Hôm nay,  

Lâm Đồng: Áp Dụng Thử Hệ Thống Mã Số Vùng Trồng Cà Phê

16/06/201900:00:00(Xem: 3406)
Ca phe hat
Cà phê hạt rang bằng máy ở một nông hộ vùng Lâm Đồng.

Trước tình trạng kém ồn định trong xuất khẩu cà phê vào tháng 5 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN đang có nhiều dự án nhằm phát triển cây cà phê bền vững, điển hình là lập thí điểm xây dựng hệ thống mã số vùng trồng cà phê, theo báo điện tử Trí Thức Trẻ.

Vào tháng 5/2019, giá cà phê Robusta nhân xô trong nước tăng theo giá cà phê toàn cầu, là so với cuối tháng 4/2019, tăng từ 2.8 – 3.6%. Tại khu vực Sài Gòn, ngày 30/5/2019, cà phê Robusta loại R1 đạt 33,600 đ/kg, tăng 3.1% so với cuối tháng 4/2019,

Tuy nhiên, theo Trí Thức Trẻ, cũng trong tháng 5/2019, về xuất khẩu, cà phê VN đã mất ổn định khi đạt 135,000 tấn, trị giá 220 triệu USD là giảm 5.8% về lượng và giảm 9.6% về trị giá so với tháng 4/2019, và nếu so với tháng 5/2018 thì giảm đến 13.1% về lượng và giảm 27.8% về trị giá.

Nếu tính lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê VN đạt 767,000 tấn, trị giá 1.313 tỷ USD, cũng đã giảm 13.1% về lượng và giảm 23% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018.

Trí Thức Trẻ cho biết trước tình hình trên, diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) đã cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN đã xây dựng thí điểm hệ thống mã số vùng trồng cà phê nhằm quản lý ngành hàng và đánh giá mức độ áp dụng thực hành bền vững trong sản xuất cà phê. Hệ thống đã được áp dụng thử để thu thập số liệu với hơn 8500 hộ trồng cà phê tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Theo Bộ Công thương VN, việc xây dựng cơ sở dữ liệu, mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc là rất quan trọng. Lý do là trong bối cảnh suy thoái thị trường cà phê toàn cầu, Việt Nam - nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới - đang gặp nhiều khó khăn do giá liên tục giảm và ở mức thấp, nếu muốn xuất khẩu ổn định trở lại, đòi hỏi phải có truy xuất nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa, điều này rất cần để phục vụ cho phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn thực phẩm.

Theo Trí Thức Trẻ, hệ thống thông tin mã số vùng trồng cà phê là cơ sở dữ liệu, như sổ tay nông hộ điện tử chẳng hạn, sẽ giúp nông dân quản lý đầu vào sản xuất; giúp các tổ chức chứng nhận có điểm tựa để giảm giá thành khi chứng nhận và giúp các doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc hàng hóa, định hướng đầu tư, tài trợ cho phía sản xuất…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thay vì chỉ hướng tới Trung Quốc như trước đây, hiện rau quả Việt Nam đã xuất khẩu mạnh sang Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, theo VnExpress.net.
Báo giới trong nước vẫn “lạc quan tếu” về thị trường xe hơi tại Việt Nam. Theo bản tin của trang mạng Cafef.vn, vào năm 2020 thị trường xe hơi tại VN sẽ bán ra khoảng nửa triệu chiếc xe một năm.
Lương nhân viên nhà hàng và khách sạn tại Việt Nam là bao nhiêu? Theo bán mạng Cafef.vn cho biết mức lương nhân viên làm việc tại khách sạn và nhà hàng tại VN có thể lên tới 120 triệu đồng một tháng.
Lừa gạt qua điện thoại và internet tại VN đã tới mức báo động, theo bản tin của trang mạng Thời Báo Tài Chính VN cho biết hôm Thứ Sáu.
Tiền đầu tư nước ngoài được gọi là FDI vào VN lên tới hơn 16 tỉ đô la tức là tăng 69% trong năm nay so với năm ngoái, theo bản tin của trang mạng Kinh Tế Đô Thị cho biết hôm Thứ Sáu.
Cách đây 19 năm, cầu Mỹ Thuận được khánh thành, nối Tiền Giang - Vĩnh Long. Đây là chiếc cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam, bắc qua Tiền Giang, và cũng là cầu có quy mô lớn nhất ở miền Tây vào thời điểm đó. Sau đó, lần lượt nhiều cây cầu khác xuất hiện, phá bỏ tình trạng “qua sông phải lụy phà” của vùng sông nước miền Tây, theo Tuổi Trẻ online (TTO)
Vừa qua, thông tin từ Auchan tại VN cho biết, tập đoàn này đang đàm phán với đơn vị bán lẻ tại VN để tìm đối tác tiếp quản hệ thống 18 siêu thị mà Auchan đã gầy dựng tại VN sau gần 5 năm, theo Thanh Niên online (TNO).
Đài VOV.VN cho biết niềm tin mù quáng và sự cuồng tín tâm linh đã khiến nhiều người Việt bị mê muội, dẫn đến những hành vi lệch lạc, thậm chí phạm tội 1 cách man rợ.
Trong 4 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã nhập khẩu gần 2 triệu tấn sắt thép các loại từ Trung Quốc trị giá 1,22 tỉ USD, tăng 7,3% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả. Hàng ngàn hecta đất cũng đang bị nhiều 'ông lớn' sử dụng lãng phí.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.