Hôm nay,  

Csvn Bắt Học, Bắt Dạy Một Loại Chữ Việt Không Thể Dùng Được

9/5/199900:00:00(View: 5765)
Nhà nước CSVN bắt dạy, bắt học một loại chữ viết Việt ngữ không bao giờ được dùng trong đời sống. Chuyện khó tin nhưng có thật này vừa được báo trong nước đề cập. Sau đây là nguyên văn:
Trước năm học mới, bộ sách Tập tô, Tập viết từ lớp 1 đến lớp 4 (bộ mới) được phát hành. Ngay sau đó, Bộ Giáo dục-Đào tạo quyết định không cho học sinh sử dụng bộ sách đó trong năm học này, mà phải dùng bộ sách cũ có từ năm 1986 tái bản. Từ các sự kiện bất ngờ này, một điều kỳ lạ được phát hiện: Chữ viết tiếng Việt mà chúng ta đang dùng, chưa bao giờ được Nhà nước công nhận chính thức.
Từ năm 1945, chúng ta mặc nhiên dùng loại chữ viết do cha ông chúng ta để lại, với những mẫu tự Latinh đẹp đến mức cổ điển. Mẫu tự này vừa giúp thể hiện ngôn ngữ bằng chữ viết, vừa rèn luyện được nết người cho người học viết và dùng chữ viết. Nét chữ, nết người luôn có tính tương hợp.
Đến năm học 1980-1981, khi tiến hành cải cách giáo dục, bộ chữ viết đang dùng được thay bằng bộ chữ viết mới với kiểu chữ thường và chữ hoa đơn giản. Bộ chữ này được đưa vào nhà trường và dạy lần đầu qua cuốn Học vần. Việc thay đổi bộ chữ này, không có một văn bản pháp quy nào cho phép. Cần phải nói thêm một điều là kiểu chữ này chỉ có các em học trò nhỏ là bắt buộc phải theo, còn người lớn cả nước muốn viết kiểu gì cũng được, chẳng có văn bản nào bắt buộc.
Chính việc dạy viết bằng bộ chữ này (xin tạm gọi là bộ chữ cải cách) đã làm cho chữ viết của học sinh trở nên xấu. Bộ chữ cải cách không có các nét hất, nét lượn ở các con chữ (như ở chữ n, t, i...), không có nét bụng phía trên, phía dưới (các chữ b, g, h, k, y), chiều cao của một số con chữ là phụ âm chỉ cao gấp hai lần chiều cao các con chữ là nguyên âm (lẽ ra phải cao 2,5 lần mới cho một tỷ lệ đẹp). Các đặc điểm này làm cho các con chữ trong một từ bị viết rời ra, không nối kết với nhau do thiếu các nét hất, nét vòng, học sinh phải viết chậm hơn vì mỗi lần viết xong một chữ cái lại phải một lần nhấc bút lên. Bộ chữ cải cách lại có nhiều con chữ na ná giống nhau, khó phân biệt đối với trẻ học, như giữa b và v, h và n... Còn chữ hoa của bộ chữ cải cách này thì bị cắt bỏ hết các nét uốn lượn, thành một kiểu chữ thô, cứng, lại giống với chữ in hoa.

