Hôm nay,  

Cô Lập Kẻ Thù

26/07/200700:00:00(Xem: 6136)

Nước Mỹ có nhiều kẻ thù, nhưng không còn chuyện tìm kẻ thù của kẻ thù. Bây giờ là chuyện kẻ thù và kẻ thù và xác định kẻ thù nào nguy hiểm nhất để chia rẽ và cô lập. Cuộc họp ngày thứ ba tuần này giữa Mỹ và Iran trên cấp đại sứ tại Badgdad, với sự có mặt của Thủ tướng Iraq Maliki, đã có kết quả sơ khởi là thỏa hiệp thiết lập một tiểu ban an ninh để tiến tới đàm phán tái lập ổn định cho Iraq. Tiểu ban này sẽ họp ngay vào ngày thứ tư 25-7 ở cấp chuyên gia để lập ra cấu trúc và cơ chế của ủy ban. Người ta hy vọng đợt họp kỳ tới sẽ có tiến bộ thêm để nâng cấp cao hơn. Cố nhiên đây chỉ là bước khởi đầu quá nhỏ, nó cũng không báo trước tình hình đàm phán Mỹ-Iran sẽ bớt găng. Bởi vì những lời tố cáo qua lại vẫn còn giữ nguyên.

Đây là cuộc họp cấp đại sứ lần thứ hai. Lần đầu đã họp vào ngày 28-5, coi như là sự tiếp xúc đầu tiên giữa Mỹ và Iran sau 27 năm tuyệt giao. Năm 1979, Cách mạng Hồi giáo Iran chiếm chính quyền và Sứ quán Mỹ ở Teheran. bắt nhiều con tin, trong đó có 62 người Mỹ. Sau khi điều đình giải thoát con tin, Mỹ đã đoạn giao với Iran. Từ lần họp đầu tháng 5 vừa qua, Mỹ tiếp tục tố cáo Iran đã mồi thêm lửa vào tình trạng bạo lực ở Iraq bằng cách tiếp tế và huấn luyện cho dân quân Shi-a ở nước này. Iran bác bỏ lời tố cáo đó và trả đũa bằng cách tố cáo "nền an ninh của Iraq là nạn nhân của sự kinh hoàng và sự hiện diện của quân đội ngoại quốc chiếm đóng". Trong cuộc họp tuần này, không thấy nói gì đến việc hủy bỏ những lời tố cáo qua lại đó. Dù vậy người ta đã có thể nhận thấy Mỹ đã có thay đổi đôi chút về sách lược đối với vấn đề Iraq.

Trong cuộc chiến Iraq ngoài Iran, Mỹ còn phải đối phó với 2 kẻ thù là Syria và al-Qaida. Syria là nước độc tài Hồi giáo Sun-ni trước đây đã kình chống với Saddam Hussein ở Iraq. Trong cuộc chiến Iran-Iraq (1980-88), Syria đã đứng về phe Iran. Cho đến nay, Syria vẫn có liên hệ với Iran qua tổ chức Hezbollah nằm ở Lebanon. Sau khi Mỹ đánh Iraq, giải tán chế độ độc tài Saddam Hussein, Syria quay sang yểm trợ dân quân nổi loạn Sun-ni, tàn dư của độc tài Saddam. Nhóm tàn dư này bị al-Qaida lợi dụng để phát triển mạng lưới khủng bố ở Iraq đến mức độ tinh vi chưa từng thấy. Như vậy nhìn vào Syria người ta thấy đây là một chế độc tài Sun-ni, xung khắc với độc tài Sun-ni Iraq, lợi dụng thời cơ chiến tranh Iraq để liên kết với Iran thuộc hệ Shi-a, lợi dụng Hazbollah ở Lebanon và phe đầu não của nhóm Hamas đang trú ngụ tại Damascus để khống chế Israel.

