Hôm nay,  

Tư Lệnh Qđ 2 Phạm Văn Phú, Ngày Cuối Tại Quân Khu 2

17/04/200400:00:00(Xem: 5503)
*Tình hình mặt trận Khánh Hòa-Ninh Thuận
Sau khi chiếm Tuy Hòa và các quận tỉnh Phú Yên vào rạng sáng ngày2 tháng 4/1975, Cộng quân gia tăng áp lực tại mặt trận KhánhHòa-Ninh Thuận. Vào thời gian này, lực lượng chủ lực của Quân đoàn 2 chỉ còn trông cậy vào 2 tiểu đoàn vừa tái chỉnh trang củaSư đoàn 23 Bộ binh và một 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 40 thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh (đơn vị của Trung đoàn 40 có mặt tại Khánh Hòa tư øtrước tháng 4/1975), 2 tiểu đoàn Biệt động quân. Các tiểu đoànnói trên chỉ còn khoảng 2/3 số quân sĩ tại hàng.
Cũng như nhiều thành phố khác tại Quân khu 2 (Vùng 2), trong suốtthời gian từ cuối tháng 3 đến những ngày đầu tháng 4, Nha Trangkhông tránh được sự hỗn loạn, nhốn nháo. Trong ngày 2 tháng4/1975, không có lực lượng nào có đủ sức duy trì trật tự cả anninh trong thành phố. Theo tài liệu của Đại Tướng Cao Văn Viênthì Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 vẫn tiếp tục hoạt động tại Nha Trang đến hết ngày 2/4/1975. Tuy nhiên theo hồi ký của Thiếu tá PhạmHuấn, sĩ quan báo chí của Tư lệnh Quân đoàn 2, thì tối ngày1/4/1975, Tướng Phú và một số sĩ quan đã ngủ lại tại bộ chỉ huycủa một tiểu đoàn Địa phương quân phòng thủ căn cứ Không quân ởPhan Rang. Trong hai ngày đầu của tháng 4/1975, trận chiến đã diễn ra tại một số nơi trong địa phận tỉnh Khánh Hòa, Cộng quânbắt pháo kích vào một số doanh trại quân đội gần Nha Trang.

Rạng sáng ngày 3/4/1975, Cộng quân bắt đầu tung quân tiến chiếmNha Trang, 7 giờ sáng cùng ngày Bộ Tổng tham mưu ở Sài Gòn nhậnđược báo cáo là Cộng quân đã kiểm soát thành phố Nha Trang. Cùng thời gian này, thành phố Cam Ranh cũng bắt đầu di tản. Tại Ninh Thuận, gần một nửa số tiểu đoàn Địa phương quân tỉnh NinhThuận đã triệt thoái khỏi vị trí phòng thủ. Tuy nhiên nhờ có các tiểu đoàn Nhảy Du øđương phòng ngự gần Phan Rang nên Cộng quân không mở được những cuộc tấn công vào thị xã này.

