Hôm nay,  

Pháp Luật Phổ Thông

21/02/200700:00:00(Xem: 3563)

 – [LS Lê Đình Hồ là tác giả cuốn “Từ Điển Luật Pháp Anh Việt-Việt Anh” dày 1,920 trang vừa được xuất bản. Qúy độc giả có thể mua sách qua internet bằng cách lên Website Google (google.com) đánh máy chữ “ho ledinh”, rồi theo sự hướng dẫn của các websites.]

Hỏi (Ông Trần T.Q): Vào năm 1997, tôi về Việt Nam thăm nhà. Mẹ tôi đã giới thiệu để tôi thử làm quen với người mà bây giờ là vợ đã ly dị.
Sau 4 tuần lễ ngắn ngủi đó, chúng tôi quen nhau và đã đính hôn. Sau đó tôi trở lại Úc được 6 tháng thì tôi lại trở về Việt Nam để chính thức kết hôn với cô ta.
Sau khi kết hôn, tôi đã nộp đơn bảo lãnh, nhưng vì giấy tờ gặp một số trở ngại nên mãi đến năm 1999 vợ tôi mới được đến Úc. Vào lúc đó đứa con trai đầu lòng của tôi, sinh tại Việt Nam, vừa hơn 1 tuổi.
Khi đến Úc, vợ tôi học thêm anh văn, rồi vào họ trường TAFE còn tôi thì phải tiếp tục làm việc full-time để nuôi sống gia đình. Sau đó chúng tôi sinh được thêm một bé gái vào năm 2002.
Vào năm 2004, vợ tôi đã đưa 2 cháu về Việt Nam. Sau khi trở lại Úc, bà ta thay đổi tính tình. Vì không chịu nổi tính khí bất thường của vợ tôi nên tôi đồng ý sống ly thân. Thế là tôi dọn đến nhà của một người bạn cùng hãng. Tôi phải trả tiền cấp dưỡng 2 đứa con hàng tuần cho bà ta. Đến tháng 3 năm 2006, thì tôi nhận được đơn xin ly dị do luật sư của vợ tôi tống đạt cho tôi. Thế là đường ai nấy đi.
Thoạt tiên, bà ta không muốn cho tôi gặp mấy đứa nhỏ. Tôi bèn nhờ luật sư can thiệp. Sau khi nhận được thư của luật sư thì bà ta đã đồng ý để cho tôi thăm các con của tôi vào ngày Chủ Nhật hàng tuần, nhưng bà ta không cho tôi vào nhà mà chỉ đưa, rồi đón các cháu từ xe của tôi. Việc này cũng không làm tôi vận tâm lắm.
Tuy nhiên, cách đây khoảng 3 tuần lễ, tôi nhận được đơn do luật sư của bà ta tống đạt cho biết là bà ta muốn đưa các con của tôi về Việt Nam sống một thời gian, vì bà ta có ý định trở về mở nhà trẻ tại Việt Nam.
Xin LS cho biết là liệu tòa có cho bà ta được phép mang các cháu về Việt Nam một thời gian như bà ta xin ở trong đơn hay không" Tôi hoàn toàn không đồng ý với đơn xin này của bà ta thì tôi phải làm sao"

*

Trả lời: Trong vụ S & D [2005] FamCA 1035, người mẹ sinh trưởng tại Trung Quốc, gặp người cha tại Anh Quốc, ông ta sinh trưởng tại đây. Họ kết hôn tại London vào tháng 12 năm 1988, và sống tại Anh Quốc một thời gian sau đó di chuyển về Trung Quốc. Khi di chuyển đến Trung Quốc, họ sinh một người con vào năm 1993. Sau đó họ di chuyển đến Hồng Kông và sinh thêm một đứa con vào năm 1997.
Sau đó, cuộc sống gia đình gặp nhiều rắc rối nên họ đã ly thân vào tháng 6 năm 1999. Sau khi ly thân, người mẹ bèn mang 2 đứa con đến sinh sống tại Úc, còn người cha thì trở về Anh Quốc. Trước khi người mẹ mang 2 đứa con đến sinh sống tại Úc, người cha vẫn thường xuyên thăm viếng chúng. Nhưng từ khi người mẹ cùng 2 con đến Úc vào năm 1995, thì người cha không thể thăm viếng được.
Người mẹ bèn nộp đơn lên “Tòa Sơ Thẩm Liên Bang” (Federal Magistrate Court) và xin phép được đưa 2 đứa con về sống tại Trung Quốc một vài năm với lý do là “để cho chúng học thêm tiếng Tàu và gần gũi với bà con” (to improve their Chinese language and spend time with relatives).
Người cha phản bác lại đơn xin này vì cho rằng Trung Quốc không phải là nước ký kết vào “Công Ước Hague” (the Hague Convention).
Vị thẩm phán tọa xử đã dựa vào chứng cớ do người cha trưng dẫn và quyết định rằng hệ thống luật pháp của Trung Quốc không đảm bảo được quyền của người cha về việc thăm viếng các đứa trẻ. Vì thế, Tòa đã bác đơn xin.