Nhận thấy sự bất cập trên, đến năm 1986, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục-Đào tạo) đã ban hành Thông tư số 29/TT ngày 25.9.1996 về việc nâng cao chất lượng dạy và học viết ở trường phổ thông cơ sở. Đây có lẽ là văn bản mang tính pháp quy duy nhất về chữ viết trong nhà trường nhưng cũng chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học viết chữ. Mục tiêu của thông tư này là: Học sinh cấp I phải có kỹ năng viết chữ đúng, rõ ràng, nhanh sạch và đẹp. Kỹ năng đó tạo điều kiện quan trọng để học tốt các môn học và là một yêu cầu của việc dạy chữ, dạy người, dạy nghề (trích Thông tư 29/TT). Để đạt được mục tiêu đó, Thông tư 29/TT đã hướng dẫn sửa đổi căn bản về mẫu chữ viết thường, giúp học sinh tiểu học được luyện viết một mẫu chữ thường gần với mẫu chữ truyền thống vốn được dùng trước năm 1981. Thông tư này cũng cho phép sử dụng song song hai mẫu chữ là chữ hoa đơn giản (của bộ chữ viết cải cách) và chữ hoa phức tạp. Bộ chữ hoa phức tạp, về cơ bản là bộ chữ viết hoa truyền thống mà chúng ta vẫn dùng trước năm 1981. Có thể nói, bộ chữ hoa phức tạp được Thông tư 29/TT đưa lại vào giảng dạy là một cuộc đột phá để quay lại với kiểu chữ đẹp truyền thống mà cha ông chúng ta đã dùng, và hiện chúng ta đang dùng hàng ngày.
Đến năm 1996, bộ chữ hoa phức tạp của Thông tư 29/TT tự nhiên bị đưa ra khỏi nhà trường, cũng không có một văn bản pháp quy nào quy định và thay thế Thông tư 29/TT. Như vậy, đến nay học sinh vẫn phải học bộ chữ cải cách có từ năm học 1980-1981. Bộ chữ cải cách này như đã nói, ra đời không có giấy khai sinh - tức là cơ sở pháp lý - và được giảng dạy, học bằng các ấn phẩm Tập viết không có tên tác giả, không có người biên tập, người trình bày, không ghi người chịu trách nhiệm xuất bản và cũng không ghi cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục-Đào tạo, vi phạm Luật Xuất bản. Không nói đến phần hình thức xấu, khó sử dụng cho học sinh, bộ Tập viết này tồn tại như một ấn phẩm lậu. Thế mà, hàng triệu con em chúng ta đã và vẫn miệt mài với nó để học một bộ chữ mà ngoài đời không dùng! Hãy xem từ tấm giấy khen tặng các em học sinh, các bằng cấp quốc gia, các loại thẻ cao cấp nhất, cũng đều không dùng loại chữ cải cách này. Tất cả đều được dùng bộ chữ cũ, bộ chữ vẫn dùng trước cải cách giáo dục!
Như vậy, bộ chữ vẫn được dùng ngoài đời vẫn không hề được dạy lại trong nhà trường với sự biến mất hiệu lực của Thông tư 29/TT. Nhà trường tiếp tục dùng bộ chữ cải cách mà đến nay, chưa có một văn bản pháp quy nào thừa nhận.
Tính ưu việt của bộ chữ truyền thống là rất rõ ràng. Tại sao chúng ta không dùng cái ưu việt, cái hay, cái tốt dạy cho học sinh"

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vợ của nhà báo Lê Trọng Hùng, người đã tự ra ứng cử vào quốc hội CSVN, đã bị bắt giam, là bà Đỗ Lê Na đã kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp tạo áp lực với Hà Nội để trả tự dọ cho chồng bà vì một khi ông Hùng bị tòa csvn xét xử thì có thể lãnh án tù hơn 10 năm vì tội danh “tuyên truyền chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Hai, 8 tháng 11 năm 2021.
Trong lúc người dân tại Việt Nam nghèo, đói, bệnh tật và chết vì đại dịch vẫn chưa hết mà còn có nguy cơ tái bùng phát, các quan lớn Hà Nội như Bộ Trưởng Công An Tô Lâm và Chánh Văn Phòng, Phát Ngôn Nhân Bộ Công An Tô Ân Xô, là những người mà chế độ gọi là “đày tớ của nhân dân” lại ăn uống hả hê với những món ăn đắt tiền tại một nhà hàng sang trọng của đầu bếp Salt Bae tại London khiến cho người dân phẫn nộ cái vô cảm và bất nhẫn của những người thường ngày rao giảng “đạo đức cách mạng,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 5 tháng 11 năm 2021.