* Những giờ cuối cùng của Tư lệnh Quân đoàn 2
Những giờ cuối cùng của Thiếu Tướng Phú tại Nha Trang đầy bi tráng. Trong nhật ký hành quân mang sang Mỹ được và được phổ biếntrong cuốn Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Thiếu tá PhạmHuấn-sĩ quan Báo chí-đã ghi lại một số sự kiện xảy ra cho vị tưlệnh Quân đoàn 2 với nội dung được tóm lược như sau:
5 giờ 50 chiều ngày 1/4/1975, Thiếu tướng Phú vào Bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 Không quân ở Nha Trang, nhưng vị tư lệnh Sư đoàn này đi vắng. Ôngphải ngồi ngồi đợi, 20 phút sau thì Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Oánh, Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Không quân và Chuẩn Tướng
Nguyễn Văn Lượng, Tư lệnh Sư đoàn 2 Không quân, bước vào. Lúc bấygiờ , Thiếu tướng Phú ngồi ở chiếc ghế sát bàn của Tư lệnh của Sư đoàn 2 Không quân. Tướng Lượng và Tướng Oánh thấy Thiếutướng Phú không chàohỏi và tới ngồi ở bàn khác đối diện. Thấy thái độ và cách xử sự
khác thường của vị tư lệnh Sư đoàn 2 Không quân, một trong 2 sưđoàn Không quân thống thuộc quyền điều động của bộ tư lệnh Quânđoàn 2, Thiếu tướng Phú hơi ngạc nhiên nhưng rồi ông chợt hiểu. Ông hỏiTướng Lượng:
-Có chuyện gì xảy ra"
Chuẩn tướng Lượng không trả lời, mặt lầm lì. Còn Chuẩn Tướng Oánh, vớigiọng từ tốn, lễ độ nói với Thiếu tướng Phú:
-Tôi muốn thưa với Thiếu tướng tôi được chỉ định làm Tư lệnh Mặttrận Nha Trang, vì Quân đoàn 2 không còn nữa. Tướng Phú mặt biếnsắc, hỏi dồn:
-Lệnh ai" Anh nhận lệnh ai"
Tướng Oánh vẫn điềm đạm, chậm rãi nói: Thưa Thiếu tướng, lệnh của Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam, của Trung tướng Đồng Văn Khuyên từ Sài Gòn.
Nghe Tướng Oánh trình bày, Tướng Phú cảm thấy danh dự bị tổn thương, vì theo tổ chức quân đội, người có quyền ra lệnh cho ông là Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng, còn Trung tướng Khuyên là Tham mưu trưởng, không có quyền ra lệnh cho các Tư lệnh Quân đoàn, về vai vế và quyền hạn thì Tư lệnh quân đoàn và Tư lệnh quân chủng chỉ xếp sau Tổng tham mưu trưởng. 18 giờ 40 TướngPhú dùng điện thoại tại văn phòng Tướng Lượng để gọi về Sài Gòn
gặp trung Tướng Khuyên. Ngay từ câu đầu tiên, Tướng Phú đã hétlên trong ống liên hợp:
-Trung tướng hỏi tôi đi đâu à" Tôi bay chỉ huy.
Sau một hồi tranh cải, Tướng Phú nói lớn:
-Tôi là Tư lệnh Quân đoàn. Đi đâu, đó là quyền của tôi. TrungTướng Thuần (Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan) cùng đi trên máybay chỉ huy của tôi mấy tiếng đồng hồ, nhưng tôi không cần trungTướng phải tin. Và tôi cũng không phải trình Trung tướng.


19 giờ 45 phút cùng ngày, Tướng Phú ra trực thăng bay về PhanRang. Khi ông vừa ngồi lên xe Jeep để ra bãi đậu trực thăng, thìmột sự việc bất ngờ xảy ra. Một xe chở đầy lính và vũ khí phóngtới, một Thiếu tá Không quân nhẩy xuống nói lớn:
-Tại sao, tại sao, các ông là Tướng lại bỏ lính chạy. Ai phòng thủ căn cứ này.
Khi đó, Thiếu tá Huấn cùng đi với Tướng Phú, đã ngồi đè lên ngườiTướng Phú, và chĩa khẩu AR 18 về phía người sĩ quan này và nói:"Anh không được vô lễ, ông Tướng Tư lệnh Quân đoàn không có nhiệmvụ phải phòng thủ căn cứ Không quân". Cuối cùng thì mọi việc êm
xuôi, Tướng Phú hiểu được sự phẫn nộ của vị sĩ quan Không quân và những người lính đi cùng.

* Quân đoàn 2 bàn giao phần lãnh thổ còn lại cho Quân đoàn 3.
Đêm 1 tháng 4/1975, Thiếu tướng Phú nằm dưới chân núi, trên một cái giường bố, tại ban chỉ huy của một tiểu đoàn Địa phương quân Ninh Thuận, phòng thủ căn cứ Phan Rang. 1 giờ 45 trưa ngày 2 tháng 1/1975, Tướng Phú bay đến ngọn đồi "Lầu Ông Hoàng" ở Phan Thiết chờ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó Quân đoàn 3, để thảoluận về việc bàn giao phần lãnh thổ còn lại của Quân đoàn 2 &Quân khu 2 được lệnh sát nhập vào Quân đoàn 3. Theo kế hoạch,Quân đoàn 3 chính thức phụ trách tuyến Ninh Thuận-Bình Thuận từ ngày 3/4/1975. Vào giờ này, Bộ Tham mưu của Thiếu tướng Phú chỉ còn lạiThiếu tá Vinh,chánh văn phòng; Thiếu tá Hóa,tùy viên; Thiếu tá Huấn, sĩ quan báo chí và Đại tá Đức, Quyền Tư lệnh Sư đoàn 23BB.
Đúng 2 giờ 12 phút chiều cùng ngày, Thiếu tá Hóa trình với Tướng Phú là trực thăng của Tướng Hiếu sắp đáp xuống. Khi Thiếu tá Hóavừa quay gót, Thiếu Tướng Phú rút khẩu súng ngắn ra khỏi vỏ, nhưng tiếng hét thất thanh của Đại tá Đức vang lên: "ThiếuTướng!", ngay sau đó, khẩu súng trên tay Tướng Phú bị Đại tá Đức gạt bắn xuống đất. Tướng Phú không chết trong ngày 2 tháng4/1975, nhưng 28 ngày sau ông đã tự sát tại Sài Gòn.