Giữa hai nước láng giềng Iraq, Iran phía Đông và Syria phía Tây, hiển nhiên Mỹ phải chọn Iran để thực hiện sách lược hòa đông kích Tây chống khủng bố. Chưa biết cái "hòa" đó đạt tới mức độ nào, nhưng kết quả sớm có là chia rẽ giữa Iran và Syria. Ngược lại Syria sẽ có thể chống Mỹ đến cùng chăng" Nhưng chống cách nào" Ở Iraq, Syria sẽ phải liên kết với al-Qaida để cho quân nổi loạn Sun-ni khỏi chết thảm vì dân quân Shi-a, nhưng khi Shi-a Iran ngồi vào Ủy ban An ninh Iraq, Syria sẽ phải đụng đầu với Iran có uy thế góp phần an ninh cho Iraq. Iran theo hệ Shi-a xây dựng được ảnh hưởng mạnh ở Iraq, các nước Ả rập thuộc hệ Sun-ni ở Trung Đông sẽ nghĩ sao" Đây mới là điểm chính trong sách lược của Mỹ "hòa Đông", tức là cho phép dân gốc Ba Tư lập được đầu cầu Iraq để đổ bộ vào vùng Trung Đông, vốn từ thời hàng ngàn năm qua vẫn là vùng đất riêng của các dân tộc Á rập gốc Sun-ni. Lỗi tại ai đây" Lỗi tại mấy nước Á rập lớn như Saudi Arabia, Oman, Yemen và Liên tiểu vương quốc Á rập chỉ đứng vòng ngoài hò hét chớ không dám nhẩy vào vòng chiến chống khủng bố ở Iraq. Có thể họ sẽ nghĩ lại trước khi Ủy ban An ninh Mỹ-Iran thành hình ở Iraq chăng"

Nhưng trước khi nhẩy vào vòng chiến Iraq, rất có thể các nước Á rập sẽ hỏi tội Syria về chuyện để cho nhóm Sun-ni Iraq xa vào tay bọn khủng bố. Syria sẽ có phản ứng như thế nào" Syria là nước ráp ranh Israel, Jordan và Lebanon. Thất bại ở Iraq nơi có quân Mỹ, Syria sẽ quay ra chống Mỹ ở vùng không có quân Mỹ. Đó là đất Palestine. Syria yểm trợ cho du kích Hazbollah đang quấy rối ở Lebanon, có khả năng cầm đầu phe Hamas đang gây loạn ở Gaza. Syria sẽ chống Mỹ dữ dội ở Palestine chăng" Ở đây nơi không có quân Mỹ, nhưng lại có một thứ quân đánh trận khốc liệt hơn Mỹ. Đó là quân Israel đang chiếm giữ Cao nguyên Golan, thủ đô Syria nằm trong tầm súng đại bác đặt trên vùng cao này.

Trở lại tình hình Iraq trong mấy ngày qua, những vụ nổ bom và chém giết bạo động vẫn tiếp tục có phần hơn trước chớ không giảm. Tại Mỹ có tin cho biết các tướng lãnh Mỹ đã dự thảo một kế hoạch giữ quân Mỹ ở lại Iraq cho đến giữa năm 2009. Theo tài liệu chiến lược này, Mỹ cần phục hồi an ninh ở Baghdad và vùng phụ cận vào mùa hè năm 2008, để có thể đạt đến một nền an ninh bền bỉ trên toàn quốc Iraq vào mùa hè năm 2009. Một tài liệu chiến lược tuy chỉ có tính tổng quát nhưng lại có các chặng thời điểm khá rõ rệt bỗng dưng được tiết lộ ra ngoài là điều đáng ngạc nhiên. Nhưng xét lúc này, chính trường Mỹ đang chuẩn bị tranh cử vào năm tới với chủ đề chiến tranh Iraq, việc đưa ra một vài kế hoạch rút quân nào đó dù mơ hồ cũng có thể làm dịu dư luận phần nào trong quần chúng.

Nhưng trước khi đặt kế hoạch rút quân, Mỹ phải xác định kẻ thù nào nguy hiểm nhất để cô lập hắn. Cuộc họp tuần này của Mỹ với Iran có thể cho thấy câu trả lời. Syria và Iran là hai nước chống Mỹ, nhưng sức mạnh chỉ có hạn, Mỹ có thể gây chia rẽ và khắc phục. Chỉ có al-Qaida khó trị nhất, bởi vì nó đã lan tràn trên quy mô quốc tế. Al-Qaida không có nước, quân khủng bố vô hình như ma, nó chỉ hiện ra cho người ta thấy khi bom tự sát nổ nó chết banh xác. Vũ khí hiện đại không thể tiễu trừ được khủng bố, nó đã bắt đầu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Osama bin Laden đã tạo được một nền "văn hóa" quái đản cho giới trẻ Hồi giáo. Chiến tranh thuần túy vũ lực sẽ bất lực trước đại họa này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.