Hôm nay,  

Cần Phải Ghi Nhận, Phổ Biến Rộng Rãi Hình Ảnh Đấu Tranh

17/04/200400:00:00(Xem: 4958)
Mấy ngày qua, tin tức người Thượng theo đạo Tin Lành đã xuống đường biểu tình đòi tự do tôn giáo nhân ngày lễ Phục Sinh ( Ngày 10 tháng 4 năm 2004 ) tại thành phố Ban mê thuộc cho thấy đây là một biến động lớn. Số thương tích của công an đàn áp và những người biểu tình được ghi nhận là từ vài chục đến vài trăm người. Đây là một cuộc biểu tình có tổ chức, có xếp đặt hẳn hoi từ đầu chứ không phải là một cuộc biểu tình tự phát. Đáng tiếc là những người tổ chức biểu tình không quay video hay chụp những hình ảnh xô xát với cảnh công an đàn áp biểu tình để chuyển ra cho thế giới nói chung và truyền thông Việt Nam hải ngoại nói riêng nên chưa tạo được sự chấn động mãnh liệt. Đó là một điều đáng tiếc và hy vọng lần sau nếu có cuộc biểu tình lớn nào thì hình ảnh cuộc biểu tình sẽ được những người tổ chức ghi nhận bằng video và hình ảnh để chuyển ra cho thế giới bên ngoài và sẽ tạo được sự chú ý và quan tâm nhiều hơn.

Năm 2001, những người Thượng thiểu số ở Gia Lai cũng đã xuống đường ở tỉnh Pleiku với con số người biểu tình lên tới hàng ngàn người cũng như lần xuống đường tại Ban mê thuộc lần này. Lần xuống đường biểu tình ở Pleiku ba năm trước đây, người Thượng muốn dùng cuộc biểu tình để chống đối chính sách cướp đất của Đảng Cộng sản Việt Nam, cướp đi những miếng đất hương hỏa của người sắc tộc thiểu số đã được ' cha truyền con nối " từ nhiều thế hệ để trồng trọt sinh sống. Số người biểu tình ở Pleiku lần trước sau đó bị truy đuổi trấn áp phải chạy qua Kampuchea tỵ nạn và sau đó được Hoa Kỳ cho phép định cư tất cả những người Thượng tỵ nạn này. Nghe nói kỳ này cũng có một số ít người Thượng chạy qua Kampuchea và Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đã cho nhân viên đến tận biên giới Việt - Kampuchea để đón những người Thượng mới chạy qua này. Chính phủ Kampuchea cũng đã lên án hành động cứu người hợp lý này của Cao ủy tỵ nạn vì chuyện này không có lợi cho Cộng sản Việt Nam, vốn là nước đàn anh thân thiết với chính quyền Cộng sản Kampuchea. Lần xuống đường ở Pleiku cũng không có một hình ảnh biểu tình nào được chuyển ra bên ngoài và đó là điều đáng tiếc vì đã không tố cáo cụ thể được sự đàn áp của bạo quyền Cộng sản nhắm vào đoàn người biểu tình.

Hiện nay thì tất cả những con đường dẫn đến Ban mê thuộc đều ở trong tình trạng "nội bất xuất, ngoại bất nhập." Cộng sản không muốn những tin tức và hình ảnh của cuộc biểu tình lớn đẫm máu này lan ra thế giới bên ngoài. Nếu tin tức và hình ảnh cuộc biểu tình lớn này lan ra thế giới bên ngoài thì chính quyền Cộng sản Hà Nội sẽ khó ăn khó nói về chuyện vi phạm nhân quyền và đàn áp tự do tôn giáo. Tiếc rằng những người tổ chức cuộc biểu tình rầm rộ kỳ này nhân ngày lễ Phục Sinh ở Ban mê thuộc đã không dự tính để ghi nhận hình ảnh cuộc biểu tình bằng video và máy ảnh để có thể chuyển ra cho thế giới bên ngoài những bằng chứng cụ thể và thiết thực nhằm tố cáo hành động đàn áp của Công an Cộng sản. Với thời đại vi tính ngày nay, hình ảnh sẽ được chuyển ra bên ngoài theo dạng email (kèm attached file) một cách dễ dàng mà cho dù Cộng sản có ba đầu sáu tay cũng không ngăn chặn nổi.

