Hôm nay,  

Thư ngỏ về cuộc tuyệt thực của các nhà bảo vệ nhân quyền đang bị giam cầm Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Bắc Truyển

28/01/202109:50:00(Xem: 13686)

 rein ins grüne raus in die stadt renate künast

Thư ngỏ về cuộc tuyệt thực của các nhà bảo vệ nhân quyền 
Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Bắc Truyển


-------------------------------------------------------------------------------------------
Bản dịch tiếng Việt
của tổ chức VETO! Human Rights Defenders‘ Network
(VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền) 
Email: [email protected], Web: www.veto-network.org 
--------------------------------------------------------------------------------------------

Thư ngỏ về cuộc tuyệt thực của các nhà bảo vệ nhân quyền đang bị giam cầm Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Bắc Truyển

Ngày 27 tháng 1 năm 2021


Trong cương vị Chủ tịch Nhóm Dân biểu về Quan hệ với  ASEAN, tôi rất quan ngại về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Bên cạnh việc bảo trợ cho nhà báo bị cầm tù Ts. Phạm Chí Dũng, tôi hiện đang rất quan ngại về sức khỏe của hai nhà bảo vệ nhân quyền Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Bắc Truyển hiện đang tuyệt thực để tỏ thái độ phản đối. Cùng với các dân biểu đảng Xanh thuộc Quốc hội Liên bang Đức, Margarete Bause và Frithjof Schmidt, cũng như dân biểu đảng Xanh tại Nghị viện Liên minh Châu Âu, Hannah Neumann, tôi đã viết bức thư ngỏ sau đây cho Đại sứ Việt Nam: 


Cuộc tuyệt thực của các nhà bảo vệ nhân quyền Trần Huỳnh Duy Thức và  Nguyễn Bắc Truyển


Kính thưa Ngài Đại sứ,


Trước hết, chúng tôi xin chúc Ngài một năm mới 2021 an vui. Trong năm nay chúng tôi mong được tiếp tục trao đổi với Ngài trên những cơ sở đã sẵn có.


Hôm nay chúng tôi xin gửi đến Ngài mối quan ngại rất lớn của chúng tôi về  sức khỏe của các nhà bảo vệ nhân quyền Việt Nam đang bị giam cầm là Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Bắc Truyển. 


Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án 16 năm tù và 5 năm quản thúc tại gia vào năm 2010 với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền. Ông Thức hiện đang ở trong trại giam Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. 

Sau khi được sửa đổi, Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 cho giảm bớt 5 năm tù đối với các bản án vì tội danh  „âm mưu nhắm lật đổ chính quyền". Ông Thức đã yêu cầu cũng phải áp dụng thay đổi này cho bản án tù của ông. Ông đã tuyệt thực trong nhiều  tuần qua để tòa án có thẩm quyền chấp nhận kiến nghị của ông. 

Sức khỏe của ông Thức đang suy giảm nghiêm trọng từng ngày. Do đó, chúng tôi vô cùng lo lắng và khẩn thiết kêu gọi Ngài can thiệp cho ông Trần Huỳnh Duy Thức được cấp tốc cung cấp sự chăm sóc y tế cần thiết. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong Ngài can thiệp với chính phủ để trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Thức và  bãi bỏ mọi cáo buộc đối với ông.


Luật gia Nguyễn Bắc Truyển, một nhà bảo vệ nhân quyền ̣đang bị cầm tù, tuyệt thực để phản đối điều kiện giam giữ và sự ngược đãi của ban giám thị trại giam An Điềm vì chúng vi phạm "Luật Thi hành án hình sự" được thông qua năm 2019. Năm 2018, ông Truyển bị kết án 11 năm tù và 3 năm quản thúc tại gia với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Đối với trường hợp này, chúng tôi  cũng kêu gọi Ngài can thiệp để việc chăm sóc y tế cần thiết cho ông Truyển phải được tức thời bảo đảm. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong Ngài can thiệp với chính phủ để trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Truyển và  bãi bỏ mọi cáo buộc đối với ông.


Kính thưa Ông Đại sứ, chúng tôi mong Ông chuyển mối quan tâm của chúng tôi đến chính phủ của ông và các cơ quan có trách nhiệm tại Việt Nam. 


Chúng tôi rất cám ơn nếu ông có thể thông báo càng sớm càng tốt cho chúng tôi về những diễn biến liên quan đến tình trạng của Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Bắc Truyển. 


Trân trọng


Renate Künast

Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức, Chủ tịch Nhóm Dân biểu về Quan hệ với ASEAN 


Margarete Bause

Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức, Phát ngôn viên về Chính sách Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo


Hannah Neumann                                                                                                                       Dân biểu Nghị viện Âu châu, Phát ngôn viên về Nhân quyền và Chính sách Hòa bình của Khối đảng Xanh /Liên minh Tự do Âu châu, và Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền (DROI)

Frithjof Schmidt

Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức, Thành viên Uỷ Ban Ngoại giao.