Người mẹ bèn kháng án và yêu cầu tòa đưa ra “án lệnh chung thẩm” (final orders) cho phép bà được đưa các con đến Trung Quốc.
Người cha đã phản đối đơn xin của người mẹ bằng cách đưa ra lập luận rằng ông ta không cố ý kiểm soát quyền hạn của người mẹ về việc bà ta chọn nơi sinh sống, nhưng vì không có gì đảm bảo cho quyền viếng thăm con cái của ông ta; và rằng phúc lợi của các đứa bé đòi hỏi chúng phải được sống trong một quốc gia nơi mà luật pháp phải quy định và đảm bảo được quyền thăm con của ông.
Người cha cho rằng không có gì khó khăn trong việc người mẹ chọn lựa một quốc gia để sinh sống mà trong đó quyền lợi của các đứa bé được thừa nhận, đồng thời nhu cầu về việc thăm viếng các đứa bé có thể thực hiện được. Việc cho phép người mẹ đưa các đứa bé đến Trung Quốc sinh sống sẽ ngăn cản việc thăm viếng của người cha.
Khó có thể đòi hỏi chính quyền Trung Quốc thi hành quyền hạn được thăm con, nếu người mẹ vi phạm án lệnh của tòa. Đặc biệt là khi người cha mang hộ chiếu Anh Quốc.
Người mẹ cho rằng người cha không có lý do chính đáng để cho rằng ông ta sẽ không thể thăm viếng các con khi chúng sinh sống tại Trung Quốc.
Để có thể khiếu nại về việc không thể thăm các con khi chúng sinh sống tại Trung Quốc, người cha phải chứng minh được rằng: (1) “ông ta sẽ không được phép du hành đến Trung Quốc” (he would not be entitled to travel to China);
(2) “Người vợ sẽ không muốn đưa các con từ Trung Quốc đến cho ông ta thăm viếng” (the wife would not be willing to send the children from China for contact);
(3) “Ông ta không có năng lực để thăm viếng các con của ông theo luật lệ của Trung Quốc” (he would have no ability under the Chinese law to have contact with his children).
Tòa cho rằng nội dung luật lệ của ngoại quốc là một vấn đề thực tế, và cần phải được chứng minh bằng chứng cớ. Trong trường hợp thông thường thì các chứng cớ đó đòi sự trưng dẫn của những người chuyên ngành.
Để hỗ trợ cho lập luận của mình, người mẹ đã trưng dẫn trước tòa bằng chứng của một vị giáo sư về luật học tại “Trường Luật Quốc Tế thuộc Đại Học Luật và Khoa Học Chính Trị Trung Quốc, tại Bắc Kinh” (the School of International Law at the China University of Political Science and Law, in Beijing).
Bản tường trình của vị giáo sư này liên hệ đến việc thăm nom con cái. Mặc dầu tòa không chấp nhận bản tường tình này như là bằng chứng, tuy nhiên, tòa đã cho rằng bản tường trình đã đề cập đến các vấn đề liên hệ đến vụ tranh tụng trước tòa.
Tòa cho rằng: “Nếu không có bằng chứng để chứng minh, thì Tòa phải xem luật pháp của Trung Quốc tương đương với luật pháp của nước Úc, và trách nhiệm của người cha trong trường hợp này là phải trưng dẫn bằng chứng để chứng minh rằng luật lệ của Trung Quốc hoàn toàn khác biệt với luật lệ của nước Úc.”
Cuối cùng Tòa đã chấp nhận đơn kháng án của người mẹ và cho phép bà được đưa các con đến Trung Quốc.
Dựa vào phán quyết vừa trưng dẫn ông có thể thấy được rằng để phản đối việc vợ ông xin tòa đưa các con về Việt Nam sinh sống một thời gian, thì ông cần phải mướn các chuyên gia chuyên nghiên cứu về luật lệ của Việt Nam trong lãnh vực này, để họ lập bản tường trình cho tòa hiểu được rằng luật lệ của Việt Nam hoàn toàn không quy định và không đưa ra những biện pháp chế tài thích đáng để bảo vệ quyền hạn của người cha, trong trường hợp người mẹ không chịu chấp hành án lệnh được đưa ra bởi tòa án gia đình tại Úc.
Bản tường trình này là một trong những yếu tố then chốt có thể giúp ông ngăn chận được quyết định của Tòa trong việc chấp nhận đơn xin của vợ ông.
Nếu ông còn thắc mắc xin vui lòng điện thoại cho chúng tôi để được giải đáp thêm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.