Hôm nay,  

Amanda Vanstone

23/04/200700:00:00(Xem: 2881)

  Có thể nói, bà Amanda Vanstone là một cây cổ thụ trong Chính phủ Liên đảng suốt 15 năm. Tuy rằng cũng có lúc bà bị loại ra khỏi nội các, nhưng rồi trong lần cải tổ Chính phủ kế tiếp, thể nào bà cũng có tên bà trong thành phần các Tổng trưởng Liên bang. Bà là một Thượng nghị sĩ thuộc đơn vị Nam Úc, phò tá dưới trướng của Thủ tướng John Howard được xem như người phục vụ thâm niên nhất dưới trào của ông Howard, đến nổi nhiều người xấu miệng còn gán ghép cho bà một cái tên không mấy đẹp đẽ cho lắm, Howard rottweiler, tức một loại chú cẩu giữ nhà trung thành cho ông Howard.
Về cách ăn mặc của bà cũng chẳng giống ai. Trong khi cả Quốc hội Liên bang ai nấy đều mặc quần áo màu xám hay đen theo phong cách rất bảo thủ, thì chỉ riêng bà Vanstone với vóc dáng rất đẫy đà, lại chuyên môn mặc chiếc blouse trắng phùng phình, đi kèm với chiếc áo lụa hoa hòe hoa sói sặc sỡ mà chính các người mẫu nổi tiếng táo bạo cũng phải do dự  khi mặc. Còn mùa đông, thời trang của bà lại là một bộ veston phụ nữ thuộc hạng businesswoman, điểm thêm chiếc áo hoa to có nhỏ có, đủ màu đủ kiểu. Các ký giả kháo nhau rằng, có lần một anh chàng đến trước bà và khen những chiếc hoa nhiều màu nầy, thì được bà cho biết có đến hai tủ toàn những áo hoa là hoa đủ màu đủ sắc.
Cũng như một triết gia nào đó đã từng phán rằng, người ta "không bao giờ uống nước hai lần trên cùng một dòng sông", bà Vanstone chẳng khi nào mặc một chiếc áo hai lần cả. Có lẽ về phương diện nầy, bà chỉ nhường bước cho đàn chị là bà vợ Tổng thống Phi luật tân, Imelda Marcos bị phe đảo chính cho về vườn, với khoảng 6 ngàn đôi giày và chưa hề mang lại đôi giày nào thêm một lần thứ hai. Thật sự chẳng phải bà Amanda Vanstone ăn mặc quần áo dễ dàng đâu, mà những bộ quần áo bà xuất hiện trước công chúng hay tại diễn đàn Quốc hội, đều do nhà thời trang Versace sản xuất đặc biệt theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên bà chỉ chọn chiếc áo nào có màu sắc tươi sáng nhất để mặc bên trong bộ complet, hay chỉ ăn vận với chiếc váy blouse quá khổ của bà.
Dù là người của đảng Tự do từ nhiều năm qua, bà luôn luôn ủng hộ một chính thể Cộng hòa cho nước Úc, mặc dù nhiều người cho rằng bà có vẻ bảo thủ chẳng kém sư phụ của bà là Thủ tướng John Howard. Bà đã tham gia chính trường từ năm 1984 với tư cách là Thượng nghị sĩ đảng Tự do. Bà được mời vào nội các của ông Howard và là một trong hai phụ nữ có mặt trong Chính phủ Liên bang, bà kia là Tổng trưởng Y tế Kay Patterson. Bà đã phục vụ dưới thời của bốn lãnh tụ đảng phái khác nhau. Bà đã từng bị sư phụ Howard cho về vườn một lần trước đây, đó là năm 1997 sau khi bà chủ trương những thay đổi rộng rãi về nền giáo dục cấp cao, lúc đó bà ở cương vị Tổng trưởng Giáo dục. Thế nhưng sau đó bà được mời trở lại với chức vụ Tổng trưởng về An sinh xã hội. Dù ưa hay ghét bà, mọi người hầu như đều đồng ý rằng bà Amanda Vanstone rất chịu khó làm việc và khá ương ngạnh.
Ông Christopher Pyne, người biết bà Vanstone từ khi còn nhỏ cho biết tính tình bà rất khó khăn từ lâu trong công việc, thế nhưng thực sự bà lại dễ chịu trong cuộc sống hàng ngày. Có lẽ tính tình của bà bị ảnh hưởng do cái chết của người cha rồi sau đó là người cha kế, trước khi bà đến tuổi đến trường. Mẹ bà, Lynette vốn là một y tá lúc đó một tay nuôi nấng và dạy dỗ bốn anh chị em bà ở Adelaide. Những khó khăn trong cuộc sống mẹ góa con côi, đã để lại những dấu ân sâu đậm trong tâm trí của bà. Đến khi ở chức vụ Tổng trưởng Gia đình và Dịch vụ Cộng đồng, bà là người nói thẳng về những khó khăn mà các bà mẹ không chồng nuôi con phải đối diện hàng ngày. Ngay cả lúc đi học tại trường nữ Saint Peter, bà đã lớn lên trong một khung cảnh chẳng có đàn ông, một tình trạng mà bà cho rằng may mắn hơn là bất hạnh.