* Cuộc hội ngộ cuối cùng của hai vị Tư lệnh Quân đoàn:
Cũng theo nhật ký của Thiếu tá Huấn, trước đó vào 5 giờ chiều ngày 30 tháng 3/1975, Tướng Phú đã bay ra Cam Ranh, để cùng vớiPhó Đề đốc Hoàng Cơ Minh, Tư lệnh Hải quân Vùng hai duyên hải, đi trên một soái hạm chỉ huy ra vùng biển ngoài Cam Ranh để đónTrung tướng Trưởng đang bị bệnh nằm trên tàu HQ 404 từ Cam Ranh vào (Tướng Trưởng đã phải bơi từ bờ để ra tàu hải quân đậu ngoài biển). Trên tàu lúc này có rất đông chiến binh Thủy quân Lục chiến từ
Quân khu 1 vào. Tướng Phú và Phó Đề đốc Minh phải khó lắm mớilách xuống được chỗ Tướng Trưởng nằm dưỡng bệnh.
Theo ghi nhậncủa Thiếu tá Huấn, có mặt vào giờ phút đó, thì lúc này TướngTrưởng thở thoi thóp nhờ bình nước biển. Quanh Trung tướng Trưởng co ùChuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân (Đà Nẵng), Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, Tỉnh trưởng Thừa Thiên. Tướng Phú
ghé sát tai Tướng Trưởng hỏi hai lần, nhưng sắc diện Tướng Trưởng không thay đổi. Nhưng rồi có một giây Tướng Trưởng ngước nhìn lên. Đôi mắt như muốn bật máu vì uất ức. Chi tiết về cuộc gặp gở này cũng đã được Hải quân Trung tá Nguyễn Đại Nhơn, hạm trưởng HQ
404 kể lại trong một bài viết phổ biến vào năm 1995. Có một điểm khác biệt về mốc thời gian là tài liệu của Trung tá Nhơn thì lại ghi là cuộc gặp gở giữa Tướng Phú và Tướng Trưởng diễn ra vào tối ngày 1/4/1975, (nhật ký của Thiếu tá Huấn ghi là 5 giờ chiều 30/3/1975, như đã trình bày ở trên). Trong khi đó theo lời kể củamột số sĩ quan đi theo Tướng Trưởng, HQ 404 rời Đà Nẵng ngày29/3/1975 và đến chiều ngày 30/3/1975 thì đã vào vùng biển ở ngoài Cam Ranh.
Theo lời của Trung tá Nguyễn Đại Nhơn, Hạm trưởng HQ 404, tối ngày 1/4/1975, Tướng Phú đã đi tàu nhỏ cập vào chiến hạm để lên tàu thăm và nói chuyện với Tướng Trưởng. Tình cờ khi vào phònglấy hồ sơ, ông Nhơn đã nghe câu nói của Tướng Phú: "Dù sao đi nữatôi cũng còn vài tiểu khu ở đây với tôi chiến đấu". Cũng cần ghinhận rằng Tướng Phú đã có một thời gian làm việc chung với TướngTrưởng: năm 1967, khi còn là đại tá, ông là Tư lệnh phó Sư đoàn 1
do Tướng Trưởng làm tư lệnh; năm 1972, khi Trung tướng Trưởng là Tưlệnh Quân đoàn 1 thì Tướng Phú là Tư lệnh Sư đoàn 1 thuộc Quânđoàn này). Cuộc gặp gỡ của hai vị tư lệnh Quân đoàn diễn ra đúng 10 phút. Sau đó, Thiếu tướng Phú đứng nghiêm chào từ biệt Trung tướng Trưởng.Rồi ông bước nhanh ra khỏi căn phòng nhỏ của chiến hạm, những sựkiện bi tráng chờ đợi ông, người hùng Điện Biên Phủ năm nào! (V)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.