Hôm nay,  

TQ Sắp Đạt Mục Đích Kiểm Soát Biển Đông

26/07/201900:00:00(Xem: 1975)
BIỂN ĐÔNG -- Cho tới nay, 25 tháng 7, vì bị báo chí chất vấn nhiều nên nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN Lê Thị Thu Hằng mới phải khai báo rằng tình tình Biển Đông tại Bãi Tư Chính là “nghiêm trọng,” theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 25 tháng 7.

Bản tin VOA viết như sau.

Hôm 25/7, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng nói rằng hành động vi phạm của Trung Quốc những ngày qua trên Biển Đông tại Bãi Tư Chính là ‘nghiêm trọng.’

Trả lời câu hỏi về vị trí lô dầu khí 06.1 ở Nam Côn Sơn mà công ty PVN của Việt Nam đang có dự án hợp tác với công ty Rosneft có nằm trong bãi Tư Chính và gần vị trí tàu Hải Dương 8 đang hoạt động hay không, báo Dân Trí trích lời bà Hằng nói:

“Lô 06.1 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc là vụ việc nghiêm trọng.”

Trang Người Lao Động dẫn lời bà Hằng nói:

“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như đã được xác lập tại Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Bà Hằng cho biết Việt Nam đã trao công hàm cho Trung Quốc, và yêu cầu Bắc Kinh lập tức rút ra khỏi vùng kinh tế của Việt Nam:

“Việt Nam đã có nhiều biện pháp giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật.”

Trong  khi đó, một bản tin khác của Đài VOA hôm 26 tháng 7 cho biết rằng: Việt Nam vừa ra thông báo rộng rãi về việc gia hạn thời gian hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 tại Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc Bãi Tư Chính, một động thái được cho là “bất tuân” tiếp theo của Hà Nội sau khi khước từ yêu cầu của Bắc Kinh hồi tháng 6 là rút lại giàn khoan này, dẫn đến việc Bắc Kinh thực hiện lời đe dọa “hành động mạnh” bằng việc đưa tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 đến khu vực, theo tiết lộ của một chuyên gia nghiên cứu với VOA.

Trong khi các dữ liệu theo dõi cho thấy tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động gần khu vực Bãi Tư Chính ở Biển Đông bất chấp phản đối từ phía Việt Nam và chỉ trích của Mỹ, một số nguồn tin cho hay Bắc Kinh đã yêu cầu Hà Nội rút giàn khoan ở khu vực này đi và đổi lại, Trung Quốc sẽ rút các tàu của họ. Nhưng Việt Nam bác bỏ đề nghị này.

Trao đổi với VOA hôm 25/7, TS. Hà Hoàng Hợp xác nhận thông tin về những đòi hỏi của Trung Quốc hồi tháng 6.

“Đúng là họ có trao đổi với một số nơi ở Việt Nam điều kiện như thế”, TS. Hà Hoàng Hợp khẳng định với VOA. “Họ đòi Việt Nam phải bắt công ty Nhật và công ty Nga phải rút khỏi chỗ đấy. Nếu không rút thì họ sẽ có hành động mạnh”.

Trung Quốc đã thực hiện lời đe dọa bằng cách đưa con tàu dài 88 met, rộng 20,4 met, với tổng trọng tải 6.918 tấn đến “thăm dò” trong khu vực gần Bãi Tư Chính kể từ ngày 3/7. Vụ việc đã đẩy căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc lên đến đỉnh điểm kể từ sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông năm 2014.

Thông báo của Tổng Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam, thuộc Bộ Giao thông Vận tải, được truyền thông Việt Nam trích dẫn ngày 25/7 cho biết hoạt động khoan của khu vực Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn do công ty Rosneft Việt Nam B.V. (công ty con của Công ty Rosneft của Nga) “dự kiến kéo dài đến hết ngày 15/9/2019”.

Như thế tình hình Biển Đông sẽ chỉ ngày càng thêm căng thẳng, đặc biệt là nhận định của các chuyên gia quốc tế tại tại hội thảo Biển Đông lần thứ 9 tổ chức ở Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế (CSIS) diễn ra ở Washington DC hôm 24/7 cho thấy là TQ đang gần tiến tới mục tiêu kiểm soát khu vực Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 24 tháng 7.

Bản tin RFA viết như sau.

Trung Quốc đang dần tiến tới kiểm soát phần lớn khu vực Biển Đông trong thời bình nếu Hoa Kỳ và các nước liên quan không có những thay đổi về chính sách đối phó thích hợp. Đây là nhận xét được chuyên gia quốc tế đưa ra tại hội thảo Biển Đông lần thứ 9 tổ chức ở Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế (CSIS) diễn ra ở Washington DC hôm 24/7.