Không giống như những đồng nghiệp may mắn khác, bà đã trải qua một thời gian thơ ấu đầy khó khăn, khi bà rời khỏi mái trường trung học, công việc đầu tiên bà phải kiếm cơm là một nhân viên bán lẻ tại một siêu thị. Sau đó bà làm trong một shop chế tạo các khung ảnh và rồi bà làm chủ một doanh vụ nhỏ bán sỉ phó mát (cheese). Chỉ về sau khi bà gặp ông Tony là người chia xẻ cuộc đời với bà trong suốt 24 năm cho đến nay, bà mới trở lại đời sống một sinh viên và tốt nghiệp về luật tại đại học Adelaide. Ông Tony hiện nay hành nghề luật sư tại Adelaide.
Ngày nay, bà thường trở lại khuôn viên đại học để thuyết trình trước những sinh viên mới theo học năm đầu tiên. Mặc dù nhiều sinh viên không chia sẻ với bà về những quan điểm chính trị, họ vẫn hoan nghênh bà một cách nồng nhiệt với thái độ dễ dàng đến với họ. Các sinh viên lắng nghe bà chọc ghẹo các bạn đồng nghiệp trong nội các là quá bảo thủ, cũng như cáo buộc các dân biểu ở Hạ viện có nhiều tham vọng để trở thành Thủ tướng. Đối với các sinh viên, "bà không ăn nói như những chính trị gia khác, những cuộc đối thoại với bà thỉnh thoảng chêm vào các tiếng lóng của người dân Úc, những lời lẽ của hạng người bình dân trong xã hội Úc". Bà rất hãnh diện khi được so sánh với Thiết Diện Phu nhân Thủ tướng Anh Quốc ngày xưa, Margaret Thatcher, tuy nhiên bà muốn là một người trung dung chứ không phải là bảo thủ. Cho đến nay với tuổi 52, hai ông bà vẫn không có được một mụn con và không hề có ý nuôi con nuôi.
Trong lần cải tổ nội các năm 1997, ông Howard đã cảm ơn rồi tiễn bà về Adelaide, khi bà bị bay chức Tổng trưởng Nhân Dụng, Giáo dục, Huấn luyện và Thanh niên sau khi bà đẩy mạnh các thay đổi về học phí đại học và những biện pháp làm mất lòng dân khác. Những người làm việc thân cận với bà đều công nhận bà rất thính mũi về những chuyện công chúng, thế nhưng lại thiếu một cái nhìn tổng quát và chi tiết về chính sách. Đến năm 2000, ông Howard lại vời bà trở lại nội các. Mặc dù bà là một trong hai người trong nội các, bà thường cho rằng cuộc sống của một nữ chính khách ngày càng ít lẻ loi trong những năm tháng về sau nầy, khi số phụ nữ trong nội các dần dà lên đến 5 người. Bà cho biết "nay chúng tôi có thể ăn tối với hai hay ba phụ nữ khác và các ông đi ngang qua, không còn hỏi là "Bộ các bà định họp hội nghị phụ nữ liên đới hay sao dzậy"".
Đầu năm nay, bà Vanstone lại từ giả chính trường liên bang sau kỳ cải tổ nội các của ông Howard, lần nầy bà ra đi và chẳng biết có còn cơ hội trở lại hay không, do có nhiều tin đồn bà sẽ giữ một chức vụ ngoại giao ở ngoại quốc. Người ta hiểu được những khó khăn bà phải gánh chịu, sau khi người tiền nhiệm ở bộ Di trú là ông Philip Ruddock ra đi vội vã sang bộ Tư Pháp, theo kiểu "bỏ của chạy lấy người" sau các tai tiếng và sai trái của bộ Di trú qua việc giam giữ sai lầm bà Cornelia Rau, bà Alvarez Solomon và những vụ việc cấp visa khác nữa. Bà công nhận bộ Di trú đã từng bước kiện toàn các mặt, nhưng các thành quả không thể đạt được một sớm một chiều. Quả là đống rác tại bộ Di trú do đại huynh Ruddock để lại, đã mang lại những di hại cho bà Vanstone.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.