Năm 1993, Hòa thượng Đôn Hậu viên tịch ở Huế. Nhà nước Cộng sản bày trò gắn huy chương cho Hòa thượng ở đám tang. Hội đồng giáo phẩm Phật Giáo Việt Nam thống nhất ở Huế phản đối và sau đó đưa đến chuyện 40000 phật tử Huế xuống đường biểu tình. Tất cả những hình ảnh Phật tử Huế xuống đường được ghi nhận bằng video và chuyển sang cho Phòng thông tin Phật giáo ở Paris phổ biến. Chính quyền Cộng sản ở Huế sợ chuyện biểu tình có thể lan ra rộng sẽ đưa đến nguy vong cho chế độ của chúng, nên đành phải nhượng bộ và thỏa mãn những yêu sách do giáo hội Phật giáo đưa ra. Chính những hình ảnh biểu tình xuống đường của Phật tử Huế đã làm chính quyền Cộng sản lo sợ và chấp nhận nhượng bộ vô điều kiện.

Hồi năm 1963, trước sự đàn áp Phật giáo của Chính phủ Ngô đình Diệm, Hòa thượng Quảng Đức quyết định tự thiêu ở đường Phan đình Phùng ngày 11 tháng 6 năm 1963. Những người tổ chức cuộc tự thiêu đã thông báo cho báo chí ngoại quốc biết ngày giờ cuộc tự thiêu nên hình ảnh cuộc tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức được ghi nhận đầy đủ trọn vẹn và sau đó phổ biến đi khắp thế giới. Cả thế giới nói chung đều bất bình, phẫn nộ trước chính sách kỳ thị đàn áp tôn giáo của chính phủ Ngô đình Diệm. Chính phủ Mỹ cũng cảm thấy khó chịu vì đã hậu thuẫn và ủng hộ cho một chính phủ thất nhân tâm, đàn áp tôn giáo là chính phủ Diệm. Dân chúng Việt Nam nói chung là xúc động trước hình ảnh tự thiêu bi hùng của Hòa thượng Quảng Đức. Xem thế mới thấy một hình ảnh đấu tranh hào hùng đã gây ra nhiều sự bức xúc, phẫn nộ của mọi người hơn bất cứ bài diễn văn hay bài viết nào của bất cứ chính trị gia chuyên nghiệp nào. Nhục thân của thầy Quảng Đức sau đó được đem vào nhà quàng để thiêu và có điều kỳ lạ là trái tim của thầy vẫn không cháy dù đã thiêu lần thứ hai với sức nóng 4000 độ. Thầy Quảng Đức đã biến thành Bồ Tát và hiện nay trái tim đốt không cháy của Bồ tát Quảng Đức vẫn còn được Giáo hội Phật giáo lưu trữ ở Việt Nam.

Gần đây chuyện Cộng sản đàn áp Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất ở Tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định như chận xe các vị lãnh đạo giáo hội trên đường đi vào Sài gòn đã được giáo hội ghi nhận bằng hình ảnh và chuyển ngay ra ngoài làm bằng chứng cho sự bách hại và đàn áp tôn giáo ở Việt Nam. Chuyện chuyển hình ảnh ra ngoài này của Giáo hội Phật giáo là tấm gương sáng đấu tranh cho những lực lượng đối lập đang đương đầu với bạo quyền Cộng sản. Cần phải tố cáo Cộng sản đàn áp bằng những hình ảnh cụ thể thì mới mong thuyết phục được quốc tế lên án và can thiệp có hiệu quả.


