Hôm nay,  

Làn Sóng Chống Vụ Án Đồng Tâm Lan Rộng Với Hơn 3,000 Chữ Ký Phản Đối Phiên Tòa

9/16/202016:47:00(View: 7857)

VIỆT NAM – Vụ án Đồng Tâm với 29 người bị kết án đã tạo ra làn sóng bất bình lan rộng từ trong ra ngoài nước khiến cho ít nhất đã có hơn 3,000 người ký tên vào một bản kiến nghị do “Nhóm Công Dân Hành Động” vận động để phản đối bản án bất công này, theo bản tin của Đài  Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư, 16 tháng 9 năm 2020. Bản tin RFA cho biết chi tiết về việc này như sau.

Hơn ba nghìn chữ ký đã được thu thập trên một đơn kiến nghị do một nhóm có tên “Nhóm Công dân Hành động” đưa lên mạng từ ngày 14/9 vừa qua, phản đối phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm bị kết án với các tội danh giết người và chống người thi hành công vụ.

Vào ngày 14/9 vừa qua, phiên sơ thẩm ở Toà án Nhân dân Hà Nội đã ra phán quyết 2 án tử hình, 1 án chung thân đối với 3 người dân Đồng Tâm vì tội giết người. 26 người dân Đồng Tâm khác nhận các án từ 15 tháng tù treo đến 16 năm tù với các cáo buộc giết người và chống người thi hành công vụ.

Đây là những người bị bắt giữ sau vụ việc hàng ngàn công an tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội vào rạng sáng ngày 9/1/2020, lấy lý do bảo vệ một khu đất của chính phủ trong khi người dân một mực khẳng định đó là đất canh tác của họ.

Thư ngỏ của Nhóm Công dân Hành động yêu cầu làm rõ 5 điểm liên quan đến phiên toà xét xử người dân Đồng Tâm bao gồm:

-         Làm rõ tính pháp lý của thửa đất 59 ha ở cánh đồng Sênh, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp và sự cố hôm 9/1.

-         Làm rõ nội dung “công vụ” trong cáo buộc “chống người thi hành công vụ”. Tính pháp lý của việc lực lượng cảnh sát cơ động và công an thành phố tấn công vào Đồng Tâm.

-         Vì sao cảnh sát đột nhập vào nhà ông Lê Đình Kình và bắn chết ông tại ngay nhà riêng của mình.

-         Lý do dẫn đến cái chết của 3 cảnh sát trong vụ tấn công. Có những câu hỏi vẫn chưa thể được trả lời rõ ràng khi cơ quan có thẩm quyền chưa thực nghiệm điều tra vụ án.

-         Vì sao một số luật sư không được tiếp cận bị can trong quá trình điều tra? tại sao toà không trả lạ hồ sơ để điều tra lại khi 19 bị cáo nói trước toà rằng họ bị bức cung, nhục hình.

Phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm đã gặp phải nhiều chỉ trích của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Human Rights Watch hôm 7/9, vào khi phiên toà bắt đầu, đã lên tiếng gọi bản án của phiên toà này là bản án bỏ túi, tức đã có phán quyết từ trước khi phiên toà bắt đầu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vụ Đồng Tâm tiếp tục được quốc tế và người dân Việt Nam trong ngoài nước đặc biệt quan tâm mà cụ thể nhất là Liên Âu đòi gặp Bộ Công An VN để hỏi cho rõ ngọn nguồn câu chuyện và nhiều nhà đấu tranh tại VN đã lập “Nhóm Hành Động Vì Đồng Tâm” để tiếp tục cung cấp thông tin về việc này, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 15 và 16 tháng 1.
Vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020, trong lúc gần đến ngày Tết Âm Lịch truyền thống của Việt Nam, nhà cầm quyền CSVN đã huy động hàng ngàn quân đội, cảnh sát dã chiến, công an, dùng xe bọc thép, vũ khí sát thương tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Việt Nam về: “vụ việc gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ”.
Vụ khủng hoảng ở xã Đồng Tâm chưa yên khi một Facebooker ở Cần Thơ đã bị bắt vì cho là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ…,” hôm 12 tháng 1, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 13 tháng 1.
Bà Trần Thị Nga là nhà đấu tranh trong nước được phóng thích sang Hoa Kỳ hôm 10 tháng 1 trong lúc đang ngồi tù 9 năm vì tội “tuyên truyền chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho hay hôm Thứ Sáu.
Vụ xung đột giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền CSVN tiếp tục sôi động khi có tin mới nhất hôm 10 tháng 1 cho biết người thủ lãnh tinh thần của dân Đồng Tâm là ông Lê Đình Kình đã chết trong vụ đối đầu với công an hôm 9 tháng 1, theo bản tin cập nhật của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho hay hôm 10 tháng 1.
8 người Việt Nam đã bị chết cháy trong một vụ hỏa hoạn tại một trang trại ở ngoại ô thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga hôm 7 tháng 1, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 9 tháng 1.
Chính quyền CSVN đang cầm tù 239 người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và dân quyền tại Việt Nam, theo bải tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) trích thuật báo cáo của tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền cho biết hôm 6 tháng 1.
Đầu năm 2020 Việt Nam được luân phiên làm chủ tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và cũng giữ chức chủ tịch Khối ASEAN trong năm 2020, nhưng CSVN sẽ không dùng cơ hội này để đưa vấn đề Biển Đông ra LHQ, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 3 tháng 1.
Nhân mùa Giáng Sinh 2019, Đoàn Công tác Xã hội Nghĩa Sinh đã đến huyện Sa Thầy thuộc tỉnh Kontum để chia sẻ với bà con người dân tộc làng K’Leng và làng K’Đừ.
Một y tá tại Việt Nam đã thiệt mạng sau khi uống trà đá bị nhiễm độc đó là được cố ý dành cho đồng nghiệp, theo tin của UPI trích thuật tin của báo chí Việt Nam cho biết hôm 2 tháng 1.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.