Hôm nay,  

Nguyễn Hữu Linh Vẫn Ung Dung...

09/04/201900:00:00(Xem: 3464)
SAIGON -- Giữa cán bộ và dân thường vẫn có một khoảng cách lớn... Đặc biệt là khi ra tòa, cán bộ được xét nhân thân để giảm nhẹ các án phạt.

Do vậy, theo báo Lao Động, nhiều người bất ngờ khi thấy cựu quan chức Nguyễn Hữu Linh vẫn còn trong hàng ngũ luật sư.

Báo Lao Động kể: Sau hành vi sàm sỡ bé gái trong thang máy của ông Nguyễn Hữu Linh và bị cộng đồng xã hội lên án gay gắt, nhiều người cho rằng, ông này không đủ tư cách đứng trong hàng ngũ luật sư.

Theo bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), không thể tách bạch nhân cách của một con người với vị trí xã hội mà anh ta đảm nhiệm.

"Giới luật sư, nhiều người sẽ cảm thấy xấu hổ, nhục nhã, thậm chí bị tổn thương, nếu ông Nguyễn Hữu Linh đứng trong hàng ngũ luật sư. Bởi vì ông ta không có đủ tư cách đứng trong hàng ngũ này", bà Vân Anh nói.

Riêng luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty Luật TAT Law firm bày tỏ quan điểm: "Tôi thực sự lo lắng về việc lực lượng trong ngành của mình có nhiều những thành phần khó kiểm soát. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải có những quy định mới về việc cấp thẻ hành nghề luật sư”.

Trong khi đó, bản tin VOA kể chuyện cựu cán bộ cấp cao dâm ô trẻ em ở TP.SG vẫn chưa bị khởi tố.

Một tuần trôi qua kể từ khi một cựu cán bộ bị phát hiện có hành vi dâm ô một bé gái ở thành phố SG, tuy nhiên, nghi phạm vẫn chưa bị khởi tố. Điều này dẫn đến nhiều phản ứng tức giận trong công chúng, bao gổm cả những biện pháp “công lý đám đông” để lên án nghi phạm.

Vụ việc xảy ra tối hôm 1/4 tại khu chung cư Galaxy 9 ở quận 4, TP.SG, theo tường thuật của VietnamNet, Kenh14.vn, báo Pháp Luật thành phố SG và nhiều báo khác. Tin cho hay camera an ninh của tòa nhà ghi lại cảnh một người đàn ông trung niên “ôm hôn”, “sàm sỡ” một bé gái 9 tuổi khi chỉ có hai người trong buồng thang.

Báo chí trong nước dẫn lời công an địa phương cho biết hôm 3/4 rằng họ đã “lấy lời khai” của nghi phạm có tên là Nguyễn Hữu Linh, 61 tuổi, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã nghỉ hưu.

Ông Linh thừa nhận mình chính là người đàn ông trong đoạn video, tuy nhiên, ông Linh nói ông ta “chỉ nựng bé gái chứ không có ý đồ gì khác”, theo nội dung các bài báo.

Hôm 5/4, các báo đưa tin Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.SG gửi công văn đến một số cơ quan, bao gồm cả công an quận 4, các viện kiểm sát cấp quận và cấp thành phố, đề nghị khởi tố vụ án ông Linh có hành vi dâm ô đối với bé gái.


Nhưng theo quan sát của VOA, cho đến thời điểm bản tin này được đăng, vẫn chưa có thêm động thái pháp lý nào từ nhà chức trách đối với cựu Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Đà Nẵng.

Ngay tại chung cư Galaxy 9, nhiều cư dân vào sáng 7/4 cùng mặc áo đồng phục in dòng chữ "Lạm dụng tình dục là tội ác" hay "Cùng lên tiếng bảo vệ trẻ em gái" để phản đối hành vi của ông Linh và yêu cầu nhà chức trách “phải xử lý nghiêm ông Linh để răn đe”, báo chí trong nước cho hay.

Bản tin VOA cũng ghi nhận rằng trên một Facebook cá nhân với bút danh Dương Tiêu có khoảng 15.000 bạn bè và người theo dõi, nhà báo Trần Anh Tú của báo Đại Đoàn Kết đưa ra nhận xét rằng nhiều người dân “không chấp nhận việc ông Linh nhởn nhơ” sau khi tấn công tình dục cháu bé, và họ “buộc phải nhắc nhở mọi người về vụ việc này theo cách riêng của họ”.

Dười góc nhìn của nhà báo này, điều đó cho thấy “khi pháp luật bó tay thì đám đông có cách ‘thi hành án’ của riêng mình”, mà ông Tú coi đó có thể gọi là “công lý đám đông”.

Vị Trưởng ban Điện tử báo Đại Đoàn Kết lưu ý không phải “tự nhiên” mà cổng và nhà riêng của nghi phạm Nguyễn Hữu Linh bị xịt sơn, ném chất bẩn. Mặc dù vậy, nhà báo Trần Anh Tú đồng ý với các ý kiến cho rằng hành động tấn công nhà ông Nguyễn Hữu Linh là “hành vi vi phạm pháp luật cần bị xử lý”.

Trong khi đó, báo VnExpress kể chuyện hình sự khác: Án tù chung thân với thầy giáo dâm ô 3 học sinh.