Nói đến cuộc chiến tranh Việt Nam, người ta chưa ai quên hai hình ảnh đã ghi đậm trong tâm khảm mọi người; đó là hình ảnh tướng cảnh sát Nguyễn ngọc Loan bắn tên Việt cộng Bảy Lốp trên đường phố Sài gòn trong trận Mậu Thân 1968 và hình ảnh cô bé Kim Phúc chạy trần truồng vì bị bom Napalm đốt cháy ở Trảng Bàng vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Cả hai hình ảnh này này đã nói lên cái tàn bạo, dã man của cuộc chiến Việt Nam và không may thay lại được bọn phản chiến khai thác tối đa để vận động cho người Mỹ rút lui khỏi cuộc chiến Việt Nam. Chiến tranh thời nào cũng toàn là những chuyện chết chóc, đổ vỡ, tàn bạo, nhưng hình ảnh chiến tranh là những phương tiện nhanh chóng hữu hiệu nhất đập vào mắt, vào tim của người đọc để từ đó tạo ra những xúc cảm và hành động. Hình ảnh những sọ người và xương đào được từ những hố chôn tập thể ở Huế năm 1968 đã tố cáo hùng hồn sự dã man tàn bạo của Cộng sản trong chuyện chôn sống 3000 người dân vô tội ở cố đô mà Cộng sản không có cách gì phản bác lại được. Sau này ở Kampuchea cũng thế, những núi đầu lâu chất thành đống lớn đã là những bằng chứng không thể chối cãi tố cáo tội ác diệt chủng của Polpot và bọn Khmer đỏ và sẽ có tòa án quốc tế sắp sửa nhóm để xét xử tội ác giết người của chúng.

Cách đây mấy năm có cụ bà Nguyễn thị Thu của Phật giáo Hòa Hảo đã quyết định tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền Cộng sản. Cuộc tự thiêu đã được những anh em đấu tranh Hòa Hảo sắp đặt. Điều quá sức đáng tiếc là anh em đã không ghi nhận cuộc tự thiêu của bà cụ Thu bằng video và hình ảnh để chuyển ra ngoài sau này. Nếu làm được như thế chắc chắn chắc chắn hình ảnh cuộc tự thiêu của bà cụ Thu sẽ có những chấn động sâu xa và to lớn như cuộc tự thiêu của thầy Quảng Đức năm 1963.

Cách đây chừng tuần trước, toàn dân Mỹ xúc động vô vàn khi thấy trên màn ảnh truyền hình chiếu hình ảnh bốn người dân sự Mỹ bị trúng đạn chết cháy trong một chiếc xe tại thành phố Fallujah ở Iraq, và sau đó bị một số người dân Iraq địa phương lôi kéo những cái xác trong xe đã cháy thành than, treo lên và đánh đập bằng thanh sắt để bày tỏ sự thù hận người Mỹ. Sự tàn bạo dã man của đám người Iraq này làm người xem cảm thấy ghê tởm. Nói chung dân Iraq theo đạo Hồi và cũng giống như những nước theo đạo Hồi khác như Palestine, Pakistan, Afghanistan, Iran, Indonesia, người theo đạo Hồi thường có những hành động giết người kinh tởm mà người ta không thấy ở tín đồ của những tôn giáo khác. Đám khủng bố đệ tử của Bin Laden ngày 11 tháng 9 tại hai tòa nhà thương mại ở New York giết 3000 người dân Mỹ vô tội và nhóm khủng bố đặt bom giết gần 200 du khách Úc tại Bali, Indonesia đều là những tín đồ Hồi giáo thuần thành. Đạo Hồi là một đạo cổ súy cho tín đồ hành động tàn bạo, dã man. Nhà văn Rushdie quả đã có lý khi ông gọi kinh Koran của đạo Hồi là ' Kinh quỷ '( satanic verse). Đáng buồn là hiện nay nhân loại còn cả trăm triệu người theo cái đạo dã man tàn bạo này. May mắn là ở đất nước Việt Nam, số tín đồ đạo Hồi ít ỏi nên không có ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt xã hội và văn hóa quốc gia. Có lẽ người Việt bản chất tính tình vốn hiền hòa nên không chấp nhận được những lề lối hành xử tàn bạo cực đoan của đạo Hồi cũng như khó có thể chấp nhận chủ trương đấu tranh giai cấp tàn bạo của chủ thuyết Cộng sản. Người dân Việt Nam theo Cộng sản chỉ vì mục đích muốn giải phóng quốc gia khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Tới ngày Cộng sản thành công, người dân mới thấm thía đau đớn với những chính sách độc ác, phi lý với những chính sách tàn bạo, ngu dốt của Cộng sản. Người dân sau khi đánh thắng thực dân, giờ này lại phải bước vào một cuộc ' kháng chiến mới ' để phá bỏ gông cùm Cộng sản và đây là một cuộc đấu tranh gay go, đẫm máu không kém cuộc chiến tranh chống thực dân. Chủ thuyết Cộng sản bao gồm những tư tưởng cực đoan tàn bạo nên sớm muộn gì cũng bị dân tộc Việt Nam thẳng tay đào thải vào thùng rác của lịch sử.

