Hôm nay,  

Ứng Dụng Gọi Món Làm Thay Đổi Thói Quen Ăn Uống Của Người Việt

26/08/201900:00:00(Xem: 2894)

Grab 2Grab 1

Trên đường Phan Xích Long (Phú Nhuận) có một số hàng quán trang trí mặt tiền với màu sắc, phong cách riêng của GrabFood.

 

Gần đây, tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước, các dịch vụ giao đồ ăn thông qua ứng dụng (app) trên điện thoại đã dần làm thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người, theo báo Người Lao Động (NLĐO).

Người dân Sài Gòn hiện nay đã không còn xa lạ với cảnh tượng các quán ăn, tiệm trà sữa tấp nập những người mặc áo xanh, áo đỏ, áo vàng của GrabFood, Go-Food, Now, BEAMIN,... Nhiều gánh hàng lề đường và quán xá nằm trong hẻm hay trên tầng cao của chung cư cũng được tài xế giao hàng tìm tới.

Một số cửa hàng ăn uống cho biết khi kết nối với các ứng dụng, họ thuận lợi hơn trong việc giới thiệu cửa hàng, món ăn, đồ uống…, còn khách hàng cũng yên tâm hơn khi đặt hàng qua các ứng dụng này. Kết quả là việc kinh doanh của họ trở nên khấm khá nhờ các đội ngũ giao hàng, dẫn đến việc các cửa hàng đăng ký nhiều ứng dụng cùng lúc để tiếp cận với lượng khách hàng đông hơn.

Riêng GrabFood, nhằm quảng bá và tăng cường phát triển thương hiệu, gần đây đã đề nghị các hàng quán nhận tài trợ để trang trí mặt tiền với màu sắc, phong cách riêng của Grab.

NLĐO dẫn lời cô chủ quán cơm 86 (151 Cô Giang, Q.1) cho biết vì quán nhỏ nằm trong hẻm nên trước đây thường vắng khách, nay nhờ ứng dụng giao đồ ăn, nhiều khách biết đến hơn mà quán bán khá hơn. "Từ khi bắt tay với các ứng dụng đặt món, doanh thu của quán ngày càng tăng" – cô chủ khoe.

Còn cô Nga, bán xôi ở hẻm 117 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, trước đây rất vắng khách, buôn bán thất thường, chủ yếu bán cho khách quen, có hôm ế tới hơn nửa gánh. Gần đây cô được mấy đứa con mua cho chiếc điện thoại, chỉ cách lên mạng và kết nối với các ứng dụng gọi món trực tuyến, gánh xôi đông khách hơn hẳn, có ngày phải nấu thêm xôi mới đủ bán đến chiều tối.

NLĐO dẫn lời anh Khải, tài xế chạy GrabBike kiêm luôn GrabFood, cho biết bên cạnh việc chạy chở khách, anh còn nhận giao đồ ăn vào giờ cao điểm, từ 11 giờ đến 13 giờ, mỗi đơn hàng anh được thưởng 10, 000 đồng, nhiều khi gặp khách sang, món ăn vừa ý còn được tiền "tip". Nhờ đó mà thu nhập cải thiện đáng kể, “Có lẽ  thấy vậy mà ngày càng thêm nhiều tài xế tham gia giao hàng, cả tài xế nữ”, anh Khải nhận xét.

NLĐO dẫn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống, nhận định rằng các ứng dụng gọi món/ đặt món xuất hiện thời gian qua không chỉ giúp ích cho cửa hàng, tài xế mà đang dần thay đổi thói quen và nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng thành thị. Khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, yên tâm hơn nhờ dịch vụ có bài bản cùng nhiều ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn đi kèm.

