Hôm nay,  

Dân Mất Đất Dựng Lều Biểu Tình

4/4/201900:00:00(View: 2360)
HANOI -- Dân mất đất, thế là dựng lều biểu tình...

Báo Nông Nghiệp gọi tình hình đo 1là cát loạn Phú Thọ: Nông dân mất đất dựng lều, nấu cơm trước cổng trụ sở xã...

Những quyết định cấp phép khai thác khoáng sản, cát sỏi liên tiếp của UBND tỉnh Phú Thọ cho các doanh nghiệp đang đẩy người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh này đến bước đường cùng…

Cho rằng chính quyền địa phương “bảo kê” cho hoạt động khai thác cát sỏi khiến hàng chục ha đất sản xuất của nhân dân bị đổ xuống sông, người dân xã Đông Khê (huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) cầu cứu khắp mọi nơi, thậm chí họ dựng lều, tụ tập nấu cơm ăn ngay trước cổng trụ sở công quyền...  

Bản tin ghi rằng những băng rôn, khẩu hiệu, những tiếng trống, tiếng chiêng, những gương mặt thất thần, bức xúc vì mất đất, những bữa cơm được nấu ngay tại cổng UBND xã để đấu tranh, những tiếng nói yêu cầu đối thoại với lãnh đạo địa phương nhưng không được giải quyết... Tất cả những vấn đề này xuất hiện ở Đông Khê, một vùng quê nghèo, thuần nông kể từ khi UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép cho Cty CP Vật tư và xây dựng Đô thị Phú Thọ khai thác cát sỏi trên sông Chảy.

Đây là đợt tụ tập đông người để đấu tranh lần thứ 2 của người dân thôn 2 xã Đông Khê trước cổng UBND xã. Trước đó, từ ngày 7/2/2019, người dân mất đất cũng đã nhiều ngày dựng lều lán, nấu cơm trước cổng UBND xã Đông Khê để phản đối hoạt động khai thác cát sỏi gây mất đất sản xuất của họ. Chính quyền địa phương đã hứa sẽ kiểm tra, làm rõ và động viên người dân giải tán, tuy nhiên sau đó các tàu cát lại tiếp tục hoạt động đã khiến người dân mất niềm tin và cho rằng có sự “tiếp tay”, “bảo kê” từ phía cơ quan chức năng...

Hơn 20 người dân đại diện cho khoảng 140 hộ dân cho biết, đã gõ cửa rất nhiều cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương nhưng những khiếu nại, kiến nghị của họ từ nhiều tháng trời vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. “Cùng bất đắc dĩ người dân chúng tôi mới phải làm thế này”, ông Phùng Văn Thiệp, người đứng đơn đại diện nhân dân trao đổi với PV NNVN về việc dựng lều, nấu cơm trước cổng UBND xã Đông Khê.

Báo Nông Nghiệp ghi rằng cánh đồng Cây Vải và Đồng Mã là một vùng bãi bồi trù phú ven sông Chảy, tự bao đời nay được ví như nồi cơm của hàng nghìn nhân khẩu chủ yếu sống dựa vào những vụ trồng ngô, lúa và cây ăn quả. Kể từ khi tàu khai thác cát hoạt động, “nồi cơm” của họ liên tục bị đào múc, sạt lở, hoa màu, cây cối lần lượt bị cuốn xuống dòng sông. Những người dân xã Đông Khê dẫn chúng tôi ra đồng để chứng kiến thực trạng mà họ nói “trừ đám lợi ích đang đục khoét khúc sông này thì bất cứ ai nhìn cũng phải xót xa”.


Vụ này nhân dân trồng ngô và cây ăn quả. Một màu xanh mướt chạy dài dọc theo bãi sông, minh chứng rõ nhất về sự trù phú của cánh đồng. Nhưng thành quả người dân tạo dựng hiện đã bị mất mát khoảng gần 10ha do tình trạng sạt lở, cuốn trôi. Vết sạt lở kéo dài cả cây số, cao từ 3 - 4m và dấu tích của cây cối, hoa màu bị đổ xuống sông cứ sau mỗi ngày, mỗi giờ lại càng thêm lan rộng. Chỉ trong vòng một năm, cánh đồng này đã bị lòng sông lấn vào hàng trăm mét. Tốc độ sạt lở nhanh đến mức nhiều diện tích cây ăn quả không kịp di dời, nhiều mồ mả của người thân không kịp sơ tán. Gần 20 ngôi mộ bị đất cát vùi xuống sông, người dân huy động tìm kiếm nhiều ngày trời mới mò lại được.

Báo Nông Nghiệp ghi lời ông Đinh Công Trường (70 tuổi) lo lắng:

“Nhiều gia đình đã mất đất canh tác, cứ đà này, chỉ một thời gian ngắn nữa, đất đai, hoa màu, mồ mả cha ông chúng tôi sẽ đổ hết xuống sông. Chúng tôi đã phản ánh lên xã, lên huyện, lên tỉnh, lên trung ương hết lần này đến lần khác nhưng không có kết quả. Dân chúng tôi nghèo lắm, bỏ công bỏ việc để đi đấu tranh thế này không ai muốn cả, nhưng vì con cháu nên chúng tôi phải bảo vệ đất đai của mình.”

