Hôm nay,  

Vụ Án Đồng Tâm: 2 Án Tử Hình, 19 Trong 29 Bị Báo Bị Tra Tấn Trong Lúc Điều Tra

9/9/202016:36:00(View: 6825)
Vu an Dong Tam
Hình minh hoạ. Phiên toà xử 29 người dân Đồng Tâm ở Hà Nội hôm 7/9/2020,(nguồn: Đài RFA)



HÀ NỘI, VN – Vụ án Đồng Tâm đã gần như đi đến giai đoạn sắp kết thúc với đề nghị của Viện Kiểm Soát Nhân Nhân (VKSND) cho các bản án từ tử hình tới chung thân và tù nhiều năm, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư, 9 tháng 9 năm 2020. Bản tin RFA cho biết chi tiết vụ xử án này như sau.

Sáng 9-9-2020, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) Hà Nội đề nghị mức án tử hình đối với ông Lê Đình Công và ông Lê Đình Chức với cáo buộc "giết người".

Con ông Công là ông Lê Đình Doanh bị đề nghị mức án chung thân, các mức án bị VKS đề nghị khác gồm ông Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Quốc Tiến từ 16-18 năm tù, ông Nguyễn Văn Tuyển 14-16 năm tù với cùng cáo buộc tội danh như trên.

19 người được đề nghị đổi tội danh truy tố từ Giết người sang Chống người thi hành công vụ. Trong số này mức án đề nghị thấp nhất từ 18-26 tháng tù cho hưởng án treo, mức cao nhất 6-7 năm tù.

Có 4 người bị đề nghị mức 15-18 tháng tù cho hưởng án treo gồm các ông bà: Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung, Trần Thị Phượng.

Theo tường thuật của báo Tuổi trẻ, trong 3 ngày diễn ra phiên tòa các ông Lê Đình Công và Bùi Viết Hiểu không nhận tội, nhưng VKS lại nhận định đây là hành vi "quanh co chối tội".

Trong khi đó một bản tin khác của RFA hôm 9 tháng 9 năm 2020 cho biết nhiều bị cáo trong vụ án Đồng Tâm nói rằng họ đã bị tra tấn trong lúc điều tra. Bản tin RFA cho biết thêm chi tiết như sau.

Một luật sư vào trưa ngày 9-9-2020 tiết lộ một chi tiết bất ngờ xảy ra vào cuối giờ xử ngày thứ 2 (8-9) trong vụ án Đồng Tâm đó là các bị cáo đồng loạt khẳng định mình bị tra tấn trong giai đoạn điều tra.

Luật sư Đặng Đình Mạnh tường thuật lại trên Facebook cá nhân: "Lúc 6h20', trời Hà Nội đã tối hẳn. Trong phiên tòa có một luật sư lớn tuổi đề nghị cho nghỉ vì đã quá trễ, nhưng chủ tọa bác bỏ yêu cầu đó và cho phiên tòa tiếp tục.  Chủ tọa  mời các luật sư tham gia xét hỏi và luật sư Đặng Đình Mạnh giơ tay xin phép Hội đồng Xét xử tham gia xét hỏi.

Đầu tiên chủ tọa phiên tòa từ chối với lý do luật sư Đặng Đình Mạnh đã tham gia xét hỏi rồi; nhưng ông nêu qui định luật không hạn chế việc xét hỏi của luật sư. Ngoài ra ông lập luận thêm là câu hỏi phát sinh trong quá trình theo dõi sự xét hỏi của đồng nghiệp. Ông nói chỉ xin hỏi 1 câu ngắn rồi quay xuống hàng ghế những người bị truy tố nêu câu hỏi chung với tất cả 29 bị cáo rằng “Nếu những ai CÓ bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì ngồi yên. Nếu những ai KHÔNG bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì vui lòng giơ tay.”

Đáp lại câu hỏi của luật sư Đặng Đình Mạnh có 10 cánh tay giơ lên. Như vậy có 19 người thừa nhận họ bị tra tấn trong giai đoạn điều tra.”