(*) Thông tin thêm về dân biểu Đức Renate Künast

Vào ngày 07/10/2020, bà Renate Künast, dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức, đã chính thức loan báo nhận việc nhận bảo trợ cho ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo tự do và Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), và đưa ông vào chương trình "Dân biểu bảo vệ Dân biểu" của Quốc hội. Trong bài phỏng vấn của Quốc hội liên bang Đức vào ngày 01/12/2020, bà Künast trình bày rõ phương cách đấu tranh cho tự do của Phạm Chí Dũng và cho quyền tự do báo chí ở Việt Nam.

Luật sư Künast, sinh năm 1955, là dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức liên tục từ nhiệm khóa 2002 đến nay. Bà từng là Bộ trưởng Liên bang về Bảo vệ Người tiêu thụ, Dinh dưỡng và Nông nghiệp (2001-2005), Chủ tịch  Uỷ Ban Tư pháp và Bảo vệ Người tiêu thụ của Quốc hội liên bang Đức (2014-2017), Dân biểu tiểu bang Berlin (1985-1987, 1989-2000), Chủ tịch  Khối dân biểu đảng Xanh tại Quốc hội tiểu bang Berlin (1990-1993, 1998-2000), Chủ tịch đảng Xanh Liên bang (2000-2001) và Chủ tịch  Khối dân biểu đảng Xanh tại Quốc hội Liên bang Đức (2005-2013).


****
 

Nguyên văn:

27.01.2021 

Offener Brief

Hungerstreik der inhaftierten Menschenrechtsverteidiger Tran Huynh Duy Thuc und Nguyen Bac Truyen 

Die Menschenrechtssituation in Vietnam besorgt mich als Vorsitzende der ASEAN Parlamentariergruppe zutiefst. Neben meiner Patenschaft für den inhaftierten Journalisten Dr. Pham Chi Dung bin ich aktuell sehr besorgt um den Gesundheitszustand der inhaftierten Menschenrechtsverteidiger Tran Huynh Duy Thuc und Nguyen Bac Truyen, die sich beide aus Protest in einem Hungerstreik befinden. Gemeinsam mit den Grünen Bundestagsabgeordneten Margarete Bause und Frithjof Schmidt, sowie der Grünen Abgeordneten im EU-Parlament Hannah Neumann habe ich mich daher in folgendem offenen Brief an den vietnamesischen Botschafter gewandt:

Hungerstreik der inhaftierten Menschenrechtsverteidiger Tran Huynh Duy Thuc und Nguyen Bac Truyen

 Eure Exzellenz,

sehr geehrter Herr Botschafter,

zunächst möchten wir Ihnen ein frohes und vor allem gesundes neues Jahr 2021 wünschen. Gerne möchten wir in diesem neuen Jahr an den bestehenden Austausch mit Ihnen anknüpfen.

Heute wenden wir uns an Sie aus großer Sorge um den Gesundheitszustand der inhaftierten vietnamesischen Menschenrechtsverteidiger Tran Huynh Duy Thuc und Nguyen Bac Truyen.

Tran Huynh Duy Thuc wurde im Jahr 2010 wegen des angeblichen Versuches des Umsturzes zu 16 Jahren Haft und anschließenden fünf Jahren Hausarrest verurteilt. Derzeit befindet er sich im Gefangenenlager Thanh Chuong in der Provinz Nghe An.

Nachdem durch eine Novellierung des vietnamesischen Strafgesetzbuches im Jahr 2015 die Dauer einer Haftstrafe für den Straftatbestand „Umsturzversuch gegen die Regierung“ auf maximal 5 Jahren verkürzt wurde, fordert er, dass diese Änderung auch auf seine Haftstrafe angewandt wird. Um zu erwirken, dass das zuständige Gericht seine Petition annimmt, befindet er sich seit mehreren Wochen im Hungerstreik.

Sein Gesundheitszustand verschlechtert sich mit jedem weiteren Tag drastisch. Wir sind deswegen äußerst besorgt und appellieren mit Nachdruck an Sie, sich dafür einzusetzen, dass die notwendige medizinische Versorgung von Tran Huynh Duy Thuc umgehend gewährleistet wird. Darüber hinaus bitten wir Sie sich gegenüber Ihrer Regierung für seine sofortige, bedingungslose Freilassung einzusetzen und alle Anklagepunkte gegen ihn fallenzulassen.

Der inhaftierte Menschenrechtsverteidiger und Rechtsanwalt Nguyen Bac Truyen, befindet sich in einem Hungerstreik gegen die Haftbedingungen und Misshandlungen durch Gefängnisbehörden im An Điềm Gefängnis, die gegen das 2019 verabschiedete Gesetz „Law on Execution of Criminal Judgements“ verstoßen. Er wurde 2018 wegen angeblicher "Aktivitäten zum Umsturz der Volksregierung" zu elf Jahren Haft und drei Jahren Hausarrest verurteilt. Auch hier appellieren wir an Sie, sich für die umgehende Gewährleistung  der notwendigen medizinischen Versorgung einzusetzen. Darüber hinaus bitten wir Sie sich gegenüber Ihrer Regierung für seine sofortige, bedingungslose Freilassung einzusetzen und alle Anklagepunkte gegen ihn fallenzulassen.