Thực tế khi đặt món, để tiết kiệm phí "ship" và hưởng ưu đãi, khách hàng thường không đặt một món mà là nhiều món cùng lúc trên một đơn hàng. Đổi lại, về phía cửa hàng, chỉ 1 đơn hàng mà bán được khá nhiều món, doanh thu từ đó cũng tăng vọt. Các hàng quán lại trích một phần nhỏ doanh thu đó cho các chương trình ưu đãi, giảm giá cũng như phí giao hàng cho tài xế. Kết quả là các bên đều được lợi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thực là một “gia tài đồ sộ” mà “đến đời con chắc chắn chưa trả được”...
✱ NYT/CIA: Ông Nixon được cho biết rằng không ai dự liệu việc Bắc Việt tăng viện nhanh chóng, chúng đã đưa vào chiến trường 150 xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác. ✱ NYT/CIA: Tình báo Mỹ đã không ước tính chính xác lực lượng mà Hà Nội tập trung tại Lào chống lại cuộc hành quân Lam Sơn 719 ✱ CIA 21.1.1971: Hà Nội dự kiến sẽ đối đầu với cuộc đột kích vào Tchepone bằng bất cứ nguồn lực nào mà chúng sở hữu. ✱ CIA: Bản dự báo ngày 21 tháng 1 (1971) về phản ứng của phía Bắc Việt - cho thấy đã không có "thất bại tình báo" xảy ra trong dự đoán của Cơ quan CIA. Thay vào đó,việc dự đoán đã trùng khớp với các sự việc xảy ra trong cuộc hành quân. ✱ ĐS Bunker: Trong thực tế, người ta đã hài lòng về cuộc giao tranh đã diễn ra bên ngoài biên giới miền Nam Việt Nam, tuy QLVNCH đã bị tổn thất nặng nhưng đã gây ra thương vong lớn lao hơn cho đối phương...
Quốc hội CSVN dự kiến sẽ thông qua Luật “thực hiện dân chủ ở cơ sở”, nhưng dân lại không được quyền xem xét bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên...
Trong một số bài viết nhân nói về Lời Thề Sông Núi của Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, các tác giả thường dùng không đồng nhất những danh từ để chỉ nhóm chữ “Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm” như là tôn chỉ, khẩu hiệu, lý tưởng, v.v... Thật ra, đấy là một phương châm của quân nhân (soldier's motto) Quân lực Việt Nam Cộng Hòa...
Gần đây trong nước Việt Nam có nguồn tin là các bia mộ liệt sĩ còn ghi là Vô Danh đều phải khắc lại là “Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin”. Thực chất đây chỉ là một trong muôn vàn những lệnh ngu xuẩn của một nhà nước không vì nhân dân ban xuống, nhưng đối với nhà phản biện Phạm Đình Trọng thì đấy chính là biểu hiện của một “Quyền hạn lớn, năng lực nhỏ, làm việc nhỏ cũng gây hại lớn.” Cái hại lớn mà ông Phạm muốn nói đến chính là cái hại văn hóa để lại muôn đời sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Tôi rời Viện Đại Học Đà Lạt đã lâu, ngay sau Mùa Hè Đỏ Lửa, vào năm 1972. Gần nửa thế kỷ đã vụt đi với không biết bao nhiêu là nước suối, nuớc sông (cùng với nước mưa/ nước mắt) đã ào ạt qua cầu và qua cống. Nhìn lại hình ảnh trường xưa không khỏi có thoáng chút bồi hồi, và cũng thấy có hơi hụt hẫng...
Đại dịch đã làm cho kinh tế Việt Nam sút giảm thê thảm tới mức thấp nhất trong 30 năm, với 2.58% trong năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 29 tháng 12 năm 2021.
Một sự kiện đặc biệt được bản tin Đài Á Châu Tự Do (RFA) ghi nhận trong bản tin phát đi hôm Thứ Sáu, 24 tháng 12 năm 2021, đã xảy ra trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại tỉnh Hòa Bình, Miền Bắc VN, khi bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Dư đã hô to “đả đảo” Đảng CSVN khi hại bị cáo này nghe tòa tuyên bố y án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế đối với mỗi người.
Khi những ngư dân tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đứng lên tranh đấu cho quyền lợi đánh bắt cá bị xâm phạm bởi công ty xây bến cảng tổng hợp Hòa Phát bị bắt thì hàng trăm người dân khác xuống đường chận Quốc Lộ 1A để đòi thả người hôm 17 tháng 12 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 23 tháng 12.
Nhân quyền sẽ được đưa vào hệ thống giáo dục tại Việt Nam để dạy cho các học sinh về quyền con người, theo chỉ thị của Phó Thủ Tướng Nguyễn Đức Đam được đưa ra vào ngày 21 tháng 12 năm 2021, là chuyện làm cho nhiều người ngạc nhiên tự hỏi rằng đây có phải là bước ngoặc chuyển biến thật sự trong chính sách về nhân quyền hay chỉ là chiêu bài được lộng vào khung kính để khoe khoan của nhà nước độc tài đảng trị toàn diện VN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 22 tháng 12 năm 2021, với tựa bản tin được đánh dấu hỏi “VN sẽ tăng cường dạy nhân quyền, nhưng theo hướng nào?”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.