 Vào tối ngày 8-9-2020, luật sư Ngô Anh Tuấn công bố bản ghi chép về phiên tòa Đồng Tâm ngày thứ hai cho thấy ông Lê Đình Công khai trong giai đoạn điều tra ông bị đánh hàng ngày bằng dùi cui cao su.

"Bị đánh mười ngày như một. Ông Phạm Việt Anh dùng dùi cui cao su đánh!" - ông Công trả lời câu hỏi của luật sư Đặng Đình Mạnh về việc có hay không bị cơ quan điều tra bức cung nhục hình.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cho đến hết ngày 31/12/2020, số lượng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Bộ luật Lao động năm 2019 được ban hành mới chỉ đếm được trên đầu ngón tay thay vì phải ban hành trên 20 văn bản theo kế hoạch. Thậm chí, nghị định quy định về tổ chức đại diện người lao động và một số nghị định khác còn chưa được công bố dự thảo để lấy ý kiến theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ở Việt Nam có nhiều thứ được nhà nước XHCN liệt vào loại “bí mật” hay thậm chí dữ dội hơn nữa là “tuyệt mật” để cấm người dân nói đến, chẳng hạn chuyện về nhân sự của Bộ Chính Trị mà cụ thể là các chức vụ Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng và Chủ Tịch Quốc Hội, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 30 tháng 12 năm 2020.
Người tù lương tâm và là nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực 30 ngày để đòi tòa án CSVN “miễn hình phạt còn lại cho ông theo Bộ luật hình sự 2015, tuy nhiên vẫn chưa có bất cứ phản hồi gì,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 23 tháng 12 năm 2020.
Lại có thêm các nhà bất đồng chính kiến bị công an CSVN bắt hoặc bị kết án tại Việt Nam trong vài ngày qua đó là Bà Lê Thị Bình tại Cần Thơ, các ông Nguyễn Đăng Thương, Huỳnh Anh Khoa và Trần Trọng Khải, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) và Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 22 tháng 12 năm 2020.
Một lần nữa, thay mặt Phương Đoàn Nghĩa Sinh Chicago, chúng con xin kính chúc quý Đức cha, quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, quý Chức và toàn thể quý vị cùng tất cả anh chị em Nghĩa Sinh và Ân nhân Nghĩa Sinh một mùa Giáng Sinh dồi dào ân sủng và tình yêu của Đấng Chí tôn được hòa quyện với tình thương nhân loại trong một thế giới hòa bình, thịnh vượng và phước hạnh.
Công an Việt Nam đã bắt một người sử dụng Facebook nổi tiếng vì bị cáo buộc lạm dụng tự do dân chủ và đăng những bài chống nhà nước, theo truyền thông nhà nước VN cho biết hôm Thứ Năm, 17 tháng 12 năm 2020, theo Reuters tường trình hôm Thứ Năm.
Thi sĩ bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch đả bị tòa án Nghệ An tuyên án tù 12 năm và 3 năm quản chế vì bị buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Ba, 15 tháng 12 năm 2020.
Tiếng chuông ngân vang gắn liền với các giáo xứ, giáo họ, giáo điểm và các cộng đoàn thánh hiến. Chuông nhà thờ là một nhu cầu tinh thần thật sự không thể thiếu được – nhất là đối với các giáo điểm ở vùng sâu vùng xa.
Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ Tịch Hà Nội, đã bị tòa án Hà Nội tuyên án tù 5 năm hôm 11 tháng 12 năm 2020 vì tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Sáu, 11 tháng 12 năm 2020.
Facebook tố cáo chính quyền CSVN hậu thuẫn cho nhóm tin tặc APT32 “lan truyền mã độc nhắm vào các nhà hoạt động Việt Nam, các chính phủ nước ngoài, các cơ quan báo chí, cùng các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Sáu, 11 tháng 12 năm 2020.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.