ngân hàng của Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng và Trấn Thành, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 13 tháng 10 năm 2021.
Lại có thêm một Facebooker, ông Đinh Văn Hải bị công an CSVN tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xông vào một ngôi chùa hôm 7 tháng 10 để bắt với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước,” khi ông này đang tạm ở trong chùa vì tình trạng dịch bệnh không đi đâu được, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm, 7 tháng 10 năm 2021.
Lại có thêm một Facebooker, ông Võ Hoàng Thơ lấy tên trên Facebook là Minh Long, đã bị công an CSVN tại Cần Thơ, VN bắt và khởi tố về tội “chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 6 tháng 10 năm 2021.
Người phụ nữ -- bà Hoàng Phương Lan, mà trong những ngày qua dư luận bàn tán xôn xao về việc bà bị cưỡng bức thử nghiệm Covid-19 một cách bạo hành ở Bình Dương và sau đó còn xử phạt bà nữa -- đã thông báo cho biết bà sẽ kiện cơ quan đã cưỡng ép bà, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 5 tháng 10 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.