Ông Greg Poling, Giám đốc Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) thuộc CSIS cho rằng mặc dù đến lúc này Trung Quốc chưa thể kiểm soát toàn bộ Biển Đông nhưng khả năng để tiến tới mục đích kiểm soát được các đảo, vùng nước và vùng trời thuộc khu vực đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc đang tăng lên.

“Vào lúc này Trung Quốc chưa kiểm soát được Biển Đông… Mục tiêu của Bắc Kinh là kiểm soát có hiệu quả vùng nước và vùng trời ở Biển Đông trong thời bình, đó là mục tiêu đối với các thực thể và khu vực đường đứt khúc 9 đoạn. Tuy nhiên khả năng để đạt mục tiêu này của Trung Quốc đang gia tăng và Trung Quốc đang kiểm soát được nhiều hơn so với giai đoạn cách đây 5 năm. Nếu chính sách của Mỹ và các nước đòi chủ quyền trong khu vực không thay đổi thì Trung Quốc sẽ kiểm soát được nhiều hơn nữa trong vài năm tới”.

Chính vì thế, một Đô Đốc Hải Quân Mỹ kêu gọi quốc tế chống hành động của TQ ở Biển Đông, theo bản tin của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp Tiếng Việt (RFI) cho biết hôm 24 tháng 7. Bản tin RFI viết như sau.

Hoa Kỳ cho rằng quốc tế cần chung sức «chống lại những hành động gây hấn» của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo báo chí Philipines, trong một hội nghị qua hệ thống viễn thông hôm qua, 23/07/2019, tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ, đô đốc Karl Schultz kêu gọi các nước đồng minh, cũng như các đối tác của Mỹ trong vùng, cùng lên án những hành động hung hãn nhằm củng cố đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Đô đốc Schultz nhấn mạnh đến việc hải cảnh Trung Quốc đã huy động đông đảo tầu tuần tra, được tầu của hải quân nước này yểm trợ, tại những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh chiếm giữ và tại phần lớn vùng Biển Đông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có tạo ra dự án mới thì sẽ có tiền và khi có tiền thì mới có cơ hội lấy tiền bỏ túi đó là tình trạng tồi tệ để dẫn tới hàng loạt “dự án ma” đã và đang xuất hiện tại  Việt Nam, theo báo Dân Trí cho biết hôm 24 tháng 7.
BIỂN ĐÔNG -- Trong khi tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng do vụ đối đầu giữa lực lượng hải giám của VN và TQ gây nên, nhưng ngược lại mối quan hệ hợp tác giữa VN và Mỹ lại ngày càng khắn khít hơn
SÀI GÒN -- Đơn kiện của Việt kiều Mỹ Huỳnh Hữu Thông đòi bệnh viện mắt Thái Thành Nam bồi thường 53,000 đô la Mỹ vì làm thiệt hại mắt của ông đã bị tòa án tại Sài Gòn bác đơn, theo bản tin của trang mạng Zing cho biết hôm 24 tháng 7.
VĨNH LONG, VN -- Tại VN có lẽ thời tuyên truyền bằng loa phóng thanh treo khắp đầu đường xó chợ đã qua rồi và nay tới thời tuyên truyền bằng miệng, cho nên mới có chuyện tại tỉnh Vĩnh Long, miền Nam, vừa có khóa “bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền miệng” cho 200 báo cáo viên cấp huyện, theo bản tin của trang mạng Đảng CNVN cho biết hôm 23 tháng 7.
Tình trạng hạn hán tại Việt Nam đang ngày càng tồi tệ, nhất là tại Miền Trung Việt Nam càng thê thảm hơn với 138,800 gia đình không có nước xài hàng ngày, theo bản tin hôm 23 tháng 7 của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết.
Một Việt kiều Úc đã bị công an bắt giam trong nửa năm mà không cho ông Châu Văn Khảm có luật sư riêng, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Ba.
BIỂN ĐÔNG -- Tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng và một cuộc chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc khó tránh khỏi, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm 23 tháng 7 trích thuật nhận định của các chuyên gia cho biết.
CẦN THƠ, VN -- Không còn chịu đựng nổi sự áp bức của cường hào cưỡng đoạt đất đai nhà cửa của người dân, nên hàng chục người dân đã căng biểu ngữ trước công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng số 8 tại Cần Thơ đòi họ phải trả giấy chủ quyền đất lại, theo bản tin của Báo Pháp Luật Online cho biết hôm 22 tháng 7.
Mỗi ngày tại Việt Nam có tới 315 người chết vì ung thư và 451 người mới bị ung thư, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 22 tháng 7.
Nạn dịch tả heo Châu Phi ngày càng lan truyền rộng tại Việt Nam, với 62 trong tổng số 63 tỉnh thành trên toàn quốc bị nhiễm dịch bệnh heo này và đã có tới 3 triệu 7 trăm ngàn con heo bị giết chết, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 22 tháng 7.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.