Bitte übermitteln Sie, sehr geehrter Herr Botschafter, unser Anliegen Ihrer  Regierung  und  den zuständigen Stellen in Vietnam. 

Wir wären Ihnen sehr dankbar, wenn Sie uns zeitnah über Entwicklungen zur Situation Tran Huynh Duy Thuc und Nguyen Bac Truyen informieren würden.

Hochachtungsvoll

Renate Künast

Mitglied des Deutschen Bundestags und Vorsitzende der Parlamentariergruppe ASEAN

Margarete Bause

Mitglied des Deutschen Bundestags und Sprecherin für Menschenrechtspolitik und humanitäre Hilfe

Hannah Neumann

Mitglied des Europäischen Parlaments, menschenrechts- und friedenspolitische Sprecherin der Fraktion Die Grünen/Europäische Freie Allianz und stellvertretende Vorsitzende des Menschenrechtsausschusses (DROI)

Frithjof Schmidt

Mitglied des Deutschen Bundestags und Mitglied im Auswärtigen Ausschuss

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đã trót có dăm ba lời về nón cối, mũ cối, và dép râu nên (lỡ trớn) cũng xin được thưa luôn, đôi câu, về cái nón tai bèo...
Trận đánh tái chiếm cổ thành Quảng Trị kéo dài 81 ngày trong mùa Hè đỏ lửa 1972 là một trong những trận đánh dài và khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trong tạp chí tháng Tư trên trang mạng khảo cứu lịch sử historynet năm nay, Thiếu Tướng hồi hưu John D. Howard, một sĩ quan West Point và cựu cố vấn tại chiến trường Việt Nam vào năm 1972 đã kể lại diễn biến toàn bộ chiến dịch và trận tái chiếm lịch sử này. Xin giới thiệu lại bài viết này nhân kỷ niệm 50 năm trận tái chiếm cổ thành kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1972...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã “cạn kiệt” các vấn đề quốc kế dân sinh hay sao mà lại đem những chuyện cũ ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10?
... nếu không có ngày 19/8/1945 thì chắc chắn đất nước đã rẽ sang một khúc quanh mới xán lạn hơn...
✱ Đại sứ Lodge và Tướng Westmoreland đã rời Việt Nam đi tham dự hội nghị tại Honolulu, trong khi lực lượng chính phủ,do Viên chỉ huy, chiếm Đà Nẵng vào sáng sớm Chủ nhật 15.5.1966 ✱ Đính bỏ chạy chạy đến Huế, cùng với Thi, Nhuận, một số tỉnh trưởng bất đồng chính kiến, và các Phật tử công khai tố cáo sự trở lại của quân đội chính phủ. ✱ Tướng Cao, không tha thiết đến việc chỉ huy quân đoàn, HĐTL đã ép buộc ông ta nhận nhiệm vụ - từ chối ra lệnh tấn công vào các chùa ở Đà Nẵng ✱ Cố vấn Mỹ đề xuất việc không tiếp tế cho lực lượng bất đồng chính kiến, một bước mà sau đó Tướng Viên nhiệt tình tán đồng ✱ Người Mỹ cố gắng thuyết phục Thi và Đính bằng cách đổ lỗi cho các phần tử cực đoan Phật giáo trong Phong trào Đấu tranh, đặc biệt là Trí Quang ✱ CIA: Trí Quang đã thừa nhận khi lánh nạn tại Đại sứ quán Mỹ việc lập kế hoạch ... nhưng phủ nhận việc cố tình xúi giục vụ bạo động xảy ra vào ngày 8 tháng 5, 1963 dẫn đến cái chết của 8 người...
Ông Quý Hải (nói riêng) và những người CSVN (nói chung) xem chừng khó mà hiểu được điều giản dị này: “Chỉ cần làm chết một người khi người ấy không vũ khí phòng thân cũng đủ để trở thành tội ác.”
Trước thềm Hội nghị Trung ương 6, tháng 10/2022, bàn về “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn nhức đầu với công tác “phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”, và “chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”...
Phải cần thêm bao nhiêu dân oan, bao nhiêu mảnh đời bầm dập, và bao nhiêu gia đình nông dân tan nát nữa để cái nhà nước hiện hành có thể “hoàn thiện CNXH ở Việt Nam vào cuối thế kỷ này”?
Nếu không “có vấn đề” thì tại sao phải bảo vệ Đảng, nhưng bảo vệ để làm gì?
Những người vợ tù bây giờ đã cùng chồng tích cực nhận lãnh vai trò “tác nhân,” thay vì chỉ nhẫn nhục “cam chịu lịch sử” như lớp người đi trước, dù họ vẫn bị đe dọa và sách nhiễu thường xuyên...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.