Vào sáng sớm ngày 31/10/2021, xe chở Đoàn Nghĩa Sinh đã khởi hành và trực chỉ xã Đông Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa để tới Mái ấm Khuyết tật Thiên Thần do các nữ tu Công giáo điều hành. Mái ấm Khuyết tật Thiên Thần là nơi đã và đang nuôi dưỡng hơn 50 trẻ em khuyết tật, bị bại não, thần kinh và tâm thần.
Khi đọc bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 4 tháng 11 năm 2021 tường thuật về việc các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Việt Nam và Ả Rập Saudi giúp ngăn chận nạn buôn người từ VN đưa sang Ả Rập Saudi, người Việt từng sống trong chế độ CSVN tự hỏi tại sao mạng lưới công an có thể bắt bỏ tù không tha một người bất đồng chính kiến nào với chế độ mà lại có vẻ bất lực đối với các tổ chức buôn người tại VN, rồi người Việt cũng tự hỏi phải chăng nạn tham nhũng đã góp phần giúp các tổ chức buôn người hoạt động một cách mạnh mẽ như thế.
Sau khi Việt Nam thay đổi luật lao động để được vào EVFTA, lẽ ra luật được áp dụng vào ngày 1/1/2021. Nhưng cho tới hôm nay, Nhà nước Việt Nam vẫn chưa đưa ra các Nghị định để áp dụng luật này, đa số các công nhân vẫn không biết về sự thay đổi này. Nghiệp đoàn Độc Lập Việt Nam đã gửi Thư Ngỏ đến các cơ quan nhà nước liên quan và Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN để yêu cầu sớm đưa ra các nghị định và giám sát để cho người dân lao động Việt Nam có thể tham gia các tổ chức nghiệp đoàn lao động cơ sở.
Chỉ vì kêu gọi đa nguyên đa đảng và đưa ra những vi phạm nhân quyền và tham nhũng của quan chức nhà nước mà Facebooker Trần Quốc Khánh đã bị lãnh án tù hơn 6 năm, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm Thứ Hai, 1 tháng 11 năm 2021.
Sáng ngày 30-10-2021, cả ba trang Facebook Việt ngữ của các đài lớn như Đài Á Châu Tự Do, VOA Tiếng Việt, BBC News Tiếng Việt đều đồng loạt bị đổi tên. Đài Á Châu Tự Do bị đổi thành "Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm", BBC News Tiếng Việt bị chuyển thành "Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại" và VOA Tiếng Việt lại trở thành "Đông Lào Muôn Năm".
Một chính quyền dùng côn đồ để bách hại dân là điều khó có thể tưởng tượng được trong thời đại văn minh tiến bộ ngày nay, nhưng điều khó tin đó lại đã từng và hiện vẫn xảy ra tại đất nước Việt Nam nằm dưới sự cai trị của Đảng CSVN, mà cụ thể là chuyện gia đình ông Hoàng Văn Ngân tại tỉnh Thanh Hóa bị một nhóm côn đồ ban đêm đập phá nhà cửa sau khi gia đình ông không đồng ý di dời vì chính quyền không bồi thường đất để cất nhà mới, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 29 tháng 10 năm 2021.
5 nhà báo trong nhóm Báo Sạch đã bị tòa án CSVN huyện Thới Lai, Cần Thơ kết án tổng cộng 14 năm 6 tháng tù vì tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân,” hôm 28 tháng 10 đã khiến cho Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới lên án bản án và tố cáo chính quyền CSVN tiếp tục “đàn áp giới tryền thông độc lập,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm.
Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới đã yêu cầu chính quyền CSVN trả tự do ngay lập tức 5 thành viên trong nhóm Báo Sạch trước khi nhóm này bị tòa án huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, Việt Nam đem ra xử hôm 26 tháng 10 năm 2021 về tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.