Bản tin này ghi rằng TAND Cấp cao tăng mức phạt với Nguyễn Quang Chung (giáo viên tiểu học tại Quảng Nam) từ 24 năm tù giam lên án chung thân.

Ngày 8/4, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng tuyên phạt Nguyễn Quang Chung (50 tuổi, giáo viên tiểu học ở thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, Quảng Nam) án chung thân về tội Hiếp dâm trẻ em và tội Dâm ô đối với trẻ em.

Theo cáo buộc, từ năm 2015 đến tháng 3/2016, Chung đã lợi dụng quan hệ thầy trò và sự ngây thơ của học sinh để giở trò đồi bại. Bị cáo nhiều lần gọi ba em vào phòng làm việc với mục đích hiếp dâm hoặc có hành vi dâm ô.

Ba cháu bé sau đó kể lại sự việc với cha mẹ và gia đình. Xác minh chứng cứ và trưng cầu giám định, công an kết luận các nạn nhân bị xâm hại tình dục, tâm lý hoang mang, lo sợ. Trong quá trình điều tra, Chung chối tội.

Cuối tháng 2018, tại phiên xử sơ thẩm, TAND tỉnh Quảng Nam tuyên phạt Chung án 24 năm tù. Bị cáo lập tức chống án. Trong khi đó, VKSND tỉnh Quảng Nam cũng kháng nghị yêu cầu tăng mức án với Chung.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
hiện tại dân số Trung Cộng đã lên tới 1/5 tổng số nhân loại rồi, gieo trồng 1,418,804,794 trái quýt chua (lè) như vậy bộ chưa đủ sao mà còn muốn ấn thêm vô làm chi nữa, cha nội? Bộ không thấy hằng triệu người dân Hồng Kông đang xuống đường biểu tình phản đối và cả loài người đang nhăn mặt hay sao?
Người dân Nam Bộ thường phê bình kẻ nói một đường làm một nẻo là “xạo ke”. Sau ngày 30/04/1975, đảng Cộng sản thu đất nước về một mối, nhưng không làm như đã hứa khiến dân Nam Bộ lại phải gọi Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa là “xạo hết chỗ nói”...
Dư âm cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2010 ở Trung Đông, Bắc Phi châu và sự tan rã của Thế giới Cộng sản ở Nga năm 1992, đang là mối lo hàng đầu của đảng CSVN, sau hơn 35 năm đổi mới. Dưới lăng kính bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi mọi phản ứng của dân trong cuộc sống, kể cả các hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền v.v… đều là “diễn biến hòa bình” nhằm phát triển “cách mạng mầu” để lật đổ đảng CSVN...
Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí BK, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà qúi vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành ... cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu...
Họ sống thêm được bao lâu nữa thì chỉ có Trời mới biết. Và chắc ngay cả đến Trời cũng không thể trả lời câu hỏi (thượng dẫn) của nhà văn Thận Nhiên: Sao sau bao nhiêu xương máu đổ xuống nơi này mà người dân Q.B vẫn phải lặn hụp mò ốc (dưới ao) cứ như thể là họ vẫn còn đang sống trong cảnh tối tăm, giữa Đêm Trường Trung Cổ vậy?
Tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về việc phòng chống nạn mua bán người vào ngày 23-8-2018, Bộ Công an cho biết trong những năm qua, cơ quan chức năng đã khởi tố trên 1,000 vụ bán phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài làm nô lệ tình dục, với hơn 2,000 bị cáo và trên 3,100 nạn nhân, đa số bị bán qua Trung Quốc và Campuchia.
Trung Quốc đã lộ rõ tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông qua kéo dài thương thuyết thỏa hiệp COC với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, the Association of South East Asian Nations). Việc này thể hiện qua lập trường của Bắc Kinh khi bước vào trong vòng thương thuyết thứ hai với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông / Code of Conduct (COC)...
✱ Foreign Policy: Các con đập của Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy giữa thượng nguồn và hạ lưu - Trung Quốc ngày càng hạn chế lượng nước nhiều hơn. ✱ Stimson (USA): Căn cứ và dữ liệu (MDM) cho thấy các con đập tại thượng nguồn đã làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ✱ Global Times: Các chuyên gia Trung Quốc hoài nghi về hệ thống kiểm soát MDM về sông Mê Kông do Mỹ tài trợ. Nhưng ...Kể từ 11.2020 công khai "chia sẻ dữ liệu thủy văn" mà trước đây từ thập niên 1990, Trung Quốc coi dữ liệu quản lý nước là bí mật nhà nước. ✱ BBC: Việc giảm xả nước từ các con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông đã tác động xấu đến nhiều nơi ✱ Phys. Org Uk: Đại học Hòa Lan dự đoán vào năm 2050 phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ sụt giảm xuống dưới mực nước biển nếu không có kế hoạch thay đổi sớm...
Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 11/10/2022 đã bỏ phiếu chấp nhận Việt Nam làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HĐNQLHQ) nhiệm kỳ 2023-2025. Thực tế này đã làm một số đông những người Việt tranh đấu cho Nhân quyền thất vọng và sự hoang mang đang làm tê liệt những sáng kiến hoạt động của họ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.