Hôm nay,  

Sài Gòn: Đặt 10,000 Camera Theo Dõi Dân?

8/30/201900:00:00(View: 1675)

Chính quyền CSVN tại thành phố Sài Gòn đang dự định đặt khoảng 10,000 máy thu hình trên khắp thành phố để theo dõi hoạt động hàng ngày của người dân, làm cho nhiều nhà quan sát lo ngại chính quyền sẽ lợi dụng việc này để kiểm soát người dân, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 29 tháng 8.

Bản tin RFA viết như sau.

Sở Thông tin và truyền thông (TT&TT) TP.HCM vừa trình đề án “Xây dựng hệ thống camera giám sát hình ảnh tập trung”. Theo đó, từ nay đến năm 2025 sẽ lắp đặt khoảng 10.000 camera giám sát trên toàn thành phố với kinh phí thực hiện khoảng hơn 1.600 tỉ đồng lấy từ ngân sách thành phố.

Theo Sở TT&TT, mạng lưới camera có mục đích giám sát, nhận diện biển số phương tiện giao thông, nhận diện khuôn mặt, theo dõi triều cường, tình trạng ngập úng…

Bên cạnh đó, hệ thống camera này còn có khả năng phân tích hình ảnh, nhận diện và tìm kiếm đối tượng theo yêu cầu. Vì vậy, nó sẽ hỗ trợ tốt cho việc chỉ đạo, điều hành và xử lí các tình huống như chống bạo động và các hành vi gây rối trật tự công cộng.

Bình luận về dự án này, Đinh Thuỵ An là một thạc sỹ chuyên ngành Khoa học máy tính tại Hàn Quốc, cho rằng:

“Tôi nghĩ với số lượng 10.000 camera được lắp đặt trên toàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đủ để đọc được hình ảnh của người dân. Bởi vì theo kết quả thực tiễn, các hình ảnh lấy ra từ camera có chất lượng rất thấp. Nếu muốn nhận diện được thì camera đó phải cực kỳ tốt, đồng nghĩa với việc chi phí sẽ rất cao.

Nhưng nếu như phải đầu tư với một số tiền rất lớn cho hệ thống camera đó thì cũng phải nên coi lại kỹ hơn bởi vì số tiền đó chắc chắn sẽ từ tiền thuế của người dân mà ra.”

....

 

Cũng theo luật gia Phạm Lê Vương Các, dự án lắp đặt hệ thống camera có thể nhận diện khuôn mặt được chính quyền TP.HCM thực hiện theo mô hình giám sát công dân của Trung Quốc:

“Việc quản lý xã hội bằng cách lắp đặt hệ thống camera thì trước đây Trung Quốc đã áp dụng rồi. Bây giờ Việt Nam cũng chỉ là bắt chước theo cách thức quản lý xã hội của Trung Quốc và TP.HCM là nơi có điều kiện kinh tế để thí điểm mô hình này.

Việc giám sát này chỉ thấy ở những quốc gia độc tài chẳng hạn như Trung Quốc. Từ việc  muốn nhận diện khuôn mặt mỗi khi ra đường thì chính quyền đang gia tăng quản lý chặt chẽ người dân từ trong nhà ra tới ngoài đường. Ở trong nhà thì có những chính sách như hộ khẩu, phải đăng ký lưu trú cho tới khi ra đường thì sẽ bị nhận diện qua hệ thống camera nhận diện gương mặt.”

.....

 

Từ mối lo ngại về việc chính quyền Việt Nam nói chung hay là chính quyền TP.HCM nói riêng hiện nay đang lợi dụng dự án “Xây dựng hệ thống camera giám sát hình ảnh tập trung” để tăng cường theo dõi, giám sát mọi hành vi của công dân, ông Trường Sơn và luật gia Phạm Lê Vương Các đã chỉ ra các hệ luỵ mà người dân có thể phải gánh chịu nếu tiếp tục việc lắp đặt hàng loạt camera có chức năng tự động nhận diện khuôn mặt và hành vi:

Thứ nhất, người dân dễ dàng bị giải tán, đàn áp khi tham gia các hoạt động biểu tình hay thực hành quyền tự do hội họp của công dân. Ông Trường Sơn nói tiếp:

“Rõ ràng đây là một nguy cơ hiện hữu. Thông qua những bài báo trong nước thì chính quyền TP.HCM đang thể hiện rất rõ mục đích của họ khi mà lắp đặt hệ thống camera nhận diện khuôn mặt đó là phát hiện những công dân tham gia các hoạt động tụ tập đông người, mà có thể hiểu là người ta đang thực hành quyền biểu đạt cũng như tự do hội họp của họ.

Chính quyền muốn phát hiện những người tham gia các hoạt động đó và trừng phạt họ thì rõ ràng, đối với Ân xá Quốc tế đây là công cụ để giúp chính quyền thực hiện đàn áp quyền tự do biểu đạt của người dân, và nó rất là đáng lo ngại.”

