Hôm nay,  

World Bank: Kinh Tế VN Gặp Nguy 2019

25/04/201900:00:00(Xem: 2520)
HANOI -- Kinh tế Việt Nam cơ nguy lớn, theo lời báo đọng của World Bank (Ngân Hàng thế Giới).

Bản tin CafeF/Infonet ghi rằng: World Bank cảnh báo kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương do đòn bẩy tín dụng cao.

Nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương trước những cú sốc và có nguy cơ căng thẳng trên thị trường tài chính, đặc biệt là khi nợ xấu trước đây chưa xử lý hết và bộ đệm vốn còn mỏng ở một số ngân hàng. Tỷ lệ tín dụng trên GDP hiện nay của Việt Nam đã lên tới 135%.

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế các quốc gia khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Theo WB, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện nền tảng tích cực, được hỗ trợ bởi nhu cầu nội địa mạnh, và ngành sản xuất theo hướng xuất khẩu. Hai năm 2017, 2018, tăng trưởng GDP của Việt Nam lần lượt đạt 7,1% và 6,8%. WB dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chững lại trong năm 2019 này, còn 6,6%.

Chính sách tiền tệ sẽ phải tiếp tục cân bằng mục tiêu kép là ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng. Mặc dù định hướng chính sách tiền tệ vẫn thuận lợi, tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu thắt chặt tín dụng vào năm 2018 bằng cách đặt giới hạn tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại và kiểm soát cho vay đối với các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán và thị trường tiêu dùng.

Bản tin CafeF/Infonet ghi rằng: Thanh khoản cũng có dấu hiệu eo hẹp rõ rệt khi tăng trưởng tiền gửi chậm hơn khiến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ngắn hạn tăng lên.

Theo đó, tăng trưởng tín dụng trong năm 2018 đã được điều chỉnh giảm xuống còn 14% so với mức 18% năm 2017.

Bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp và hộ kinh doanh có tỷ lệ đòn bẩy ngày càng cao, tỷ lệ tín dụng trên GDP của Việt Nam hiện đã rơi vào khoảng 135%. Do đó, nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương trước những cú sốc và có nguy cơ căng thẳng trên thị trường tài chính, đặc biệt là khi nợ xấu trước đây chưa xử lý hết và bộ đệm vốn còn mỏng ở một số ngân hàng.

Triển vọng năm 2019, WB cho rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chậm lại do tín dụng thắt chặt, tiêu dùng tư nhân giảm và nhu cầu bên ngoài yếu hơn. Lạm phát được dự báo duy trì ở mức vừa phải trong điều kiện sức cầu trên toàn thế giới giảm nhẹ, giá cả năng lượng và lương thực thực phẩm ở mức vừa phải.

Trong khi đó, một bài bình luận trên Tuần VN, có bài của Tiến sỹ Nguyễn Quang Thái ghi rằng Việt Nam đã tụt hậu vòng 2...

Bài viết nhan đề “Tụt hậu vòng 2, chúng ta có dám nhìn nhận để vươn lên” ghi lời báo động:

“Cách đây hơn 30 năm, khi phát động Đổi mới và mở cửa, Việt Nam có GDP bình quân đầu người 100 USD thì GDP đầu người của thế giới đã hơn 4.000 USD.

Đến nay, khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên 2.500 USD thì GDP bình quân đầu người của thế giới đã vượt 10.000 USD.

Phải ghi nhận rằng, tăng trưởng của Việt Nam là nhanh, bình quân 7%/năm trong hơn 20 năm, trong đó, có năm GDP thấp nhất 4,8% và có năm GDP cao nhất 9,5%. Chúng ta đã có mức tăng trưởng cao và khá ổn định.

Tuy nhiên, những số liệu GDP ở trên cho thấy một thực tế, xét về số tuyệt đối thì GDP của thế giới ngày một doãng ra với tốc độ rất nhanh so với GDP của Việt Nam. Cách đây 30 năm, GDP của thế giới hơn của Việt Nam 3.900 USD, nhưng nay đã vọt lên hơn 7.500 USD, gần gấp đôi.”

Nghĩa là, VN vẫn tụt hậu trong thực tế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.