Tục ngữ Tây phương có câu " Một hình ảnh có giá trị còn hơn 1000 lời nói " ('A picture is worth more than 1000 words '). Người Việt Nam cũng có câu, ' Trăm nghe không bằng một thấy .' để diễn tả hình ảnh nhìn thấy có sức thuyết phục hơn tin tức lan truyền. Nhìn lại những biến cố lịch sử cận đại, ta thấy câu tục ngữ Tây phương và câu nói của người Việt Nam là những câu danh ngôn có giá trị vì những hình ảnh đấu tranh khi công bố ra quần chúng đã có những sức dội chấn động sâu xa mà không có một phương tiện truyền thông nào có thể bì kịp. Người tranh đấu hôm nay phải hết sức chú tâm ghi nhận trọn vẹn lại những hình ảnh đấu tranh để sau đó công bố cho thế giới biết và hy vọng sẽ đạt được những mục đích đấu tranh mà mình đang theo đuổi. Bây giờ là thời đại của điện toán và tin học nên những bức màn sắt và bức màn tre cũng không thể ngăn cản nổi những tin tức và hình ảnh đấu tranh chuyển ra bên ngoài. Người đấu tranh hôm nay cần phải tận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại hôm nay để chuyển ra ngoài những hình ảnh đấu tranh quý báu nhằm thông báo cụ thể cho thế giới bên ngoài biết cụ thể những gì đang xảy ra và đồng thời tạo sức ép bắt buộc bạo quyền phải chùn bước trong chuyện đàn áp, bắt bớ những người dân lành vô tội, những chiến sĩ đấu tranh cho tự do, dân chủ.
Ngày 10 tháng 3 năm 1975, Cộng sản xua quân tràn chiếm thị xã Ban mê thuộc, mở đầu cho cuộc đánh chiếm toàn miền Nam.

Sau 29 năm cai trị độc tài, đàn áp dân chúng và dân chúng bây giờ đã đứng dậy đối đầu với bạo quyền đúng theo quy luật ' Có áp bức thì có đấu tranh ' do chính Cộng sản đề ra ! Ngày 10 tháng 4 năm 2004, đồng bào Thượng thiểu số đã xuống đường tại Ban mê thuộc để đòi quyền sống, quyền tự do tôn giáo. Có thể coi biến động lớn lao này như là phát súng mở đầu cho cuộc đấu tranh toàn diện đưa đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chế độ Cộng sản tàn độc ở Việt Nam.
Hy vọng kể từ đây, mỗi khi có biến động xảy ra trong nước, người tranh đấu cần ghi nhận những hình ảnh đấu tranh bằng video, bằng hình ảnh chụp và kịp thời phổ biến ra ngoại quốc để đánh động đồng bào Việt hải ngoại và chính phủ các nước trên thế giới. Thời đại điện toán đã mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại, những người đấu tranh quốc nội hôm nay nếu dự tính và ghi nhận những hình ảnh đấu tranh để chuyển ra ngoài bằng những phương tiện hiện đại như máy điện toán, internet, email, máy điện thư (fax) thì chắc chắn sẽ đẩy cuộc đấu tranh chống bạo quyền Cộng sản sang một cục diện mới . Trong đánh và chuyển hình ảnh đấu tranh ra thế giới để ngoài la thì chuyện giật sập chế độ Cộng sản không còn là một giấc mơ mù mờ nữa mà chỉ còn là một bài toán có đáp số mà thời gian nhanh chậm tùy thuộc vào tình hình và nhuệ khí đấu tranh.
TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG
(Lawndale, một chiều tạnh ráo cuối xuân giữa tháng 4 - 2004)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.