Thứ hai, khi người dân bị theo dõi, giám sát quá mức sẽ xâm phạm nghiêm trọng đến quyền riêng tư cá nhân. Luật gia Phạm Lê Vương Các nhận định:

“Việc lắp đặt camera này với các chức năng phòng chống tội phạm chưa thật sự rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta nhìn thấy rõ một điều rằng có dấu hiệu mang tính chất không đảm bảo được quyền riêng tư của công dân trong xã hội.

Chính sách quản lý người dân sẽ làm cho xã hội thiếu đi sự tự do, thiếu đi sự hồn nhiên của người dân khi ra đường, làm mất bớt đi sự tự do quyền riêng tư vốn có.”

Thứ ba, chính phủ sẽ nhận diện, thu thập các hành vi cá nhân của người dân rồi thực hiện việc “xếp hạng công dân” hệt như những gì Trung Quốc đang thực hiện với người dân của mình, theo ông Trường Sơn:

“Chính quyền Trung Quốc đã triển khai hệ thống tính điểm cho công dân của mình. Tức là bất cứ việc làm nào của công dân ở nơi công cộng đều bị hệ thống camera phát hiện và danh tính của họ cũng bị lộ diện.

Hình minh họa. Một người khách chụp hình hệ thống an ninh nhận dạng khuôn mặt ở triển lãm quốc tế về an toàn và an ninh ở Bắc Kinh hôm 24/10/2018.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chính quyền CSVN sẽ thả hơn 3,000 tù nhân vào dịp lễ ngày 2 tháng 9 năm nay mà trong đó gồm 21 người ngoại quốc phần nhiều là người TQ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 31 tháng 8 năm 2021.
Trước khi Phó Tổng Thống Mỹ Kamala Harris đến VN, chính quyền CSVN đã thả 2 tù nhân Mỹ gốc Việt, sau khi PTT Harris đi chưa lâu thì chính quyền CSVN lại bắt thêm một Facebooker là Bùi Văn Thuận hôm 30 tháng 8 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Hai.
Hai người Mỹ gốc Việt là Angel Phan và James Hân Nguyễn bị CSVN bỏ tù tại VN đã được trả tự do trong dịp Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris công du tại VN, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 27 tháng 8 năm 2021.
Ảnh hưởng của đại dịch vi khuẩn corona đã được nhìn thấy rõ tại Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2021, với 79,673 cơ sở kinh doanh đã phải đóng cửa vì không chịu nổi tình hình phong tỏa làm kinh tế giảm sút thê thảm, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm, 26 tháng 8 năm 2021.
Dù có đề cập đến nhân quyền trong ngày cuối của chuyến công du tại Việt Nam, trong cuộc gặp mặt hôm 26 tháng 8 giữa Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris và xã hội dân sự tại VN lại không thấy giới bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm, 26 tháng 8 năm 2021.
Ông Ngô Công Trứ, 33 tuổi, đã bị tòa án tỉnh Phú Yên kết án tù 10 năm vì tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 25 tháng 8 năm 2021.
Người dân Sài Gòn đang gánh chịu chung một số phận ngặt nghèo trong cuộc chiến chống đại dịch chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm khi phải đối diện với nguy cơ thiếu thốn đủ thứ mà quan trọng nhất là thức ăn trước khi bước bào những ngày đóng cửa tuyệt đối có quân đội kiểm soát chặt chẽ mà cụ thể dễ thấy nhất là những hàng người dài chờ đợi trước các cửa tiệm để mua thực phẩm dự trữ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 24 tháng 8 năm 2021.
Tác hại nghiêm trọng của đại dịch đối với người dân tại Việt Nam không chỉ nằm trong lãnh vực sức khỏe y tế mà còn khiến cho hàng triệu người Việt ở 24 tỉnh thành trong nước đối diện nguy cơ thiếu ăn trong những ngày tháng tới, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm, 19 tháng 8 năm 2021.
Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, đồng chủ tịch Ủy Ban Hạ Viện Về Việt Nam (Congressional Caucus on Vietnam) ngày 16 tháng 8 vừa qua đã cùng với 8 vị Dân Biểu khác gửi thư đến Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris nhân chuyến công du đầu tiên của bà đến Á Châu và Việt Nam sắp tới đây. Lá thư của các vị Dân Biểu yêu cầu Phó Tổng Thống Harris đặt vấn đề nhân quyền và tù nhân lương tâm với chính quyền CSVN trong các cuộc đối thoại song Phương, đồng thời kêu gọi Mỹ quan tâm đến tình trạng tiêm chủng vắc-xin COVID-19 cho công dân Hoa Kỳ đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Lại có thêm một Facebooker là Trần Hoàng Huấn đã bị công an tỉnh Tiền Giang bắt giam và khởi tố về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” chỉ vì đăng những bài chống thuốc chích ngừa Covid-19 của TQ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 10 tháng 8 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.