Không chỉ mất đất sản xuất, mất mồ mả, đã có người mất mạng kể từ khi UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép cho hoạt động khai thác khoáng sản ở Đông Khê. Bà Lý Thị Bích Ngọc có đứa con trai tên Nguyễn Văn Chiến ra bờ sông Chảy để bơi nhưng do đất ven sông bị các tàu cát hút lở, thằng bé vừa bước xuống thì đất sụt và bị rơi vào đúng hố sâu nơi tàu cát đang hút dẫn đến tử vong.

“Kể từ khi UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép, hoạt động khai thác cát sỏi diễn ra suốt ngày đêm, chúng tôi đấu tranh, khiếu nại quá nhiều rồi, nhưng kết quả là bị chính quyền bác bỏ, xã hội đen đe dọa”, ông Phùng Văn Thiệp nói.  

Báo Nông Nghiệp kể thêm rằng trong đơn cầu cứu gửi các cơ quan chức năng, người dân Đông Khê khẳng định, họ đã khiếu nại nhiều lần về quyết định cấp phép của UBND tỉnh Phú Thọ để doanh nghiệp khai thác cát sỏi trên địa bàn gây ra hàng loạt những hệ lụy mất đất, mất mồ mả tổ tiên và yêu cầu làm rõ “thủ phạm”, tuy nhiên, cả phía chính quyền lẫn doanh nghiệp đều có những động thái bất chấp nguyện vọng chính đáng của dân.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hàng trăm tài xế công ty xe taxi Go-viet tại VN đã đồng loạt đình công chống điểm thưởng của công ty, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 18 tháng 7.
Cựu chủ tịch ngân hàng đầu tư và phát triển VN là một trong những nhân vật có thế lực lừng lẫy dưới thời Nguyễn Tấn Dũng là ông Trần Bắc Hà đã bị giam trong nhà tù quân đội và đã chết một cách bí ẩn hôm 18 tháng 7, theo bản tin của trang mạng Việt Nam Thời Báo cho biết.
Tình trạng Việt kiều ở nước ngoài không thể đứng tên làm chủ nhà cửa ruộng đất tại VN nên phải nhờ người thân trong nước đứng tên dùm đã xảy ra nhiều điều phiền toái bấy lâu nay mà điển hình là vụ tranh chấp chủ quyền đất làm một Việt kiều Mỹ thất điển bác đảo suốt 12 năm ròng, như bản tin của báo Tuổi Trẻ Online hôm 19 tháng 7 cho biết như sau.
WASHINGTON -- Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Tư đã tiếp các nhà hoạt động tôn giáo của 17 nước trên thế giới mà trong đó có 2 nhà hoạt động tôn giáo Việt Nam là Mục Sư A Ga, người Thượng Tây Nguyên, và tín đồ Cao Đài Lương Xuân Dương, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 17 tháng 7.
SÀI GÒN -- Tình trạng mưa lớn làm Sài Gòn chìm trong biển nước ngày càng tồi tệ hơn với đợt mưa hôm 17 tháng 7 làm đường sá ngập nước, xe cộ chết máy, giao thông ùn tắc khắp nơi, theo bản tin của VNExpress.net cho biết hôm 17 tháng 7.
Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt từ lâu nhưng di hại của nó đối với người dân Việt Nam thì không thể kể xiết cụ thể chỉ nói đến số người bị thương vì bom đạn còn sót lại đã nổ lên tới 67,000 người và số người thiệt mạng là khoảng 40,000, theo một nghiên cứu được phổ biến hôm 5 tháng 6 mà trang mạng www.sierraleonetimes.com trích thuật cho biết.
Vụ đối đầu giữa CSVN và TC tại Biển Đông trên thực tế là nghiêm trọng hơn và còn kéo dài cho đến hôm nay, ngày 17 tháng 7, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm Thứ Tư.
Khủng hoảng dân oan tại VN ngày càng gia tăng khi nhiều nữ tu Thiên Chúa Giáo tại Hà Nội đã xuống đường biểu tình đòi lại đất bị cướp hôm 17 tháng 7, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
Họp báo nói về đối đầu trên Biển Đông tuần qua giữa lực lượng giám sát biển CSVN và CSTQ, nhưng phát ngôn viên bộ ngoại giao CSVN không dám nói đến tên nước thù địch là ai, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 16 tháng 7.
Thành phố Hội An tại Việt Nam đã được nêu tên là tốt nhất trên thế giới tại Giải Thưởng Travel + Leisure World’s Best Awards, theo bản tin trên mạng Metro.co.uk của Anh Quốc cho biết hôm Thứ Ba.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.